Bảng 2.9. Biến động sử dụng đất giai đoạn năm 2011 – 2014
Thứ tự CHỈ TIÊU Diện tích năm 2010 (ha) Diện tích năm 2014 So sánh năm 2014 với năm 2010 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN Mã 42.775,65 42775,65 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 29.951,25 29468,83 -482,42
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 29.263,50 28760,59 -502,91 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 26.952,69 26426,62 -526,07 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 21.780,67 21361,26 -419,41 1.1.1.2 Đất cỏ đùng vào chăn nuôi COC 46,54 45,46 -1,08 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm
khác HNK
5.125,48
5019,91 -105,57 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2.310,81 2333,97 23,16 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 286,41 286,32 -0,09
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 398,92 419,67 20,75 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 2,42 2,24 -0,18
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 12.824,40 13306,82 482,42
2.1 Đất ở OTC 3.637,63 3798,43 160,80
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 3.212,01 3357,49 145,48 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 425,62 440,94 15,32 2.2 Đất chuyên dùng CDG 8.279,72 8603,1 323,38 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp CTS
34,25
34,25 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 11,08 11,08 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi
NN
CSK 5.250,07 5284,36 34,29 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 2.984,32 3273,41 289,09 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 32,02 32,02
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 256,97 255,21 -1,76 2.5 Đất sông suối và mặt nước
CD
SMN 617 617
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,06 1,06
3 ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG CSD 0
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Đức Hòa) Đất nông nghiệp
Trong thời kỳ 2011 - 2014 diện tích đất nông nghiệp của huyện biến động tương đối ít. So với năm 2010 thì diện tích đất nông nghiệp giảm 482,42ha do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp.
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp của huyện giảm 502,91ha, trong đó: Đất trồng cây hàng năm giảm 526,07ha, cụ thể:
+ Đất trồng lúa giảm 419,41ha;
+ Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi giảm 1,08ha; + Đất trồng cây hàng năm khác giảm 105,57ha. + Đất trồng cây lâu năm tăng 23,16ha
Đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện giảm 0,09ha.
Đất nuôi trồng thủy sản
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện tăng 20,75ha.
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Năm 2014 diện tích đất phi nông nghiệp tăng thêm 482,42ha, tổng diện đất phi nông nghiệp hiện tại là 13.306,82ha, diện tích đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu lấy từ đất lúa, đất cây hàng năm khác và đất cây lâu năm.
Đất ở
Diện tích đất ở tăng thêm 160,80ha, trong đó: - Đất ở tại nông thôn tăng 145,48ha
- Đất ở tại đô thị tăng 15,32ha
Đất chuyên dùng
So với năm 2010, diện tích đất chuyên dùng của huyện tăng thêm 323,38ha, trong đó:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc phòng, an ninh không tăng, không giảm.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng thêm 34,29ha. - Đất có mục đích công cộng tăng 289,09ha.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa giảm 1,76ha.
Trong giai đoạn năm 2011 – 2014, diện tích các loại đất tăng giảm hoàn toàn phù hợp với quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện, đặc biệt là đất chuyên dùng tăng theo quy hoạch (giao thông, thủy lợi, đất ở, đất giáo dục, thể thao…). Việc chuyển đổi mục đích từ các loại đất khác sang đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng được sử dụng triệt để và đảm bảo đúng theo quy hoạch nông thôn mới. Cơ cấu cây trồng được quan tâm chuyển đổi, diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 23,16ha.
2.5. Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hƣởng tới biến động sử dụng đất
Thời kỳ 2000 – 2010:
- Căn cứ vào tình hình sử dụng đất và biến động các loại đất từ năm 2005 đến 2010 của huyện, cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực, biến động các loại đất qua các thời kỳ là phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng cụ thể như sau:
- Diện tích đất nông nghiệp giảm, do chuyển sang đất phi nông nghiệp (đất ở, đất khu công nghiệp, đất sản suất kinh doanh, đất giao thông…).
