Nghệ thuật miêu tả các cuộc đấu

Một phần của tài liệu cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên (Trang 140 - 160)

5. Cấu trúc luận văn

3.3. Nghệ thuật miêu tả các cuộc đấu

Trên thế giới này đã có không biết bao nhiêu cuộc chiến đã nổ ra. Kết thúc mỗi cuộc chiến sẽ có người thắng kẻ thua nhưng những mất mát và đau thương là không thể tránh khỏi.

Cũng giống như những tiểu thuyết võ hiệp khác, trong Tru Tiên, tác giả cũng miêu tả hàng loạt các cuộc đấu ác liệt giữa người trong Chính đạo và Ma giáo, giữa người trong cùng môn phái, giữa người với các loại quái thú, dị vật, giữa thú với thú… Mỗi cuộc đấu đều được miêu tả với sắc thái và mức độ khác nhau, không trận nào giống trận nào và đều có sức lôi cuốn riêng.

Với ngòi bút miêu tả linh hoạt, tác giả có thể kéo căng không khí của cuộc chiến đến mức khiến người ta nghẹt thở với sự miêu tả hoành tráng, quyết liệt, sống động, chi tiết đến từng khoảnh khắc nhưng cũng có khi lại kéo không khí ấy chùng xuống với một giọng điệu thâm trầm và đầy xúc cảm. Đó là trận Ma giáo kéo nhau rầm rộ lên Thanh Vân sơn với hi vọng rửa mối nhục của một trăm năm trước, thế nhưng dưới uy lực kinh động thiên địa của cổ kiếm Tru Tiên, Ma giáo một lần nữa đại bại. Không biết bao nhiêu chúng đồ Ma giáo và Chính đạo đã bỏ mạng dưới thanh kiếm ấy. Đao kiếm vô tình hay lòng người vô tình khi Đạo Huyền Chân Nhân quyết không để cậu bé Trương Tiểu Phàm – một nạn nhân vô tội của trò đùa số phận – sống sót. Tru Tiên kiếm dưới sự điều khiển của Đạo Huyền Chân Nhân lạnh lùng và tàn nhẫn giáng thẳng xuống Trương Tiểu Phàm. Không thể trốn chạy, không thể chống cự nhưng cũng không thể lùi bước, chàng trai ấy dũng cảm đối mặt với thần chết đang giáng xuống từ trên cao: “Gã trừng mắt nhìn thanh kiếm

khổng lồ đáng sợ trên trời đang lao xuống với sát ý vô tận, há to miệng gào lên

thanh kì kiếm Tru Tiên hệt như một vật vô tình tru diệt cả thần Phật trên trời, vẫn

không hề nể nang cứ nhằm gã bổ xuống” [19, T3, tr.131]. Bao nhiêu người chàng

yêu thương hay thương yêu chàng, đành buông tay bất lực. Thế nhưng vẫn còn có một người, một cô gái không cam tâm buông xuôi theo mệnh trời, nàng không bỏ mặc người mình yêu chết được. Giờ phút ấy, Bích Dao đã sử dụng Si tình chú để lãnh thay cho Trương Tiểu Phàm nhát kiếm oan nghiệt ấy:

Trương Tiểu Phàm sắp mất mạng, tan xương nát thịt dưới thanh kiếm ấy đến nơi.

Đột nhiên, đất trời lặng đi, thậm chí cả uy thế kinh thiên động địa của Tru

Tiên kiếm trận cũng vụt chững lại…

Một bàn tay trắng mịn màng dịu dàng và quen thuộc xuất hiện trước mặt

Trương Tiểu Phàm, kèm theo tiếng đinh đang lảnh lót, đẩy gã sang một bên.

Âm thanh hình như đã ngủ sâu hàng ngàn hàng vạn năm, lại khe khẽ vang lên ở đây, khe khẽ tụng niệm cho người yêu thương:

Cửu u âm linh, chư thiên thần ma,

Dĩ ngã huyết khu, phụng vị hi sinh… (Âm linh nơi địa phủ, thần ma trên trời cao,

Hãy lấy thân thể và tinh huyết của ta, hiến cho sự hi sinh…)

Nàng đứng trong trận gió cuồng điên, đôi mắt đỏ hoe nhìn Trương Tiểu Phàm, gương mặt trắng mịn he hé nụ cười.

