Sử dụng trong bài hoàn thiện kiến thức, kĩ năng

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 10 trung học phổ thông (Trang 110 - 115)

Mục đích của hoạt động giải BTHH, không phải chỉ làm ra đáp số đúng mà còn là phương tiện hiệu quả để rèn luyện tư duy hóa học cho HS. Vì thế, BTHH phải phong phú và đa dạng, để giải BTHH cần phải vận dụng nhiều kiến thức cơ bản, sử dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá… Qua đó HS thường xuyên được rèn luyện ý thức tự giác học tập, nâng cao khả năng hiểu biết của bản thân.

Kiểu bài hoàn thiện kiến thức, kĩ năng có tác dụng rất tốt trong việc giúp HS hệ thống hoá kiến thức đã học, cho các em cơ hội được rèn luyện những kĩ năng cơ bản, đưa những kiến thức mới chiếm lĩnh được vào hệ thống tri thức và kĩ năng vốn có. Thực tế cho thấy khi giảng dạy bài hoàn thiện kiến thức, kĩ năng cần phải sử dụng kết hợp nhiều kiểu bài (cả bài tập định tính và bài tập định lượng) với các mức độ nhận thức chủ yếu là hiểu và vận dụng. Những bài tập đó không những chỉ tái hiện kiến thức mà còn phải giúp HS biết phân tích, tổng hợp, phối hợp các kiến thức một cách nhuần nhuyễn; biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao GV cần lưu ý thứ tự sắp xếp theo kiểu bài, theo mức độ nhận thức và trình độ của HS khi sử dụng các bài tập trong 1 tiết dạy và

trong 1 chương. GV nên chuẩn bị một số bài tập cho HS làm trước ở nhà với các yêu cầu tăng dần về số lượng, mức độ và đa dạng về nội dung. GV có thể định hướng các bài tập theo một số hướng sau:

2.5.2.1. Giúp HS nắm chắc kiến thức cơ bản

Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu ý kiến GV, chúng tôi nhận thấy dạng bài tập viết PTHH, hoàn thành sơ đồ, dự đoán và giải thích hiện tượng phản ứng có tác dụng rất tốt trong việc củng cố các kiến thức về tính chất hóa học, điều chế, rèn luyện kĩ năng viết PTHH, tư duy logic cho HS.

Ví dụ 1: Tại sao điều chế hidrosunfua từ sunfua kim loại thì ta thường dùng axit HCl mà không dùng H2SO4 đậm đặc?

Phân tích: Bài tập này sẽ khắc sâu về tính chất hóa học của H2S:

- H2S có tính axit yếu nên bị các axit mạnh đẩy ra khỏi muối sunfua kim loại

phương pháp điều chế H2S trong phòng thí nghiệm.

- H2S có tính khử nên sẽ tác dụng với chất có tính oxh mạnh không dùng các axit có tính oxh mạnh (H2SO4 đặc) khi điều chế H2S.

Ví dụ 2: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với clo là:

A. Na, Cu, H2. B. dd NaOH, dd NaBr, dd NaI. C. Fe, Cu, O2. D. Cả A, B đều đúng.

Phân tích: bài tập này củng cố cho HS tính chất hóa học của clo:

- Là một phi kim có tính oxi hóa mạnh nên tác dụng được với kim loại và H2. - Tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom và iot nên clo tác dụng được với dd muối bromua và dd muối iotua.

- Sục clo vào nước tạo thành dd có tính axit nên tác dụng được với dd bazơ.

2.5.2.2. Giúp HS rèn luyện một số kĩ năng cơ bản

Để rèn luyện kĩ năng dự đoán, quan sát, mô tả hiện tượng, vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn, nâng cao ý thức bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường có thể sử dụng các bài tập nhận biết, phân biệt, tách, tinh chế các chất, các bài toán hóa học cơ bản.

Ví dụ: Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên, cần phải

thường xuyên kiểm tra

nồng độ clo dư trong nước vì lượng clo dư này quá cao sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra clo dư là lấy mẫu nước cho tác dụng với kali iotua và hồ tinh bột. Dựa trên kiến thức đã học, hãy cho biết hiện tượng gì xảy ra nếu lượng clo dư trong nước quá cao. Viết PTHH giải thích (nếu có).

Phân tích: Từ các kiến thức đã học, HS viết PTHH: Cl2 + 2KI I2 + 2KCl

Lượng I2 bị đẩy ra gặp hồ tinh bột sẽ thấy hiện tượng xuất hiện màu xanh

để kiểm tra lượng clo dư người ta lấy mẫu nước cho tác dụng với dd KI đã có sẵn một ít hồ tinh bột rồi quan sát sự thay đổi màu sắc.

2.5.2.3. Củng cố kĩ năng thực hành

Các bài tập dùng hình vẽ có tác dụng rất tốt trong việc củng cố kĩ năng thực hành thí nghiệm cho HS.

