Mối quan hệ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch nông thôn mới

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng dùng đất trong mối quan hệ với quy hoạch nông thôn mới phục vụ quản lý đất đai huyện đức hòa, tỉnh long an (Trang 32)

mới

Theo quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là tiêu chí đứng đầu trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho thấy thấy tầm quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Công tác xây dựng quy hoạch nông thôn mới là sự tổng hoà của quy hoạch sử dụng đất – quy hoạch sản xuất – quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ 3 quy hoạch trên vừa là nền móng vừa là đòn bẩy để cùng phát triển. Song có thể thấy, quy hoạch sử dụng đất chính là xuất phát và nền móng của các quy hoạch khác, là nguồn gốc để công tác xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao nhất.

Mục đích của xây dựng nông thôn mới là xây dựng khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Như vậy, có

thể thấy rằng chính từ việc phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp các yếu tố cùng dự báo những tiềm năng trên địa bàn mỗi địa phương mà ta có hướng quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng sao cho phù hợp nhất tương ứng với tính thực tế, từ đó có những hướng phát triển sản xuất, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ thuận lợi nhất để phát triển kinh tế, dân trí của người dân cao hơn.

Mặt khác, để thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất thì chính quy hoạch sản xuất là yếu tố tác động không nhỏ, quy hoạch sản xuất được thực hiện tốt – thuận theo sự phát triển thì việc sử dụng đất cũng được thực hiện tốt sẽ là nền hỗ trợ cho sự phát triển và quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất diễn ra theo đúng với định hướng ban đầu.

1.5. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

1.5.1. Các quan điểm nghiên cứu

Quan điểm lịch sử:

Đối với một đơn vị đất đai, hướng sử dụng và khai thác tiềm năng trong đơn vị đất đai đó được quy định bởi một quá trình sản xuất lâu dài của con người. Sự thay đổi hướng sử dụng phụ thuộc vào sự phát triển của nhận thức, sự thay đổi thể chế chính trị, thay đổi quan hệ và phương thức sản xuất...

Sự hình thành sử dụng đơn vị đất đai là kết quả tác động tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên và con người theo thời gian và không gian. Việc nghiên cứu lịch sử phát triển sử dụng đất đai khu vực nghiên cứu tạo cơ sở vững chắc cho mục tiêu cuối cùng của quá trình nghiên cứu: đánh giá đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất.

Quan điểm hệ thống:

Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá đất đai cần đặt lãnh thổ nghiên cứu trong một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh cả về tự nhiên và xã hội. Các dạng tài nguyên thiên nhiên có trong khu vực đều có sự tương tác lẫn nhau để tạo thành một hệ thống đầy đủ về cấu trúc và chức năng. Giữa các thành phần và bộ phận cấu tạo nên hệ thống đều có những mối tương tác qua lại qua các dòng vật chất, năng lượng và thông tin. Khi một thành phần hay bộ phận nào đó bị tác động thì kéo theo sự thay đổi dây chuyền của các thành phần khác.

Quan điểm tổng hợp:

Theo quan điểm tổng hợp, phải nghiên cứu đất đai trong mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố khác trong lãnh thổ, đó là các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và các tác động của con người. Do đó, khi đánh giá đất đai thì phải nghiên cứu đầy đủ các mối liên hệ chứa đựng bên trong nó, những mối quan hệ qua lại giữa các thành phần tạo thành đơn vị đất đó. Thường trong tư liệu về cơ sở lý luận của khoa học địa lý, tính tổng hợp được xem xét dưới hai góc độ khác nhau:

- Tổng hợp với nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với quy luật phân hoá của chúng cũng như mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần của tổng thể địa lý.

- Tổng hợp là sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của tổng thể lãnh thổ tự nhiên, đồng thời phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý.

Quan điểm phát triển bền vững:

Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đã trở thành phổ biến và áp dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững được xác định ngay từ khi bắt đầu tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng việc khai thác tài nguyên và phát triển sản xuất đó đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của hiện tại mà vẫn đảm bảo cho thế hệ tương lai. Do đó, trong đề xuất định hướng sử dụng đất cần phải cân nhắc tính toán, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện các đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên trên quan điểm lịch sử, hệ thống, tổng hợp với các mục đích phát triển kinh tế - xã hội gắn liền bảo vệ môi trường.

1.5.2.Phươngpháp nghiên cứu

Để thực hiện, đề tài đã kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Những phương pháp chính được sử dụng để thực hiện đề tài là:

- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: thu thập và xử lý tài liệu, số liệu thống kê, nhằm đối chiếu, thu thập thông tin, kiểm tra kết quả nghiên cứu, khẳng

định các nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến thực trạng, biến động sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất.

- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn: tiếp cận với người dân và lãnh đạo các cấp và các sở, phòng ban có liên quan ở ủy ban nhân dân huyện, phòng tài nguyên và môi trường, phòng kinh tế hạ tầng, phòng nông nghiệp huyện Đức Hòa để thu thập các thông tin cần thiết nhằm cung cấp các thông tin nhanh về quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất, các định hướng phát triển kinh tế xã hội, hiểu được đặc điểm khu vực huyện Đức Hòa.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Xử lý các số liệu thu thập được. Tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả sử dụng đất.

- Phương pháp bản đồ: xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ định hướng sử dụng đất đến năm 2020 trên cơ sở chồng xếp các bản đồ hiện trạng để đưa ra xu thế biến động sử dụng đất và khoanh định các vùng đất định hướng sử dụng phù hợp đến năm 2020

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý đất đai nhằm đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất đai trên địa bàn huyện Đức Hòa.

Chƣơng 2

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT, CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN 2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sử dụng đất huyện Đức Hòa

2.1.1. Các yếu tố tự nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Vị trí địa lý: Ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất. Huyện Đức Hòa nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Long An, tọa độ địa lý 106º16’11” – 106º31’57” kinh độ Đông và 10º44’30” - 10º01’38” vĩ độ Bắc. Phía Bắc: giáp huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) và huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn (thành phố Hồ Chí Minh). Phía Nam: giáp huyện Bến Lức. Phía Đông: giáp huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh). Phía Tây: giáp huyện Đức Huệ. Có tổng diện tích tự nhiên là 427,75km2 (chiếm 9,5% diện tích của tỉnh Long An, đứng hàng thứ 6/14 huyện). Toàn huyện được chia thành 20 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, thị trấn Hậu Nghĩa là huyện lỵ. Huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp ranh với trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước – TP. Hồ Chí Minh, nằm gần các khu công nghiệp, các tuyến giao thông thủy bộ thuận tiện đi lại và vận chuyển hàng hóa. Vì vậy rất thuận lợi để phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, khai thác hết tiềm năng đất đai và giao lưu quốc tế.

2. Địa chất, địa hình, địa mạo:

Địa chất: Địa chất hình thành trên nền phù sa mới, tầng đất mặt trong khoảng 1 - 8m có đặc tính không thích ứng với việc xây dựng công trình lớn. Khu vực phù sa cổ có đặc điểm địa chất công trình khá tốt, thích hợp cho các công trình xây dựng.

Địa hình: Huyện Đức Hòa là vùng tương đối bằng phẳng, độ cao bình quân 1-2m, cao nhất là khu vực Lộc Giang, thấp nhất là kênh Xáng Lớn, độ cao dốc thoai thoải theo hướng Đông Bắc đến Tây Nam. Nằm trên bậc thềm phù sa, nơi chuyển tiếp từ vùng đồi thấp Đông Nam Bộ xuống đồng bằng Tây Nam Bộ, có xu hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và giữa huyện hai bên Đông Tây.

- Tiểu vùng I: Địa hình cao 4 - 6m, bao gồm xã Lộc Giang, An Ninh Đông, An Ninh Tây, Tân Mỹ, một phần Hiệp Hòa.

- Tiểu vùng II: Địa hình khá cao 3 - 4m, bao gồm xã Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Lập Hạ, Đức Lập Thượng, một phần Hiệp Hòa, Tân Phú.

- Tiểu vùng III: Địa hình trung bình 1,5 – 3,0m, bao gồm thi trấn Hậu Nghĩa, thị trấn Đức Hòa, xã Hòa Khánh Đông, một phần Hựu Thạnh, Đức Hòa Hạ, Hòa Khánh Tây, Hoà Khánh Nam.

- Tiểu vùng IV: Địa hình thấp dưới 1,5m, bao gồm khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông, kênh Thầy Cai – An Hạ thuộc các xã Tân Phú, Hòa Khánh Tây, Hòa Khánh Nam, một phần Hựu Thạnh, Đức Hòa Hạ, Tân Mỹ, Đức Lập Thượng, Đức Lập Hạ, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa Đông…

Do địa hình khá bằng phẳng, cân đối ổn định nên việc xây dựng công trình hạ tầng cơ sở ít gặp khó khăn hơn các huyện khác trong tỉnh.

Địa mạo: có 2 dạng chính

- Thềm phù sa cổ: Khu vực địa hình cao không ngập, chiếm phần lớn địa bàn huyện, chỉ có lớp trầm tích phù sa cổ, vật liệu đất chủ yếu là cát pha thịt.

- Đồng lũ: nằm tại khu vực trũng ven sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thầy Cai, An Hạ, địa hình từ bằng phẳng đến trũng thấp và ngập lũ hàng năm, lớp đất mặt đến độ sâu 5 – 50m là phù sa mới với vật liệu đất chủ yếu là sét có vật liệu sinh phèn; lớp dưới là phù sa cổ.

3. Khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng

Yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Sự khác nhau về nhiệt độ giữa các vùng ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng và thực vật. Cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng cũng tác động đến quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước tưới và giữ độ ẩm cho đất.

Huyện Đức Hòa chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, mưa nhiều, với lượng mưa trung bình hàng năm là 1.805mm, nhiệt độ trung bình là 27,70C. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sông Vàm Cỏ Đông và nhờ vào nguồn nước xả của hồ Dầu Tiếng. Nguồn chủ yếu để cung cấp nước sinh hoạt cho

nhân dân tại huyện là nước ngầm . Nhìn chung, khí hậu của huyện có những thuận lợi cơ bản so với nhiều địa phương khác , độ chiếu sáng , độ ẩm cao, thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, ít bị ảnh hưởng của thiên tai.

Thủy văn: Hệ thống sông suối, ao hồ có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất đai, nhất là tại khu vực miền núi. Chúng vừa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới vừa là nơi tiêu nước khi có úng ngập.

Sông Vàm Cỏ Đông là sông lớn nhất chạy dọc theo ranh giới giữa huyện Đức Hoà và Đức Huệ, Bến Lức, bắt nguồn từ Campuchia chảy qua các tỉnh Tây Ninh và Long An. Sông Vàm Cỏ Đông không chỉ là tuyến đường thuỷ của huyện Đức Hoà và tỉnh Long An mà còn là tuyến đường thuỷ vành đai của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thổ nhưỡng: Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến việc sử dụng đất phục vụ cho mục đích phát triển nông nghiệp bởi vì mỗi loại cây trồng thích hợp với các loại đất và chất lượng đất nhất định. Độ phì nhiêu của đất là yếu tố tác động mạnh đến sinh trưởng của cây trồng và năng suất, sản lượng.

Thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Đức Hòa chia thành ba nhóm chính:

+ Nhóm đất phèn (Sn): phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thái Mỹ, tổng diện tích là 1.179,5ha, chiếm 3,9%.

+ Nhóm đất xám (X): nằm ở vùng trung tâm huyện, dọc theo tỉnh lộ 10, diện tích khoảng 19.930,7ha, chiếm 65,4%.

+ Nhóm đất phù sa bồi (P/s): tổng diện tích là 9.376,8ha, chiếm 30,8%.

4. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên nước:

Nước mưa: Nguồn nước của huyện chủ yếu dựa vào nước mưa và nước sông Vàm Cỏ Đông cung cấp. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm, tập trung nhiều ở các tháng 8, 9, 10.

Nước mặt: Chủ yếu là nước mưa và nước sông Vàm Cỏ Đông, hệ thống kênh từ hồ Dầu Tiếng chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp. Lượng nước mưa tuy lớn nhưng phân bố không đều trong năm, mùa mưa tập trung, cường độ mưa lớn nên dư thừa nước gây chảy tràn bề mặt vùng đất cao gây rửa trôi, xói mòn đất; ở các vùng thấp kết hợp với lũ và đỉnh triều cao gây ngập úng. Mùa khô lượng mưa thấp, kết hợp nhiệt độ cao làm lượng nước bốc hơi bề mặt cao gây hạn hán và thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt.

Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện có cả ở độ sâu nhỏ hơn 100m và độ sâu trên 200m với chất lượng nước tương đối tốt đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Trữ lượng nước ngầm chưa được đánh giá chính xác. Nguồn nước tầng nông hiện đang giảm sút nhanh cung lượng do khai thác quá mức.

Tài nguyên khoáng sản:

Theo các tài liệu điều tra hiện có, trong lòng đất huyện Đức Hoà chưa phát hiện thấy các loại tài nguyên khoáng sản lớn. Trên địa bàn huyện đang khai thác than bùn và đất sét làm gạch ngói ở Lộc Giang với diện tích 40ha, có thể mở rộng 100 ha. Đất cho hoạt động kháng sản có 205,42ha.

Tài nguyên rừng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện Đức Hòa hiện có 286,41ha rừng trong đó chủ yếu là rừng sản xuất. Cây rừng chủ yếu là tràm và cây bạch đàn. Rừng trồng tập trung chủ yếu tại các vùng phía Đông huyện với mục tiêu cải tạo đất trũng, phèn là chính. Do ít được chăm sóc và bảo vệ nên rừng trồng ngày càng nghèo và cạn kiệt, trữ lượng gỗ không đáng kể. Diện tích rừng đang có khuynh hướng thu hẹp dần.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng dùng đất trong mối quan hệ với quy hoạch nông thôn mới phục vụ quản lý đất đai huyện đức hòa, tỉnh long an (Trang 32)