Cơn gió quạt thốc tà áo màu thủy lục của nàng, tung bay phần phật, như cảnh tượng đẹp đẽ mà thê lương nhất trên thế gian. (…)

Người con gái đứng trong gió, dang rộng hai tay, hướng lên trận mưa kiếm

rợp trời, hướng lên thanh kiếm khổng lồ uy thế đoạt tận thiên địa

Tam sanh thất thế, vĩnh đọa diêm la,

Chỉ vị tình cố, tuy tử bất hối.

(Ba đời bảy kiếp, dẫu mãi mãi sa bước nơi diêm la

Thì vì tình, chết cũng không hối tiếc) (…)

Người con gái yểu điệu tha thướt và xinh đẹp ấy bị đẩy thốc lên lưng chừng

Trong giờ phút ấy, nàng là sắc màu duy nhất giữa trời đất!

Trong khoảnh khắc…

Vô số sương khói màu huyết dụ từ cơ thể nàng trào ra, ngưng thành một bức

tường máu long lanh như hồng ngọc trước mình nàng, đồng thời trên gương mặt

mịn màng, trôi lên chín làn khói nhẹ mờ mờ ảo ảo, hòa vào trong bức tường máu.

Bức tường máu lập tức sôi lục bục, như ngọn lửa si tình rực cháy, thiêu cháy

tất cả những nhiệt tình và tuyệt vọng, bùng phát ánh sáng rực rỡ không gì sánh nổi,

xộc thẳng lên trời!

Hút mạnh vào thanh chủ kiếm Tru Tiên! (…)

Thấp thoáng có bóng dáng thướt tha pha nét thê lương từ trên không rớt

xuống” [19, T3, tr.131-132-133]

Bích Dao đã vì Trương Tiểu Phàm mà nhận lấy cái chết, vốn không phải để dành cho nàng. Nàng bước vào cõi diêm la mà rực rỡ và đẹp đẽ như một nàng tiên lạc bước xuống phàm trần. Khoảnh khắc Bích Dao đỡ nhát kiếm Tru Tiên oan nghiệt và đi vào cõi chết được tác giả miêu tả kĩ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ nhất, không chỉ cho người ta thấy được dáng vẻ bên ngoài của nàng mà còn thấy được tâm tư, cảm xúc và từng chuyển động nhỏ nhất trong cơ thể nàng. Cái chết của Bích Dao – một người con gái chết vì tình - tuy có phần thê lương nhưng lại đậm chất bi tráng, khác nào người anh hùng hi sinh trên chiến trận.

Với tham vọng tiêu diệt loài người trên thế gian để trả thù vì cho rằng do họ mà Linh Lung phải tiêu diệt mình và sau đó nàng cũng tự “hóa đá”, Thú Thần đã điều khiển bầy quái thú hàng vạn, hàng triệu con tràn ra khỏi dãy Thập Vạn đại sơn gây bao đau thương chết chóc cho nhân gian. Hay khi Quỷ Vương Tông điều khiển Tứ Linh huyết trận mở cuộc đại khai sát giới, những người dân thường gần như mất hết lí trí và trở nên điên cuồng, hoảng loạn. Bọn chúng đi đến đâu là nơi ấy tan hoang, thành quách điêu tàn, xác người nằm la liệt… biến trần gian thành địa ngục. Để làm nổi bật tính chất bi tráng, tác giả đã xây dựng hàng loạt những con quái thú với hình dáng khổng lồ, kì dị, quái ác và có một sức mạnh đến kinh tâm động phách: “Một quái vật lạ lùng ngoài sức tưởng tượng (…), mọi người và đàn thú đều

