Sử dụng trong kiểm tra – đánh giá

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 10 trung học phổ thông (Trang 115 - 117)

Việc ra đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và đề thi không phải quá lệ thuộc vào SGK, nhưng phải đảm bảo bám sát CKTKN trong CTGDPT. Các bài tập sử dụng trong kiểm tra đánh giá phải thỏa mãn các yêu cầu:

- Đảm bảo đo được mức độ thực hiện mục tiêu dạy – học đã đề ra.

- Các bài tập không những để củng cố, nâng cao kiến thức, mà còn có tác dụng đánh giá được chất lượng lĩnh hội cả kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS theo mục tiêu dạy học đã đề ra.

- Phải có tác dụng kiểm tra mức độ vận dụng sáng tạo tri thức thu được của HS vào thực tiễn.

- Các câu hỏi phải có tác dụng phân loại được trình độ HS, cung cấp thông tin ngược để điều chỉnh toàn bộ quá trình dạy – học. Việc phân loại HS không chỉ căn cứ vào số câu trả lời đúng mà còn phải căn cứ vào số câu trả lời đúng trong một đơn vị thời gian nhất định và mức độ vận dụng sáng tạo kiến thức đã học.

Để xây dựng được 1 đề kiểm tra chất lượng tốt, trước hết phải lập bảng ma trận 2 chiều giữa nội dung kiến thức – mức độ nhận thức. Ma trận đề kiểm tra phải thể hiện rõ tổng số câu hỏi, hình thức bài tập, sự khác biệt trọng số giữa các mức độ nhận thức, các mục tiêu, các nội dung cần kiểm tra, phải coi trọng đúng mức hệ thống câu hỏi có yêu cầu cao về năng lực nhận thức, đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát và vận dụng.

Dựa vào ma trận đề kiểm tra đã xây dựng GV biên soạn, lựa chọn các bài tập phù hợp, mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày những nội dung nghiên cứu sau đây: 1. Đề xuất 5 nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập theo CKTKN phần hóa vô cơ lớp 10 THPT.

2. Xác định qui trình 6 bước thiết kế hệ thống BTHH theo CKTKN.

3. Căn cứ vào các nguyên tắc và thực hiện theo từng bước của qui trình, chúng tôi đã thiết kế hệ thống BTHH vô cơ lớp 10 theo CKTKN cho từng bài học cụ thể trong chương trình SGK bao gồm cả 2 hình thức trắc nghiệm tự luận và TNKQ. Tổng cộng có 399 bài tập, trong đó có 112 câu TNTL và 287 câu TNKQ.

4. Định hướng sử dụng hệ thống BTHH theo CKTKN phần hóa vô cơ lớp 10 trong dạy học và kiểm tra, đánh giá bao gồm:

- Sử dụng trong dạy học bài truyền thụ kiến thức mới về chất cụ thể: + Khi dạy học phần “Cấu tạo nguyên tử, phân tử”.

+ Khi dạy học phần “Tính chất hóa học”. + Khi dạy học phần “Điều chế, ứng dụng”. + Khi củng cố bài học.

- Sử dụng trong bài hoàn thiện kiến thức, kĩ năng: + Giúp HS nắm chắc kiến thức cơ bản.

+ Giúp HS rèn luyện một số kĩ năng cơ bản. + Củng cố kĩ năng thực hành.

+ Mở rộng, hoàn thiện kiến thức cho HS.

+ Rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Sử dụng trong kiểm tra – đánh giá.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

- Xác nhận tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập theo CKTKN.

- Định hướng sử dụng hệ thống bài tập theo CKTKN trong dạy học và kiểm tra, đánh giá.

- Đánh giá chất lượng của hệ thống bài tập đã xây dựng.

- Xác nhận việc sử dụng hệ thống bài tập như một tài liệu hỗ trợ GV.

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 10 trung học phổ thông (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)