Cách nhìn nhận về cuộc đời

Một phần của tài liệu cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên (Trang 104 - 110)

5. Cấu trúc luận văn

2.4.1.Cách nhìn nhận về cuộc đời

Thế giới bao la với đất trời rộng lớn, núi sông hùng vĩ, vạn vật phong phú, đa dạng với nhiều điều kì bí. Đất trời vô hạn mà đời người thì hữu hạn nên con người muốn mình có thể trường sinh bất tử để thọ ngang với trời đất: “Màn đêm sâu thẳm kia từ ngàn vạn năm qua vẫn thế, kiếp người so với nó chẳng khác nào con đom

đóm so với nhật nguyệt, đời người chỉ là một khoảnh khắc vụt trôi qua mà thôi.

lẽ cổ nhân vì rất hiểu điều này cho nên mới không ngừng khát vọng trường sinh

[19, T7, tr.497].

Con người sinh ra trên đời đều phải tuân theo quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”. Thế nhưng họ không chịu để số phận an bài nên tìm mọi cách để có thể thoát khỏi quy luật khắc nghiệt đó. Và một trong những cách đó là tu chân luyện đạo.

Những cách tu chân luyện đạo có thể đem đến cho họ một sức khỏe tốt, hạn chế bệnh tật, có thể sống lâu hơn và có được những khả năng kì diệu như có thể bay trên cao, sử dụng các loại pháp bảo để chiến đấu, có thể chống lại những loại thú dữ… Đạo hạnh càng cao thì khả năng “lão, bệnh, tử” của họ dường như có thể được hạn chế rất nhiều, có thể làm những việc họ muốn, ngay cả việc “thế thiên hành đạo”. Bởi vậy mà những kẻ tu chân luyện đạo càng chăm chỉ tập luyện để mong đạt đến cảnh giới tối cao. Để đạt được cảnh giới đó, họ phải từ bỏ rất nhiều thứ có ý nghĩa trong cuộc đời và đôi khi phải trả những giá rất đắt.

Phổ Trí đại sư của Thiên Âm tự một đời hành thiện tích đức, chỉ vì mong muốn tìm ra bí ẩn của trường sinh mà đã đẩy cuộc đời của Trương Tiểu Phàm vào bi kịch, đẩy Lâm Kinh Vũ vào cảnh mồ côi, còn bản thân thì phải trở thành một tên sát nhân giết hại hơn hai trăm mạng người của thôn Thảo Miếu, đến khi chết, linh hồn và thể xác vẫn không thể siêu thoát được vì tội nghiệt quá nặng.

Linh Lung vì muốn trường sinh mà đã tạo ra Thú Thần từ khí dữ của đất trời Nam cương, vô tình đã khiến cho sinh linh khắp nơi lầm than, trần gian biến thành địa ngục. Đến khi thấy “tác phẩm” do mình tạo ra đã gây nên thảm họa cho nhân gian, không còn cách nào khác, phải ra tay giết chết chính “kẻ mình yêu” và bản thân nàng biến thành tượng đá, ngàn năm sau vẫn đứng trước cửa động Trấn Ma để canh gác kẻ có thể tái sinh kia.

Những người trong Chính đạo hay Ma giáo cũng đều mong muốn trường sinh nên dành hết thời gian và công sức cả một đời chỉ để tu chân luyện đạo. Nhiều người trong số họ còn nuôi tham vọng về quyền lực, mong muốn làm bá thủ thiên hạ. Thế gian phải nằm trong tay họ thì họ mới thỏa mãn: Quỷ Vương dồn bao tâm huyết để tạo ra Tứ Linh huyết trận để đấu với Tru Tiên kiếm trận của Thanh Vân môn; Vân Dịch Lam của Phần Hương Cốc bế quan tu luyện trong thời gian dài, cấu kết với Thú Thần và tộc người cá ở Nam cương để mong bành trướng thế lực lên phương bắc; Thú Thần tiêu diệt năm tộc người ở Nam cương, cướp lấy năm thánh khí để được tái sinh, trả thù loài người đã “cướp mất người yêu” của hắn; các phe phái trong Ma giáo thôn tính lẫn nhau để leo lên vị trí cao nhất… Tham vọng càng lớn thì tội nghiệt của họ càng nhiều. Cả cuộc đời họ chỉ còn sống trong tham vọng và thù hận điên cuồng. Những kẻ đó cuối cùng đều nhận lấy một kết cục đau thương: cái chết.

Trải qua cõi đời nhiều loạn li, đau thương, mất mát… để rồi cuối cùng con người nhận ra: “Mọi vật trên đời này, đều có vận mệnh riêng của nó, dẫu thiên

biến vạn hóa, cuối cùng cũng không thể đi chệch khỏi quỹ đạo mà trời đã vạch sẵn

[19, T5, tr.348]. Con người luôn muốn thay đổi số mệnh của mình, luôn muốn chính mình làm chủ số phận của mình, nhưng lại không biết rằng, “đời người, so

với sự vần xoay của đất trời và những chuyện dâu bể trên thế gian, cũng giống như

hạt cát và sa mạc, cái kiến và con voi vậy” [19, T6, tr.38].