con yêu tinh ấy, thậm chí trên mình nó máu còn chảy ròng ròng, chỗ nào cũng toàn

xương trắng hếu” [19, T5, tr.220], “Dưới mây đen, xương cốt nó (Bạch Cốt Yêu Xà)

hắt ra màu trắng nhởn dị kì, ba đôi cánh sặc sỡ loang đóm mọc ra từ xương trắng

sau lưng liên tục chớp động, trông càng quỷ quái khó tả” [19, T5, tr.198]… Tác giả

không chỉ miêu tả hình dáng kì dị và sức mạnh yêu ma của chúng mà còn đi sâu vào phân tích tâm trạng của chúng khiến hình ảnh chúng hiện ra hết sức sinh động:

nó ngáp ngáp cái mồm, tuy không nhận ra cảm xúc trên bộ mặt vô cảm, nhưng

hiển nhiên là cuồng ngạo vô cùng” [19, T5, tr.198], “Yêu Xà ngạc nhiên sửng sốt”,

“hiển nhiên phẫn nộ cùng cực, con rắn không thèm để ý đến ai khác nữa, cái đầu to

tướng quẫy mạnh” [19, T5, tr.199]…

Tác giả đã sử dụng rất nhiều động từ mạnh để diễn tả không khí căng thẳng, kịch liệt, gấp gáp của các cuộc chiến như: gào thét, cuồng nộ, chạy tứ tán, thở hồng hộc, nhe nanh múa vuốt, gào rú điên cuồng lao tới, xé gió xả xuống, trên cao bổ xuống, quất thẳng, chặt xuống, đánh rơi bật xuống, giáng mạnh, đâm vỡ, há mồm táp đến, tung mình bay xuống, đổ ập xuống, gầm rít, bay lượn giao đấu, sững sờ, phẫn nộ, nhốn nháo, ngửa mặt hú dài, sôi sục… và những từ tượng thanh, tượng hình để thể hiện mức độ kịch liệt, tàn khốc: rầm rầm, tan tành, tán loạn, chật vật, ngổn ngang, tơi bời, cuồn cuộn, ào ạt, thảm thiết, chấn động, răng rắc, ầm ĩ, quằn quại, rầm rộ, tung tóe, hỗn loạn, rùng rợn, rầm rĩ… Tác giả cũng sử dụng dạng câu so sánh để người đọc có thể hình dung được mức độ kinh hoàng nhưng cũng hết sức bi tráng của các cuộc chiến: “Trên quảng trường Vân Hải đẹp như cõi tiên

trước đây, lúc này nhan nhản thi thể và lênh láng máu me” [19, T5, tr.194], “những

âm thanh quái dị như hô hoán, như kêu gọi vang lên giữa đàn thú, nghe rất thê

thiết và bi ai, giống tiếng con sói cô đơn ngửa mặt nhìn trăng hú dài trong đêm

[19, T5, tr.194], “những tiếng động khủng khiếp tựa tiếng sấm kinh hồn nổ giữa

trời quang xé rách đất trời” [19, T5, tr.195-196], “nàng vút lên như một cơn gió

chướng, lao về phía một con yêu thú to hơn mình đến mấy chục lần” [19, T5,

tr.197], “như ánh chớp xé tan đêm đen rơi xuống trần gian” [19, T5, tr.208], “mấy

luồng gió xoáy ấy hệt như có linh khí, như một dạng vật chất vô hình, lao thẳng về

khủng khiếp đến nỗi dường như chỉ một đớp là nuốt chửng hết tất cả mọi người” [19, T5, tr.222],… Người đọc như được nghe, được thấy những hình ảnh và âm thanh thật sự sống động như đang diễn ra trước mắt.

