Nhận thức về chân lí

Một phần của tài liệu cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên (Trang 114 - 120)

5. Cấu trúc luận văn

2.4.3.Nhận thức về chân lí

Con người khi mới sinh ra đã chịu nhiều sự áp đặt của gia đình, môn phái, xã hội… Có biết bao quy định, đạo lí, giới luật… đặt ra bắt con người phải tuân

theo. Con người cứ vô tư, hồn nhiên cho rằng tất cả những điều đang diễn ra là đúng, là thật, vậy nên cứ tin vào những gì mình suy nghĩ và hành động. Thế nhưng sự đời đa đoan, vạn vật dời đổi, thế sự xoay vần… trải qua những đau thương, mất mát, sinh li tử biệt… con người mới bắt đầu hoài nghi những gì mình đã làm, đã nghe, đã thấy, đã biết: “Cảm giác vô nghĩa lí đầu tiên là một thứ trạng thái thức

tỉnh, biểu thị trạng thái hoài nghi với sự tồn tại” [36, tr.353].

Giữa lí thuyết và thực tiễn thường có một khoảng cách rất xa, thậm chí nhiều lúc tương phản nhau. Chính vì vậy, con người luôn hoài nghi về thực tại mình đang sống. Họ đi tìm chân lí bằng cách dấn thân vào cuộc đời và chiêm nghiệm nó. William Blake đã nói rằng: “Bạn có thể thấy được cả thế giới qua một hạt cát; qua

một bông hoa, bạn có thể thấy được cả thiên đường”.

Rất nhiều nhân vật đang hoài nghi về cuộc sống và những quan niệm sống mà các môn phái áp đặt cho nhau, bởi vậy, họ không ngừng đặt ra những vấn đề thể hiện sự hoài nghi của mình.

Lục Vỹ ma hồ - kẻ bị người trên thế gian cho là “giống yêu nghiệt gây họa” – đã chua chát nghĩ về thân phận của những giống loài khác phải chịu sự áp bức của loài người:

Thế gian mà cậu nói, là chỉ cái gì? (…) Trong mắt cậu, cái gọi là thế gian, có phải chính là thế gian mà loài người các cậu cai quản và làm chủ? Vạn vật do trời sinh đều để cho các cậu tùy ý bắt lấy, chỉ cần có đôi chút phản kháng là bị quy thành gây họa cho thế gian, hại người vô số, tàn ác không thể tha, tội đáng muôn chết, đúng không? (…) Nhưng cậu đã từng nghĩ đến cảm nhận của những tộc loại khác chưa, những cầm thú bị loài người các cậu giết đấy, ăn đấy, cảm giác của

chúng ra sao?” [19, T2, tr.207-208].

Hay như Quỷ tiên sinh tu tập Quỷ đạo, rất gần gũi và hiểu rõ về các âm hồn, ma quỷ đã nhìn thấy sự vô lí trong việc đánh giá của con người về chúng: “Những u

hồn đó nổi điên tấn công, bề ngoài rất hung ác bạo liệt, nhưng cô biết không (hỏi

Tiểu Hoàn), chính chúng cũng như bao nhiêu người khác trên thế gian, một khi nhận thấy có cơ hội được trở lại dương thế mà sống, thì không phát cuồng lên sao được (…). Người đời chỉ biết quỷ ma hung tợn, mà không biết chính mình cũng như

thế, hỏi có đáng cười không?” [19, T6, tr.76]. Mạnh được, yếu thua. Chân lí thuộc về kẻ mạnh, kẻ chiến thắng, còn kẻ yếu đuối phải chấp nhận những điều vô lí mà kẻ mạnh gán cho. Cuộc sống như vậy liệu có công bằng không?