Ví dụ: Hình vẽ sau mô tả cách lắp dụng cụ điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

a) Tìm điểm lắp dụng cụ sai trong hình vẽ trên. Giải thích và nêu cách lắp dụng cụ đúng nhất.

b) Phương pháp thu khí ở trên dựa vào tính chất nào của oxi?

c) Khi kết thúc thí nghiệm, tại sao phải tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn?

KMnO4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích:

a)Miệng ống nghiệm đựng KMnO4 phải hơi chúc xuống để tránh hơi nước thoát ra ngưng tụ ở thành ống nghiệm chảy ngược xuống đáy ống nghiệm đang nung nóng có thể làm vỡ ống.

b)Vì khí oxi không tác dụng với nước và ít tan trong nước nên có thể thu khí oxi bằng phương pháp dời chỗ nước (đẩy nước).

c) Khi kết thúc thí nghiệm, nếu tắt đèn cồn trước thì khí O2 không sinh ra nữa làm cho áp suất trong ống nghiệm chứa KMnO4 giảm xuống. Sự chênh lệch áp suất làm cho nước trong chậu chảy ngược vào ống nghiệm. Khi đó sẽ không xác định được chính xác lượng khí O2. Mặc khác khi ống nghiệm đang nóng mà nước tràn vào đột ngột làm ống nghiệm dễ bị nứt vỡ, dẫn đến nguy hiểm.

Khi làm bài tập này HS được nhắc lại cách điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm.

2.5.2.4. Mở rộng, hoàn thiện kiến thức cho HS

Ví dụ 1: Cho bột Fe3O4 vào bình đựng dd HCl, sản phẩm thu được gồm: A. FeCl2, H2O. B. FeCl3, H2O.

C. FeCl2, FeCl3, H2O. D. Không phản ứng.

Phân tích: dd HCl chỉ thể hiện tính axit, thực hiện phản ứng trao đổi khi tác dụng với oxit kim loại tạo thành muối clorua và H2O số oxh của các ng.tử không thay đổi sản phẩm tạo thành gồm cả muối FeCl2 và FeCl3.

Ví dụ 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy tách SO2 ra khỏi hỗn hợp gồm: SO2, SO3, O2.

Phân tích: có thể tóm tắt cách làm như sau:

    2 3 2 O SO SO +Ba(OH)2→    ↓ ↓ ↑ 4 3 2 BaSO BaSO O  →+HCl ↓ ↑ 4 2 BaSO SO

Để làm bài tập này HS không những phải biết cách loại bỏ các tạp chất mà còn phải suy nghĩ tìm cách tái tạo lại chất ban đầu cần giữ lại.

Ví dụ 3: Viết các PTHH biểu diễn sự biến đổi số oxh của ng.tố lưu huỳnh theo sơ đồ sau: 2 S − 0 S 4 S + 6 S +

Phân tích: trước hết cần lựa chọn các chất cụ thể phù hợp với các trạng thái oxh của lưu huỳnh trong sơ đồ. Quá trình làm tăng số oxh của ng.tố lưu huỳnh cần lựa chọn cho tác dụng với chất có tính oxh. Ngược lại, quá trình làm giảm số oxh của ng.tố lưu huỳnh cần lựa chọn cho tác dụng với chất có tính khử.

Có thể minh họa bằng các PTHH sau:

(1) : 2H2S + O2 2S + 2H2O ; (2) : S + H2 H2S (3) : S + O2 SO2 ; (4) : SO2 + H2S 3S + H2O (5) : H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl (6) : 4Mg + 5H2SO4 đặc 4MgSO4 + H2S + 4H2O (7) : S + 3F2 SF6 ; (8) : 3Zn + 4H2SO4 đặc 3ZnSO4 + S + 4H2O (9) : Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O (10) : SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr

2.5.2.5. Rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Ví dụ: Dẫn khí SO2 vào dd nước vôi trong lấy dư thì nước vôi bị đục. Sau đó, thêm dd HCl vào thì nước vôi trong trở lại. Viết PTHH để giải thích hiện tượng trên. Nếu thay dd HCl bằng dd H2SO4 thì nước vôi có trong trở lại không? Vì sao?

Phân tích: Dựa vào các PTHH:

SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O CaSO3 + 2HCl CaCl2 + SO2 + H2O CaSO3 + H2SO4 CaSO4 + SO2 + H2O

- Nước vôi trong bị đục là do tạo thành kết tủa CaSO3.

- Sau đó, khi thêm dd HCl vào nước vôi trong trở lại là do H2SO3 có tính axit yếu hơn HCl nên bị dd HCl đẩy ra khỏi muối sunfit và tạo muối clorua tan.

(1) (2) (3) (4) (6) (5) (10) (9) (7) (8)

- H2SO4 cũng là axit mạnh hơn H2SO3 nên cũng tác dụng được với muối sunfit. Nhưng, muối CaSO4 tạo thành ít tan nên khi thay dd HCl bởi dd H2SO4 thì nước vôi sẽ không trong trở lại.

⇒ Mặc dù cùng bản chất là cho dd axit mạnh hơn tác dụng với CaSO3 để đẩy H2SO3 ra nhưng hiện tượng xảy ra không giống nhau.

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 10 trung học phổ thông (Trang 110 - 115)