Hai bên không đánh nhau bằng cách “xáp lá cà” mà bằng các loại phép thuật và pháp bảo. Giữa cuộc chiến, bên cạnh màu đỏ của máu lênh láng văng lên khắp nơi thì đầy trời là những sắc màu rực rỡ của các loại pháp bảo và người điều khiển chúng đang bay lượn trên cao. Giọng của tác giả khi miêu tả những nhân sĩ Chính đạo chiến đấu như những con người “tử vì đạo” mang âm điệu tráng ca đã đem lại một không khí rất hào hùng. Không những thế, trong các cuộc chiến, bên cạnh những cảnh tượng “không khác gì địa ngục” lại có những hình ảnh đẹp đến lạ kì. Chính sự miêu tả đan xen này đã làm cho không khí của chiến trận bớt phần ghê rợn và thảm thiết. Ví như Lục Tuyết Kì, người con gái mỏng manh như sương tuyết nhưng khi chiến đấu lại mang ý chí của một dũng sĩ và sức mạnh như của một vị thần:

Lục Tuyết Kì tay cầm kiếm thần Thiên Gia, đứng trên đầu mây như tiên nữ

(…)

Trên chiến trường chém giết một mất một còn này, Lục Tuyết Kì chẳng coi

sống chết vào đâu, cứ tung hoành bay lượn, ồ ạt đánh vào giữa đàn yêu quái khiến

máu me bắn lên tơi bời tanh tưởi.

Nhưng khuôn mặt nàng hoàn toàn bình thản, không đau đớn sợ hãi, cũng

không chán ghét ghê tởm, thậm chí không màng đến việc máu thú tanh tưởi buồn

nôn bắn đầy trên thân thể băng trinh của nàng. Lục Tuyết Kì dốc sức đánh giết.

Trong mưa máu, gương mặt lạnh băng và diễm lệ của nàng càng khiến người ta

rung động, nhưng cũng khiến người ta không dám lại gần [19, T5, tr.194].

Nàng đang dốc sức chiến đấu nhưng người ta thấy nàng như một tiên nữ đang bay lượn trên bầu trời. Với thanh kiếm trên tay, nàng như đang biểu diễn một điệu múa làm say đắm lòng người nhưng lại hết sức dũng mãnh: “một cô gái tuyệt mĩ xuất hiện trên không, tiên kiếm màu lam trên tay nàng nhấp nháy hào quang, xé

Tác giả cũng xây dựng những tình huống mang đầy kịch tính để các cuộc đấu có sự lôi cuốn hơn. Chẳng hạn như lúc đấu với Quỷ Vương Tông, một số cao nhân Chính đạo hăng say chiến đấu đã không tránh kịp những tia sáng đỏ chiếu ra từ Tứ Linh huyết trận nên bị mất hết tâm trí, quay qua đánh lại những bạn hữu, đồng môn của mình. Vừa mới là đồng môn, bạn hữu, họ lại trở thành hai phe đối địch và tàn sát lẫn nhau: “Những người Chính đạo ào ào xông vào trừ phăng những người đã bị mê hoặc tâm trí, tạm thời ổn định tình hình. Nhưng bóng u ám kia đã bao trùm lên đám đông những người Chính đạo, vừa nãy còn là chiến hữu kề vai

chiến đấu, lúc này họ đã giơ đao kiếm giết nhau. Người tiếp theo sẽ là ai, nói cách

khác, lỡ chẳng may chính mình bị rối loạn tâm trí thì…” [19, T7, tr.528]. Ai cũng

sợ, ai cũng lo nhưng không một ai lùi bước… Bởi vậy tuy đầy trời là gió tanh mưa máu, bao nhiêu người đã bỏ mạng nhưng không gây cho độc giả cảm giác sợ hãi, ghê rợn mà chỉ làm cho họ thấy cảm phục và tiếc thương cho những con người đã chiến đấu kiên cường và chọn cho mình một cái chết thật đẹp, thật ý nghĩa. Tiếng ngâm của nhà Phật vang lên giữa hàng ngàn tiếng gào rú của bầy quái thú và tiếng la hét của người như khúc nhạc tiễn đưa những con người đã ngã xuống về với cõi Phật và an ủi những người còn sống xót: “Tiếng ngâm ngợi khe khẽ của nhà Phật to

dần lên, vang dội cả trời đất!” [19, T5, tr.229].