Diện tích đất trồng lúa giảm, do chuyển sang các loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (chủ yếu là đất khu công nghiệp, đất ở, đất mục đích công cộng…) và một phần chuyển sang các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp (đất bằng trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm…).
- Do nhu cầu phát triển của xã hội nên một số công trình công cộng như trường học, y tế, giao thông… và một số khu, cụm công nghiệp ngày càng được mở rộng. Do đó nhóm đất phi nông nghiệp tăng.
- Đất bằng chưa sử dụng trên địa bàn huyện không còn, do chuyển sang đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
Trong giai đoạn này, phát triển mạnh công nghiệp, kèm theo đó thương mại dịch vụ phát triển theo, dân nhập cư để lao động trong các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều khiến nhu cầu đất ở tăng cao nên hình thành các cụm dân cư, khu dân cư xung quanh các khu, cụm công nghiệp. Thời kỳ này đất nông nghiệp giảm mạnh (6815,21ha), đất phi nông nghiệp tăng mạnh (7512,69ha), nhiều nhất là đất sản xuất kinh doanh, đất ở.
Thời kỳ 2011 – 2014:
Tình hình công nghiệp hóa có phần chậm lại, một phần do suy thoái kinh tế, nhà đất đóng băng kèm theo các chế tài của địa phương để ngăn chặn các khu dân cư tự phát nên diện diện tích đất phi nông nghiệp tăng ít, chủ yếu là đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
2.6. Đánh giá tính hợp lý của sử dụng đất
Nhìn chung, toàn bộ quỹ đất của huyện đã được đưa vào sử dụng vào các mục đích phù hợp với sự phát triểnkinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (đất ở, đất khu công nghiệp, đất sản suất kinh doanh, đất có mục đích công cộng), đặc biệt trong 5 năm qua đất bằng chưa sử dụng trên địa bàn huyện đã được khai thác triệt để, điều này rất phù hợp với định hướng sử dụng đất cũng như chiến lược phát triển kinh tế của huyện. Tốc độ phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp, trên địa bàn huyện rất cao. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế xã hội của huyện trong 5 năm qua. Và phù hợp so với định hướng sử dụng đất trong quy hoạch
sử dụng đất cấp huyện.Tuy nhiên vẫn còn một số khu vực chưa bám sát quy hoạch sử dụng đất để thực hiện
Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 42.775,65ha, hiện nay diện tích đất tự nhiên đã được khai thác sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp đạt 100%, trong đó:
Đất nông nghiệp 29.901,25ha, chiếm 70,02% diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp 12.824,40ha, chiếm 29,81% diện tích tự nhiên.
Quỹ đất đang sử dụng của huyện đang được khai thác, sử dụng cơ bản đúng mục đích, hiệu quả sử dụng ngày càng tăng tuy chưa đầu tư khai thác về chiều sâu một cách triệt để.
Đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp có thể tăng hiệu quả sử dụng đất theo hướng đầu tư thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng đa dạng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và phù hợp với điều kiện phát triển của huyện.
Diện tích đất phi nông nghiệp hiệu quả sử dụng chưa cao, nhất là đất xây dựng các công trình công cộng; đất ở cần phải được bố trí, sắp xếp lại theo hướng tiết kiệm đất, tận dụng không gian xây dựng, một số công trình cần phải sử dụng kết hợp theo hướng đa mục đích.
Cơ cấu sử dụng đất hợp lý, tỷ lệ đất đai dành cho phát triển các lĩnh vực xã hội hoá đã đáp ứng được các nhu cầu phát triển, tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của huyện cho phát triển kinh tế - xã hội.
2.7. Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất, nguyên nhân và giải pháp khắc phục khắc phục
Trong khai thác và sử dụng đất phi nông nghiệp:
- Quỹ đất sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp hiện còn rất nhiều nhưng chưa sử dụng hết, cần có chính sách thu hút đầu tư để sử dụng quỹ đất một cách triệt để, tránh lãng phí quỹ đất sạch.
- Một số dự án được phê duyệt nhưng kéo dài thời gian triển khai, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện của người sử dụng đất, người dân không thể đầu tư, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nên xử lý mạnh những trường hợp không tiến hành thủ tục đầu tư theo quy định. Hoặc thu hồi dự án kêu gọi nhà đầu tư khác, hoặc điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo yêu cầu về thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Tình hình ô nhiễm do phát thải của các khu cụm công nghiệp ngày càng nghiêm trọng, cần quan trắc, đánh giá cụ thể để đưa ra phương án xử lý triệt để.
- Vấn đề đất ở: cần quy hoạch lại các khu dân cư tự phát, xây dựng các khu dân cư mới để đáp ứng được nhu cầu nhà ở của dân nhập cư làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.
Trong khai thác và sử dụng đất nông nghiệp:
- Quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm dần do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên cần có chính sách hổ trợ, khuyến khích sản xuất nông nghiệp…
- Sản xuất đất lúa kém hiệu quả, năng suất cây lúa trên địa bàn huyện là thấp so với năng suất trung bình chung của tỉnh (hiện tại từ 3 – 5 tấn/ha/vụ). cần có chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp, ở những vùng có năng suất quá thấp mà không thể cải tạo được thì ưu tiên chuyển sang đất phi nông nghiệp.
- Hạn chế sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học nhằm bảo vệ môi trường đất, nước.
2.8. Đánh giá tiềm năng đất đai trên địa bàn huyện Đức Hòa
2.8.1.Tiềm năng phát triển công nghiệp
Với vị trí thuận lợi, có nguồn nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt nên tiềm năng đất dành cho phát triển công nghiệp là rất lớn. Thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế của vùng, của tỉnh, căn cứ vào các chỉ tiêu sử dụng đất của huyện, có thể phân ra thành các khu vực như sau:
Khu vực dọc hành lang đường tỉnh 823: gồm phần lớn diện tích các xã Đức Lập Thượng, Đức Lập Hạ, thị trấn Hậu Nghĩa, Tân Phú, Hòa Khánh Tây, một phần diện tích các xã Tân Mỹ, Đức Hòa Thượng, Hòa Khánh Đông, Hòa Khánh Tây. Khu vực này có tiềm năng phát triển các khu công nghiệp tập trung với quy mô lớn tại các địa điểm giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh với các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm như: công nghiệp điện tử, công nghiệp dệt may, sản xuất hàng gia dụng, công nghiệp vận tải, công nghiệp hóa nhựa.
Khu vực hành lang đường tỉnh 824: gồm các xã Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa Thượng, Đức Hòa Đông. Khu vực này có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm.
Khu vực hành lang đường tỉnh 825: gồm phần lớn các xã Đức Hòa Đông, Đức Hòa Hạ, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Đông, Hựu Thạnh. Khu vực này có tiềm năng phát triển các khu công nghiệp lớn tập trung dọc đường tỉnh 825 tại các khu vực giáp ranh vói thành phố Hồ Chí Minh. Các ngành công nghiệp sẽ được ưu tiên đầu tư phát triển là công nghiệp nhẹ như dệt may, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp lắp ráp cơ khí, công nghiệp chế biến nông sản.
Tóm lại, đối với việc xây dựng và phát triển công nghiệp từ 3 khu vực hành lang các đường tỉnh 823, 824, 825 đều có điều kiện thuận lợi về vị trí, cơ sở hạ tầng và chính sách đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh và của huyện. Các khu công nghiệp nếu phát triển gần thành phố Hồ Chí Minh có thể sử dụng đất bưng trũng, đất nông nghiệp hiệu quả thấp, do đó có thể hình thành các khu công nghiệp tập trung, ít ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Khó khăn lớn của cho việc xây dựng cợ sở hạ tầng các công trình công nghiệp tại khu vực này là phải đầu tư lớn cho việc san lấp mặt bằng để tránh tình trạng ngập úng trong mùa mưa lũ. Ngoài ra, cần chú ý đến việc xử lý chất thải công nghiệp vì có thể ảnh hưởng tới hạ nguồn sông Vàm cỏ Đông.
2.8.2. Tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp
Quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nông hóa của đất và khí hậu... Ngoài ra hiệu quả đem lại từ sản xuất của việc bố trí hợp lý cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mùa vụ... tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất nhằm tạo sản phẩm hàng hóa và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khác như khả năng tưới tiêu, địa hình, vốn đầu tư, lao động cũng như các yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của huyện, có thể hình thành 4 vùng sản xuất cơ bản như sau:
Vùng 1: Có đặc điểm không bị ngập nước, đất không có hạn chế, tưới tiêu chủ động, địa hình cao hoặc vàn gồm phần lớn diện tích các xã Lộc Giang, An Ninh
Đông, An Ninh Tây, Hiệp Hòa, Tân Mỹ với tổng diện tích khoảng 7.000 ha. Vùng này thích họp với nhiều loại cây trồng, rất thích hợp với các loại cây màu như đậu phộng, thuốc lá, mía, rau... khả năng tăng vụ lớn. Vùng này nếu trồng lúa có thể luân canh với một số loại cây trồng cạn khác.
Vùng 2: Có đặc điểm không bị ngập nước trong năm, đất có hạn chế, chủ động tưới tiêu, địa hình vàn thấp gồm hầu hết khu vực phía Nam kênh cầu An Hạ, với diện tích khoảng 2.000ha. Vùng này thích hợp cho trồng lúa, mía, tuy nhiên khả năng tăng vụ và hiệu quả kinh tế không cao.
Vùng 3: Có đặc điểm không bị ngập nước trong năm, đất không có hạn chế, trong thời gian tới sẽ chủ động được nước tưới. Vùng này nằm giữa đường tỉnh 822 và kênh cầu An Hạ, gồm toàn bộ phần đất không bị ngập úng các xã Tân Phú, Tân Mỹ, thị trấn Hậu Nghĩa, Đức Lập Thượng, Đức Lập Hạ, Hoà Khánh Tây, Hòa Khánh Đông, Hòa Khánh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa Thượng, Đức Hòa Hạ, Hựu Thạnh. Tổng diện tích vùng này khoảng 22.000ha. Vùng này thích hợp cho trồng cây đậu phộng.
Vùng 4: Có đặc điểm là ngập nước trong năm, đất có nhiều hạn chế, địa hình thấp trũng. Muốn phát triển vùng này trước hết phải có biện pháp ngăn lũ ở khu vực sông Vàm Cỏ Đông, chống ngập úng ở khu vực ven kênh Thầy Cai và các điểm ngập úng cục bộ. Đất ở vùng này phải được lên liếp, rửa phèn, hệ thống tưới tiêu riêng biệt, đảm bảo đủ ngọt để tháu chua khi cần. Diện tích vùng này khoảng 12.000ha, cây trồng chính là lúa và mía, khả năng tăng vụ thấp.
Tóm lại, tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp của huyện là rất lớn, nhưng không đa dạng. Với những tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp như vậy, huyện cần năng động sáng tạo trong quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
2.8.3. Tiềm năng đất đai để phát triển dịch vụ
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sự phân công hợp tác diễn ra mạnh mẽ sẽ thúc đẩy dịch vụ phát triển, đồng thời đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên cũng đòi hỏi các ngành dịch vụ phát triển nhanh để đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, trong thời kỳ gian tới, huyện sẽ nhận được một khối lượng vốn đầu tư xây dựng
đáng kể cho xây dựng cơ bản do đó tiềm năng phát triển ngành dịch vụ của huyện là