Tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng dùng đất trong mối quan hệ với quy hoạch nông thôn mới phục vụ quản lý đất đai huyện đức hòa, tỉnh long an (Trang 73 - 74)

Quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nông hóa của đất và khí hậu... Ngoài ra hiệu quả đem lại từ sản xuất của việc bố trí hợp lý cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mùa vụ... tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất nhằm tạo sản phẩm hàng hóa và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khác như khả năng tưới tiêu, địa hình, vốn đầu tư, lao động cũng như các yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của huyện, có thể hình thành 4 vùng sản xuất cơ bản như sau:

Vùng 1: Có đặc điểm không bị ngập nước, đất không có hạn chế, tưới tiêu chủ động, địa hình cao hoặc vàn gồm phần lớn diện tích các xã Lộc Giang, An Ninh

Đông, An Ninh Tây, Hiệp Hòa, Tân Mỹ với tổng diện tích khoảng 7.000 ha. Vùng này thích họp với nhiều loại cây trồng, rất thích hợp với các loại cây màu như đậu phộng, thuốc lá, mía, rau... khả năng tăng vụ lớn. Vùng này nếu trồng lúa có thể luân canh với một số loại cây trồng cạn khác.

Vùng 2: Có đặc điểm không bị ngập nước trong năm, đất có hạn chế, chủ động tưới tiêu, địa hình vàn thấp gồm hầu hết khu vực phía Nam kênh cầu An Hạ, với diện tích khoảng 2.000ha. Vùng này thích hợp cho trồng lúa, mía, tuy nhiên khả năng tăng vụ và hiệu quả kinh tế không cao.

Vùng 3: Có đặc điểm không bị ngập nước trong năm, đất không có hạn chế, trong thời gian tới sẽ chủ động được nước tưới. Vùng này nằm giữa đường tỉnh 822 và kênh cầu An Hạ, gồm toàn bộ phần đất không bị ngập úng các xã Tân Phú, Tân Mỹ, thị trấn Hậu Nghĩa, Đức Lập Thượng, Đức Lập Hạ, Hoà Khánh Tây, Hòa Khánh Đông, Hòa Khánh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa Thượng, Đức Hòa Hạ, Hựu Thạnh. Tổng diện tích vùng này khoảng 22.000ha. Vùng này thích hợp cho trồng cây đậu phộng.

Vùng 4: Có đặc điểm là ngập nước trong năm, đất có nhiều hạn chế, địa hình thấp trũng. Muốn phát triển vùng này trước hết phải có biện pháp ngăn lũ ở khu vực sông Vàm Cỏ Đông, chống ngập úng ở khu vực ven kênh Thầy Cai và các điểm ngập úng cục bộ. Đất ở vùng này phải được lên liếp, rửa phèn, hệ thống tưới tiêu riêng biệt, đảm bảo đủ ngọt để tháu chua khi cần. Diện tích vùng này khoảng 12.000ha, cây trồng chính là lúa và mía, khả năng tăng vụ thấp.

Tóm lại, tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp của huyện là rất lớn, nhưng không đa dạng. Với những tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp như vậy, huyện cần năng động sáng tạo trong quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng dùng đất trong mối quan hệ với quy hoạch nông thôn mới phục vụ quản lý đất đai huyện đức hòa, tỉnh long an (Trang 73 - 74)