Khi miêu tả các cuộc đấu, Tiêu Đỉnh ít miêu tả võ công hay kỹ thuật đánh võ. Đây là điểm khác biệt so với những tiểu thuyết gia thời kì trước, nhất là với Kim Dung vốn rất chú trọng đến việc miêu tả các chiêu thức võ công. Trong thơ văn cổ, các nhà thơ, nhà văn thường hay dùng hình ảnh ước lệ, tượng trưng, xem vẻ đẹp của thiên nhiên là tiêu chuẩn cho vẻ đẹp của con người. Ở đây, Tiêu Đỉnh đã sử dụng những hình ảnh tượng trưng để miêu tả các cuộc đấu trong tác phẩm của mình. Tác giả chỉ miêu tả một vài động tác của nhân vật để tượng trưng cho tư thế chiến đấu, còn hầu như là miêu tả ngoại cảnh, tức cảnh vật xung quanh, và phóng đại nó lên để thấy được sức mạnh của các loại pháp bảo: “trong khi nàng vung tay

múa kiếm, trời xoay đất chuyển, tiếng gió dữ dội, uy lực không gì cản nổi” [19, T4,

tr.185], “kiếm đi gió rít, âm thanh xé không gian, che phủ cả trời đất, từ bốn

trắng bạc vẩy thẳng vào luồng khí đen, còn chưa chạm đến, đá cát xung quanh đã

bốc mịt mù, bị luồng đại lực đó cuốn lên, xoay vần như giông bão” [19, T4, tr.281].

Đối mặt với cái ác, cái xấu, đối mặt với chuyện sinh tử, con người có bao cảm xúc và tâm trạng ngổn ngang. Không chỉ miêu tả cảnh hùng tráng, quy mô của các cuộc đấu ở bề ngoài mà tác giả còn đi sâu vào miêu tả diễn biến tâm lí, tâm tư tình cảm của các nhân vật trong khi chiến đấu:

Nàng chĩa kiếm lên trời, lặng lẽ đâm ra, kiếm quang sáng lóa, nhưng cũng

chứa đựng nỗi niềm bi thương” [19, T4, tr.280],

“Người đàn ông kia! Như đã phát cuồng! Trầm lặng cứng cỏi… Đôi mắt

lặng lẽ nhìn nàng, không sát khí, không căm phẫn, cũng không yêu mến hay dịu

dàng. Lục Tuyết Kì run run, rất khẽ, đến nỗi chính nàng suýt chút nữa cũng tưởng

là mình cảm giác sai, nhưng ngay lập tức, nỗi đau tràn lên lồng ngực, tựa như mũi

kim sắc nhọn xuyên qua cõi lòng [19, T4, tr.281],

Gã cắn răng, rồi nhe răng, hé cười, cô độc và cao ngạo, kiên quyết bước tới.

Thanh kiếm ấy ở trước mặt kia, dù là vực sâu không đáy, gã cũng phải tới đó!

Mười năm, mười năm con tim nhói buốt, làm sao bỏ qua cho được? [19, T4,

tr.282].

Hết làm vui mắt, võ học trở nên một yếu tố gây xúc động, nghĩa là để nói

với tâm hồn” [72, tr.161], bên ngoài là đấu nhau với đối thủ, với kẻ thù, nhưng bên

trong, nhân vật cũng đang đấu tranh với chính mình. Bởi vậy mà dù cuộc chiến có tàn khốc, có kịch liệt đến đâu thì “đều không phải là đánh thực mà là biểu diễn được nghệ thuật hóa, là điệu múa nhân sinh biểu hiện tính cách nhân vật, trình bày

số phận của họ” [4, tr.252]. Qua sự miêu tả xen kẽ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh với

cách ngắt nhịp, nhạc điệu trầm bổng của các câu chữ… tác phẩm đã thể hiện tính cách và tâm lí nhân vật, giúp độc giả đi sâu vào từng ngóc ngách tâm hồn, tư tưởng tình cảm của nhân vật để hiểu rõ nhân vật hơn, đồng thời nó cũng mang lại vẻ thi vị

Một phần của tài liệu cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên (Trang 140 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)