Làm sao đòi hỏi được công bằng giữa người với loài vật trong khi ngay chính trong thế giới loài người cũng không hề có công bằng:

Phật môn Thiên Âm tự có nói: “chúng sinh là bình đẳng”. Theo lời của Phật môn, thì đâu chỉ có loài người, mà loài mối hay mãnh thú cũng không khác gì chúng ta cả… Nhưng đâu có thể nhìn rõ thế gian này một cách nhỏ nhoi đơn giản như thế? Ngươi có bản lĩnh thần thông, có pháp lực nên có thể thoát thân trong tử địa, có thể siêu thoát vượt lên tầm chúng sinh phàm tục; nói là chúng sinh bình

đẳng, nhưng xét cho tỉ mỉ thì chưa bao giờ bình đẳng cả. [19, T7, tr.221]

Con người luôn muốn thoát khỏi mọi đau khổ trên trần đời, mong được hưởng niềm vui và hạnh phúc. Làm thế nào để thoát khỏi mọi khổ đau, sống an lành, yên vui, không vướng bận, lo âu và phiền não. Tìm đến với Phật, tin theo những giáo lí nhà Phật, con người sẽ được giải thoát khỏi mọi khổ đau trên cõi đời. Thế nhưng lại có những người không tin vào Phật, họ tin vào Đạo và tu tiên luyện đạo để cầu mong trường sinh. Chỉ vì mục đích tu đạo để trường sinh mà họ đã phí thời gian, công sức, tâm trí cả một đời để cuối cùng lại có kết cục bi thảm. Nhìn vào thế sự, Pháp Tướng – một tăng nhân của Thiên Âm tự - đã không thể lí giải nổi sự đời. Pháp Tướng đem điều suy nghĩ, trăn trở bấy lâu hỏi sư phụ mình, dường như cũng để hỏi cả đức Phật, hỏi cả người trong thiên hạ:

Số mệnh đã định như vậy, vạn vật cuối cùng cũng đều tàn úa, vậy thì ngần này người trên thế gian tất bật lo toan cả đời, vướng vào bao mối oán ân tình hận là vì lẽ gì? Phật dạy phổ độ chúng sinh, ai cũng được cứu vớt, nhưng chưa chắc chúng sinh đã muốn được Phật phổ độ, thế là thế nào? Chẳng lẽ cõi Tây Thiên cực lạc mà Phật dạy, nơi không oán thù phẫn hận, không mê lầm phiền não, lại không

có sức thu hút với đông đảo chúng sinh ư? [19, T5, tr.349].

Người tin theo Phật thì nhìn thấy cái huyền diệu và công dụng rõ ràng của đạo Phật, còn người không theo Phật thì lại thấy hoài nghi về việc tin vào Phật và lễ Phật:

Quỷ Lệ tu đạo đã cao thâm, đã đặt mình ra ngoài cơn sóng thần (tức nạn Thú Yêu) khủng khiếp ấy, nhưng còn những người dân đã gánh chịu biết bao khổ nạn khắp gầm trời này thì sao? Họ có tội tình gì mà phải chịu đựng thảm họa như thế? Quỷ Lệ nhớ tới vô vàn tín đồ đêm ngày cầu trời lễ Phật ở chùa Thiên Âm và bao nhiêu người ở những nơi khác nữa cầu nguyện thần linh trên trời. Nhưng khi tai họa ập đến thì nào có ai đứng ra giúp họ? Vậy nguyện cầu có tác dụng gì? Phải chăng là, đúng như câu cách ngôn bí ẩn xuyên suốt bộ Thiên Thư: ‘Thiên địa bất

nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu’? [19, T6, tr.82].

Cầu kinh lễ Phật, tu tiên luyện đạo, cuối cùng cũng phải chết. Sinh - li - tử - biệt, sinh – lão – bệnh – tử là lẽ thường tình trên đời, không ai tránh được. Biết bao nhiêu người đã sống cuộc đời có ý nghĩa thì cũng có bấy nhiêu người đã sống một cuộc đời vô nghĩa, cuối cùng tỉnh ra tự hỏi chính mình và hỏi cả đất trời: “Người

sống trên đời, rốt cục là vì cái gì?” [19, T2, tr.121].

Định mệnh giống như một sợi dây trói buộc con người vào cõi đời. Mỗi người đi trên những con đường khác nhau, có người cuối cùng về đến đích, có người càng kiên trì đi về phía trước nhưng càng đi thì lại thấy mục đích càng xa vời. Dù có đến được phía cuối con đường hay không, khi ngoảnh lại nhìn quãng đường mình đã qua mới thấy nhiều điều phải suy ngẫm: “Đường ngách dài dài như thông suốt bốn phương tám hướng, tựa như ngả đường đời của con người, nào ai biết nên rẽ hướng nào, và có lẽ, dù ta tự cho là đã xác định được, nhưng thực ra

con đường đó sẽ đi về đâu, nào có ai hay?” [19, T7, tr.28]. Con người cứ đi trên

đường mà không biết con đường ấy sẽ dẫn mình đến hạnh phúc hay bất hạnh, sẽ mang đến niềm vui hay nỗi buồn, cũng giống như số phận của con người, nào ai biết định mệnh đã an bài cho mình số phận như thế nào: “Thế sự xoay vần, chúng sinh rồi cũng trở về cát bụi, ai biết được chuyện tương lai? Hôm nay trân trọng,

nào biết mai sau liệu sẽ ra sao?” [19, T6, tr.35]; “Số mệnh xưa nay chưa từng mỉm

cười, mấy ai có thể dễ dàng chiến thắng bản thân. Dẫu chưa từng sợ hãi chuyện sinh tử, chưa từng khiếp nhược trước thời gian, thì mới có thể dám thật sự đối mặt

này, con người làm sao có thể lí giải cho hết được, vậy nên chỉ còn biết tự đi tìm câu trả lời, tìm chân lí để rồi hoài nghi những gì mình nghĩ có đúng không.

Chấp nhận hay phản kháng, khẳng định hay hoài nghi, cười hay khóc, hạnh phúc hay khổ đau… cũng chỉ là một thái độ sống, một suy nghĩ, một sự lựa chọn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗi ngày qua đều hệt như ngày trước đó, có người cảm thấy đơn điệu, có người

cảm thấy an tĩnh, thời gian cứ trôi, dài hay ngắn là tùy thuộc ở suy nghĩ của người ta” [19, T4, tr.317]. Đạo Huyền Chân Nhân cố vẫy vùng để thoát ra khỏi số phận mà định mệnh đã an bài cho những người sử dụng Tru Tiên kiếm. Chỉ đến khi thấy ảnh ảo của Vạn Kiếm Nhất – người lừng lẫy một thời nhưng sau cùng phải sống và chết trong âm thầm lặng lẽ - hiện về, Đạo Huyền mới giác ngộ ra lẽ sống ở đời:

Chúng ta… tu đạo… là vì cái gì… hả?” [19, T7, tr.514]. Cái gì càng cố níu kéo thì

nó lại càng mất đi, mọi thứ trên đời, đều trở về hư không cả. Mạnh Tử có nói: “Sự sống là điều ta ham muốn, nhưng còn có những điều ham muốn còn hệ trọng hơn mạng sống nữa, nên không thể là cẩu thả để được sống. Chết là điều ta vẫn ghét, nhưng có những điều đáng ghét sợ hơn cả ghét sợ chết, vì thế có những tai nạn ta

chẳng tìm cách tránh vậy” [44, tr.64]. Đạo Huyền đã có được những cái mà người

khác mơ ước cũng không có: quyền lực, địa vị, đạo hạnh, công đức… Dù số mệnh có phũ phàng nhưng nếu đã sống một cuộc đời có ý nghĩa cho mọi người, cho thiên hạ… thì còn gì phải nuối tiếc, phải hối hận! Chết như thế nào đâu bằng đã sống như thế nào? “Những người chịu đau khổ cho rằng cuộc sống của con người là đau khổ và mọi đau khổ đều bắt nguồn từ những khát vọng và mong muốn. Xoa dịu những mong muốn của mình, trở thành người thiện và nhân hậu – điều này mở ra cho mỗi

người (…) con đường dẫn tới chân lí [31, tr.266]. Đạo Huyền Chân Nhân đã hiểu ra

chân lí đó thì ông còn gì phải hối tiếc khi đã sống không uổng một đời, nên ông đón nhận cái chết trong sự thanh thản và mãn nguyện: “giơ hai tay ra như định ôm choàng cái gì đó, nhưng chỉ khoảnh khắc sau thân hình ông ta nghiêng ngả, bất lực sụp lăn xuống đất. Toàn bộ sức sống đã tiêu tan khỏi thân thể Đạo Huyền Chân Nhân, có điều, nó không đoạt mất nét cười bình lặng hiền hòa trên khuôn mặt của ông” [19, T7, tr.515].

Phổ Hoằng Thượng Nhân đã dùng Vô tự ngọc bích – vốn là bảo vật của Thiên Âm tự - để cứu Quỷ Lệ nhưng lại dẫn đến hình phạt của trời, cuối cùng Vô tự ngọc bích bị sấm sét phá hủy khiến bao nhiêu tăng nhân trong Thiên Âm tự bức xúc và trách móc Phổ Hoằng nhưng ông không hối hận:

Hôm ấy, khi trời giáng hình phạt, Trương thí chủ vốn dĩ không thể tránh được, thế mà vách ngọc lại cứu Trương thí chủ thoát chết! Tuy nhiên, việc đó chúng ta đều không hiểu tại sao; chắc hẳn vách ngọc linh thiêng không muốn nhìn thấy Trương thí chủ chết dưới hình phạt ấy. Vách ngọc còn như vậy, đủ thấy ta không làm sai. Hủy hoại vách ngọc cố nhiên là tội của ta, ta phải sám hối vì điều

ấy, nhưng trong lòng lão nạp, tịnh không hối hận chút nào [19, T6, tr.30].

Con người nếu chỉ chú tâm vào tội lỗi đã phạm phải và sống theo dư luận thì sẽ luôn đau khổ và bất hạnh, bởi vậy mà chỉ cần có niềm tin vào chính mình, vào lẽ trời thì sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn trong đời và sống một cách thanh thản.

Các nhân vật trong Tru Tiên không an phận sống cuộc sống bình thường của một con người mà luôn trăn trở, suy tư về cuộc đời, về thế gian, về định mệnh. Càng đi sâu vào thế giới, con người càng nhận ra sự xa lạ của nó. Ngay chính bản thân mình mà con người còn cảm thấy xa lạ, không lí giải nổi. Thế gian này đối với con người vẫn còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Để giải thích được hết những bí ẩn ấy cần phải có thời gian, nhưng quan trọng nhất không phải là con người cứ mãi sống trong nghi ngờ lẫn nhau, hoài nghi về thế giới để rồi tự làm đau khổ cho chính mình và người khác. Bởi vậy, hãy học cách nhìn thẳng vào cuộc sống và chọn cho mình một cách sống phù hợp với thế giới ấy. Thay vì tìm cách thay đổi thế giới này thì trước hết, hãy tìm cách thay đổi chính mình: “Nếu như mắt chúng ta vẫn chưa thể biến thành mặt trời, nó sẽ không nhìn thấy được mặt trời; tâm hồn cũng như

thế, nếu như bản thân không tốt đẹp thì sẽ không nhìn thấy được cái đẹp” [67,

CHƯƠNG 3: CẢM HỨNG BI TRÁNG TRONG TRU TIÊN –

NHỮNG THỂ HIỆN VỀ NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên (Trang 114 - 120)