Con người sinh ra trên đời, dù tu đạo hay không tu đạo, sống lâu hay chết nhanh thì cuối cùng cũng đến lúc kết thúc một kiếp người. Dù có làm thế nào đi chăng nữa thì họ cũng không thể trở thành thần tiên được. Bởi vậy, phải sống trên đời như thế nào để không uổng phí một kiếp người.

Trải qua sinh li tử biệt, được và mất, nhìn thấy sư muội Tô Như hạnh phúc khi được chết cùng chồng, Thủy Nguyệt đại sư mới nhận thấy sự vô nghĩa của việc tu đạo và nhận ra rằng: tình yêu là quan trọng nhất: “Tu hành cả một đời, để rồi sao nữa? Trường sinh, ấy là chuyện mịt mờ không đâu, tu hành cả đời cũng chỉ là đổi lấy vài trăm năm sống vô vị (…) Suốt đời tu hành, tu hành suốt đời, tu được đạo nhưng lại bỏ mất nhân tính, tội gì mà phải khổ như thế? Thực ra, cái gì là đạo, thế

nào gọi là đắc đạo, ta đã tu cả đời, thế mà đến giờ ta thật sự có phần mơ hồ” [19,

T7, tr.233]. Cõi đời này nhiều đau thương, chết chóc, ân oán tình thù luôn khiến con người phải chịu nhiều đau khổ, oan trái, chỉ có tình yêu mới giúp con người thấy được ý nghĩa của cuộc đời và sống cho tình yêu mới là hạnh phúc và mới là đáng sống. Bởi vậy, Thủy Nguyệt đại sư không muốn đệ tử của mình lại đi theo “vết xe đổ” của những bậc tiền bối để rồi phải hối hận cả một đời nên trong cuộc chiến với Quỷ Vương, bà đã bảo: “Tuyết Kì, bây giờ con nên đi đi!... Đi khỏi Thanh Vân sơn, đi đến nơi con muốn, để gắn bó và vui sống với người mà con vẫn nhớ

nhung” [19, T7, tr.520].

Những người dân thường thấy những người tu đạo cưỡi pháp bảo bay lượn trên gió trên mây, có nhiều đạo phép kì diệu nên vô cùng ngưỡng mộ, xem họ như thần tiên. Ai cũng mong muốn được học đạo và trở thành những vị “thần tiên” ấy. Nhưng khi đã bước chân vào thì lại thấy trên “con đường rải đầy hoa hồng” ấy lại có rất nhiều “gai”, họ phải chịu nhiều đau đớn cả về thể xác lẫn tâm hồn, phải đổ máu và nước mắt để đi qua được con đường đó: “ lẽ, muốn nắm giữ được sức

mạnh lớn thì cũng phải trả giá đắt” [19, T6, tr.333].

Trương Tiểu Phàm chỉ là một cậu bé bình thường, sống cùng cha và mẹ ở thôn Thảo Miếu nhỏ. Cuộc đời cứ tưởng sẽ bình lặng mà sống như bao con người

khác, thế mà để được Thanh Vân môn thu nạp làm đệ tử, cậu đã phải trả giá bằng chính mạng sống của hơn hai trăm người dân thôn Thảo Miếu. Trương Tiểu Phàm có những sư huynh sư tỉ mới nhưng lại mất đi cha mẹ và những bạn bè trong thôn. Cậu được sống ở Đại Trúc phong và được đến “chốn thần tiên” Thanh Vân sơn nhưng thôn Thảo Miếu của cậu giờ hoang tàn đổ nát. Những tháng ngày tu chân luyện đạo, rồi những nhân duyên đưa đến, hỉ - nộ - ái - ố trên thế gian, chỉ trong vòng có mười mấy năm mà cậu đã nếm đủ. Sinh li tử biệt, ân oán tình thù, có điều gì mà Trương Tiểu Phàm – Quỷ Lệ - chưa từng trải qua. Chứng kiến bao chuyện đời dâu bể, Trương Tiểu Phàm – Quỷ Lệ - luôn trăn trở một câu hỏi: “Người sống

trên đời, rốt cục là vì cái gì?” [19, T2, tr.121].

Những người dân thường khi sinh ra đã phải chấp nhận số phận của mình trong vòng luân hồi sinh, lão, bệnh, tử. Họ không tu đạo mà đến chùa thắp hương cầu Phật, làm điều thiện… để cầu mong sự an lành, may mắn trong cuộc sống. Thế nhưng khi sự biến xảy ra, dù là người tu đạo hay người dân vô tội cũng không thoát khỏi số phận chung: cái chết. Sinh li tử biệt là lