Phân đoạn thị trường của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp marketing tại công ty cổ phần công nghệ phẩm đà nẵng (full) (Trang 59 - 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.3.2. Phân đoạn thị trường của Công ty

Các khu vực thị trường trọng điểm của Công ty.

Trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên của nền kinh tế, cuộc sống của đại đa số người dân đã được cải thiện một cách rõ rệt. Nhu cầu về những mặt hàng thực phẩm nói chung và về các sản phẩm sữa, bánh kẹo cũng như đồ uống nói riêng ngày một tăng cao. Như vậy là thị trường cho những mặt hàng này là rất rộng.

Là đầu mối, trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước; lại là nơi tập trung của hơn 1 triệu dân có thể nói Đà Nẵng là một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn với bất kì doanh nghiệp thương mại nào. Đây là một thị trường rộng, với sức tiêu thụ lớn. Việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên thị trường là rất khả quan. Có trụ sở, hệ thống cửa hàng cũng như hệ thống, cửa hàng, nhà kho chính tại Đà Nẵng, nên Công ty Cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng lựa chọn thị trường Đà Nẵng là thị trường chính của mình.

Đối tượng khách hàng của Công ty:

Đối tượng khách hàng của Công ty khá đa dạng. Có thể là cá nhân, tập thể, hay tổ chức - những người cần tiêu dùng mặt hàng mà công ty kinh doanh. Công ty Cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng chuyên cung cấp sản phẩm của mình cho đối tượng khách hàng là các khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện, các quán cà phê,…

Nhìn chung các khách hàng của Công ty hiện nay đều là những khách hàng có quan hệ vững chắc và lâu dài với công ty. Trong số khách hàng này có cả khách hàng trung gian và khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng. Nhưng dù là khách hàng trung gian hay người tiêu dùng cuối cùng thì những khách hàng này đến với Công ty qua các hình thức sau:

- Khách hàng quen biết qua các vụ buôn bán các mặt hàng của công ty. - Khách hàng được giới thiệu qua các đại lý.

- Khách hàng mà công ty tìm đến thông qua sự gặp gỡở các cuộc hội chợ. - Khách hàng tự tìm đến công ty qua quảng cáo.

Hiện nay Công ty đang phát huy mối quan hệ tốt đẹp và thường xuyên để giữ các khách hàng này mặt khác tích cực tìm kiếm thêm bạn hàng mới.

Phân tích thị trường

Trong kinh doanh, cạnh tranh là điều không tránh khỏi. Để cho việc kinh doanh mang lại hiệu quả cao thì việc hiểu và phân tích đúng sự cạnh tranh

trên thị trường rất quan trọng. Nó quyết định tới những chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Xác định cho mình thị trường chính là thành phố Đà Nẵng, cũng đồng nghĩa với việc Công ty Cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng đã xác định cho mình sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường này. Là một thị trường giàu tiềm năng nên cũng dễ hiểu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường Đà Nẵng, nhất là với thị trường đồ uống, bánh kẹo và sữa. Không chỉ có sự cạnh tranh trong nước mà còn có cả sự cạnh tranh của các mặt hàng nước ngoài.

- Đối thủ cạnh tranh chính của Cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng trên thị trường Đà Nẵng là kênh phân phối truyền thống chuyên cung cấp cho các đại lý, các shop cấp I và các nhà phân phối sữa, bánh kẹo khác có mặt trên thị trường như:

- Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng. - Công ty Cổ phần Thương mại Bình Vinh. - Công ty Bánh Kẹo Hải Châu

- Các siêu thị lớn: Metro, Big C, Lotteria...

Sự cạnh tranh trên thị trường của Công ty được thể hiện qua các mặt chủ yếu sau: - Cạnh tranh về sản phẩm. - Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. - Cạnh tranh về giá cả. - Cạnh tranh về dịch vụ hỗ trợ bán hàng. Thứ nhất là sự cạnh tranh về sản phẩm:

Mặt hàng kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng là khá đa dạng và phong phú. Chúng bao gồm các loại sữa, các loại bia và bánh kẹo. So với các công ty tương đương khác thì Công ty không thua kém, thậm chí còn có phần phong phú hơn về chủng loại hàng hoá. Tiêu chí của Công ty

là không tập trung kinh doanh vào một mặt hàng nào cả, mà phải đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh. Tuy nhiên, theo quy luật chung, Công ty không tránh khỏi sự cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế của các công ty khác. Là nhà phân phối độc quyền cho các sản phẩm sữa của Vinamilk nên các sản phẩm sữa của công ty gặp phải sự cạnh tranh của các sản phẩm sữa khác trên thị trường như các sản phẩm sữa của Dutch Lady, TH True Milk, Nestle.... Về mặt hàng sữa của Công ty Vinamilk, Công ty Cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng được quyền phân phối cho tất cả các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, các Trường học trên địa bàn Đà Nẵng… gọi chung là kênh tiêu thụ ăn ngay. Công ty có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh đó là không có đối thủ cạnh tranh trong kênh phân phối độc quyền. Nhưng các nhà phân phối cùng hãng Vinamilk lại có những chính sách ưu đãi khác như về giá cả, hỗ trợ về nhân lực, …

Thứ hai là sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm:

Do là nhà phân phối hàng hóa chứ không phải là sản xuất sản phẩm nên Công ty không trực tiếp quyết định được chất lượng của sản phẩm. Nhưng không vì thế mà Công ty không quan tâm tới việc này. Song song với việc đa dạng hoá các sản phẩm kinh doanh, Công ty cũng rất chú trọng tới vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm tới người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm mà Công ty nhập về. Do các nguồn hàng của Công ty là những nguồn hàng mà chất lượng sản phẩm của họ đều có uy tín lâu năm trên thị trường (Vinamilk, Bia Lague,…) cộng với công tác bảo quản được thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để, nên chất lượng sản phẩm mà Công ty kinh doanh đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm khác có mặt trên thị trường.

Thứ ba là sự cạnh tranh về giá cả:

tiêu thụ, là yếu tố góp phần đi đến quyết định mua của khách hàng đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng như của công ty kinh doanh. Việc đưa ra một chính sách giá cả hợp lý là một đòi hỏi cấp thiết với Công ty. Giá cả của Công ty phải làm sao bù đắp được chi phí và phù hợp với giá cả trên thị trường không được quá cao hay quá thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Với đặc điểm là một nhà phân phối nên giá cả của Công ty phụ thuộc vào giá mà các nhà cung cấp đưa ra. Hiện nay, giá cả của các mặt hàng mà Cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng kinh doanh không có sự chênh lệch nào đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh.

Thứ tư là sự cạnh tranh về dịch vụ hỗ trợ bán hàng:

Cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, Công ty còn đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng như giảm giá, tặng sản phẩm kèm theo. Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến này còn chưa thường xuyên và còn hạn chế về số lượng. Năm 2011, giảm giá hàng bán của Công ty mới chỉ là 4.745.478VND. Một hạn chế khác của Công ty so với các đối thủ là hạn chế trong việc quảng cáo trên các phương tiện đại chúng. Hàng năm số tiền bỏ cho công tác xúc tiến bán hàng còn thấp. Đây là những mặt còn tồn tại mà Công ty cần khắc phục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp marketing tại công ty cổ phần công nghệ phẩm đà nẵng (full) (Trang 59 - 63)