0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá sự phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DÙNG ĐẤT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN (Trang 83 -83 )

mới thành công và bền vừng.

- Đội ngũ cán bộ huyện, xã và ấp trong quá trình chỉ đạo xây dựng nông thôn mới phải thấm nhuần chủ trương, đường lối và phải gương mẫu đi đầu trong tất cả mọi công việc. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xã cũng cần phải chủ động, linh hoạt đối với các nguồn vốn trong xây dựng các tiêu chí về nông thôn mới, không nên áp dụng rập khuôn, cứng nhắc đối với từng tiêu chí.

- Đa dạng hóa việc huy động ngồn lực để xây dựng nông thôn mới. Theo phương châm “ Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hổ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”. Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất có giám sát cộng đồng, đảm bào công khai, minh bạch. Việc huy động nguồn lực trong dân theo nhiều hình thức: như đóng góp trực tiếp bằng công sức, tiền của vào các công trình cộng đồng, cải tạo nâng cấp nơi ở, công trình vệ sinh.

- Cần có sự tập trung chi đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp từ Huyện, Xã đều phải xây dựng chương trình và quy chế làm việc, phải phân công mỗi cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm một loại việc và địa bàn cụ thể, tăng cường kiểm tra, sơ kết tổng kết thúc đẩy thực hiện chương trình. Ban Chỉ đạo phải thường xuyên kiêm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã giao đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể.

- Công tác kiểm tra giám sát phải thực hiện thường xuyên trên cơ sở quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp. Lựa chọn những tiêu chí để có lợi thế ở địa phương để tập trung lãnh đạo và vận động nhân dân thực hiện trước.

2.11. Đánh giá sự phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới nông thôn mới

Quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch nông thôn mới thiếu tính đồng bộ và đi ngược lại quy trình phê duyệt phương án quy hoạch vì phải dựa vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện để phê duyệt (quy hoạch sử dụng đất cấp dưới phải cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất cấp trên).

Vẫn còn nhiều chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch nông thôn mới sai lệch với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Quy hoạch nông thôn mới của huyện Đức Hòa do đơn vị tư vấn là Trung tâm Quy hoạch thuộc Sở Xây dựng lập nên trình độ năng lực còn hạn chế, chưa đảm bảo vấn đề khả thi trong quy hoạch sử dụng đất.

Nhiều chỉ tiêu sử dụng đất còn chênh nhau giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới như đất giao thông, đất ở, đất sản xuất kinh doanh… Các khu dân cư trung tâm của từng xã chưa thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất của huyện.

Nhìn chung, giữa quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch nông thôn mới ở huyện Đức Hòa nói riêng và các huyện khác trên địa bàn tỉnh Long An chưa đồng nhất với nhau. Nhiều chỉ tiêu sử dụng đất còn chênh lệch ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện quy hoạch hoặc khó có thể thực hiện.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI ĐẾN NĂM 2020 GẮN VỚI NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN 3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của huyện Đức Hòa đến năm 2020

Sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức Hòa, phải được đặt trong sự phát triển chung của toàn tỉnh Long An.

Mục tiêu của tỉnh Long An:

Từ nay đến năm 2020, tỉnh đặt mục tiêu tăng nhanh quy mô công nghiệp lên hàng đầu, Tập trung mọi nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển với các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phát triển giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội bức xúc nhất là giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và tạo các tiền đề cần thiết khác để đi vào giai đoạn phát triển cao hơn. Phát triển kinh tế đi đôi với xử lý, cải tạo và bảo vệ môi trường.

Giữ vững ổn đinh chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh, xây dựng biên giới láng giềng hữu nghị với nước bạn Cambodia.

Dự kiến đến năm 2015 đạt 45 triệu đồng và đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 100 triệu đồng/người (theo giá hiện hành).

Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Đức Hòa đến năm 2020 (Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội huyện đến năm 2020), mục tiêu phát triển của huyện như sau:

Phát triển kinh tế xã hội phải gắn với định hướng chung của tỉnh, gắn với nhiệm vụ an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.

Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, trong đó ưu tiên đầu tư cho phát triển đô thị trọng điểm.

Định hình và phát triển các khu kinh tế công nghiệp theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

Nâng cao chất lượng đào tạo lao động nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển hiện tại cũng như trong tương lai.

Không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đặc biệt là dân cư khu vực nông thôn, đảm bảo các tiêu chí về phát triển nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Thu hút đầu tư nhằm phát huy và khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của huyện. Ưu tiên thu hút các ngành có chất xám cao, cần ít đất và ít gây ô nhiễm môi trường.

3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phát triển nói chung và xây dựng nông thôn mới của huyện Đức Hòa giai đoạn 2014 – 2020 dựng nông thôn mới của huyện Đức Hòa giai đoạn 2014 – 2020

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đức Hòa nhiệm kỳ 2011 – 2015 về chỉ tiêu dân số và trên cơ sở dự báo dân số trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020. Theo đó: dân số huyện Đức Hòa đến năm 2015 là 225.967 người (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,80%), đến năm 2020 dân số tăng lên 281.128 người.

Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn:

- Chỉ tiêu đất dân dụng: 140m2/người, trong đó

+ Đất ở: 35,00m2/người

+ Đất công trình công cộng 5,00m2/người + Đất giao thông, quảng trường 25,00m2/người + Đất cây xanh, thể dục thể thao 9,00m2/người - Chỉ tiêu sử dụng đất trong khu ở: 70,00m2/người - Tầng cao xây dựng công trình: 1,5 – 3 tầng.

Phát triển các khu dân cư nông thôn kiểu thuần túy, bố trí dọc theo các lộ hoặc sông, kênh, rạch lớn trên địa bàn.

Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội:

- Năm 2015 có 80% trường mầm non, 80% trường tiểu học, 70% trường trung học đạt chuẩn quốc gia. Năm 2020 có 100% các cấp trường đạt chuẩn quốc gia.

- Đến năm 2020 hệ thống y tế công trên địa bàn huyện sẽ có 02 bệnh viện đa khoa, 01 trung tâm y tế, 03 phòng khám đa khoa khu vực, 100% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

- 100% cơ sở công nghiệp trên địa bàn có hệ thống tách và xử lý nước thải và cơ bản hoàn thành hệ thống tách tràn nước thải tại khu vực đô thị, giải quyết thu gom khoảng 95% rác thải.

- Căn cứ kết quả kiểm kê đất đai qua các năm 2000, 2005, 2010, kết quả thống kê đất đai năm 2014 cho thấy:

+ Diện tích đất nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2014 giảm 7.407,50ha, trong đó giai đoạn năm 2000 – 2005 giảm 2.724,14ha và giảm mạnh trong giai đoạn năm 2005 – 2010 (4091,07ha), trong giai đoạn năm 2010 – 2014 chỉ giảm 592,29ha. Với xu thế này cùng với định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện thì đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm 6.051ha còn lại 23.900ha do chuyển sang đất công cộng, đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là chủ yếu.

+ Diện tích đất phi nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2014 tăng 8.104,97ha, trong đó giai đoạn năm 2000 – 2005 tăng 3.222,4ha và tăng mạnh trong giai đoạn năm 2005 – 2010 (4290,29ha), trong giai đoạn năm 2010 – 2014 chỉ tăng 592,28ha.

3.3. Đề xuất định hƣớng sử dụng đất gắn với chƣơng trình nông thôn mới đến năm 2020 huyện Đức Hòa

Đất đai thuộc loại tài nguyên có nguồn cung cố định, vì vậy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đóng một vai trò quan trọng để thiết lập một hệ thống sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý là công cụ để quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả, cho phép sử dụng nguồn tài nguyên đất và nguồn vốn đất đai nhằm mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế và công bằng xã hội.

Sử dụng quỹ đất là một quá trình nhằm tạo hiệu quả phát triển bền vững nên kinh tế - xã hội. Một phần quỹ đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng như vấn đề nhà ở, phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các công trình công cộng như giao thông, thủy lợi, y tế, văn hóa, giáo dục...

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cần dự báo những yếu tố mang tính mục tiêu lâu dài cần đạt được trong toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đưa ra những chính sách đất đai phù hợp.

3.3.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng, tăng nhanh giá trị sản xuất; nông nghiệp, nông thôn phát triển với trình độ cao và bền vững.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành trồng trọt, trên cơ sở củng cố phát triển nông sản có giá trị kinh tế cao, đảm bảo thực hiện tốt chiến lược an toàn lương thực quốc gia, thỏa mãn nhu cầu nông phẩm cho xã hội. Nâng cao hệ số sử dụng đất, bố trí hợp lý cơ cấu đất nông nghiệp, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (lúa đặc sản, cây ăn quả, cá...) gắn với thị trường và hiệu quả kinh tế cao phù hợp với hệ sinh thái của từng khu vực, đặc biệt là đảm bảo sự phát triển bền vững, về cơ bản, ổn định diện tích đất trồng lúa, tăng nhanh diện tích đất gieo trồng, hạn chế lấy đất canh tác (đặc biệt là đất trồng lúa 2 - 3 vụ có năng suất cao) chuyển sang các mục đích khác. Mở rộng diện tích trồng cây ăn trái, rau màu... ứng dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học, từng bước thực hiện một nền nông nghiệp sạch.

Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 còn lại 23.900ha, chiếm 55,87% diện tích tự nhiên, giảm khoảng 6.050ha do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp.

Trong đó:

+ Đất trồng lúa nước (gồm đất trồng lúa 1 vụ trở lên) còn khoảng 17.562ha, chiếm 41,27% diện tích đất tự nhiên, giảm 4.129ha, chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp.

+ Đất trồng cây hàng năm còn diện tích 3.596ha, chiếm 8,41% diện tích tự nhiên và giảm 1.576ha so với hiện trạng.

+ Đất trồng cây lâu năm đạt diện tích 1.839ha, chiếm 4,30% diện tích tự nhiên và giảm 472ha so với hiện trạng.

+ Đất lâm nghiệp: Đức Hòa có diện tích đất lâm nghiệp không lớn nhưng đóng vai trò khá quan trọng trong hệ sinh thái rừng tràm của tỉnh. Vì vậy, để đảm

bảo chỉ tiêu về phát triển bền vũng của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng cần phải duy trì và giữ gìn diện tích đất rừng hiện có đồng thời tăng cường thêm điện tích cây xanh tại các khu vực ven sông nhằm chóng xói mòn và sạt lở.

Diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 duy trì diện tích 286ha, chiếm 0,67% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là diện tích đất rừng sản xuất nằm rải rác tại các xã trên địa bàn huyện.

+ Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt: cần mở rộng diện tích đất nuôi trồng thủy sản với các giống cá cho năng suất cao, đảm bảo cung cấp cho người dân trên địa bàn huyện, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập cho người dân. Diện tích định hướng quy hoạch đến năm 2020 khoảng 546ha, chiếm 1,28% diện tích đất tự nhiên, tăng 147ha so với hiện trạng.

3.3.2. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của huyện, phương án quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Long An đến năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015, định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện Đức Hòa đến năm 2020 đạt diện tích 18.854ha, chiếm 44,08% diện tích đất tự nhiên và dự kiến tăng thêm 6.030ha so với hiện trạng. Cụ thể quy hoạch định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 như sau:

Đất ở:

Yêu cầu dành quỹ đất để làm nhà ở của nhân dân giai đoạn 2011 - 2020 và những năm tiếp theo là rất lớn. Ngoài việc tăng diện tích đất ở đô thị trong 3 thị trấn là Đức Hòa, Hiệp Hòa và Hậu Nghĩa, cần đẩy mạnh xây dựng các cụm dân cư ở các trung tâm xã, đặc biệt là các khu tái định cư và khu nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân trong vùng.

Dự báo dân số đến năm 2020, toàn huyện có 281.100 người trong đó tính toán tăng tự nhiên chỉ có 235.600 người và tăng cơ học đến 45.500 người và có khoảng 40.000 người vãng lai đến làm việc trên địa bàn huyện. Dự báo này dựa trên các luận cứ như sau:

+ Dân số bình quân hiện trạng qua các năm 2005 đến 2013. + Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử của dân số.

+ Sự bố trí các khu công nghiệp trên địa bàn (theo xã, thị trấn).

Về cơ bản diện tích đất hiện trạng đã vượt chỉ tiêu định mức bình quân theo quy định (định mức đất ở nông thôn là 74 - 97m2/người và đất ở đô thị là 30 - 35m2/người thuộc đô thị loại IV).

Định hướng đến năm 2020, tổng diện tích đất ở đạt khoảng 4.342ha, chiếm 10,15% diện tích đất tự nhiên và tăng thêm 704ha so với diện tích hiện trạng. Phần tăng diện tích này được xem xét và tính toán từ nhu cầu và mức độ phát triển kinh tế xã hội (trong đó có phát triển đô thị và công nghiệp). Trong đó, cụ thể các loại đất như sau:

Đất ở nông thôn đến năm 2020 đạt 3.661ha, tăng thêm 449ha so với hiện trạng, đạt chi tiêu bình quân khoảng 150 - 160 m2/người, trong đó bao gồm diện tích tăng thêm do mở rộng các khu dân cư hiện hữu, bố trí một số khu dân cư mới (theo quy hoạch) và xây dựng các khu dân cư cho người lao động trong các khu, cụm công nghiệp.

Đất ở đô thị đến năm 2020 đạt diện tích 681ha, tăng thêm 255ha. Dự kiến nâng cấp các thị trấn hiện có và hình thành mới 1 thị trấn. Diện tích đất ở đô thị tính theo bình quân đầu người đạt khoảng 203m2/người.

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:

Đến năm 2020 nâng cấp các trụ sở hiện có và bố trí thêm một số trụ sở mới trong khu dân cư, khu đô thị và khu công nghiệp. Diện tích mỗi trụ sở cơ quan cấp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DÙNG ĐẤT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN (Trang 83 -83 )

×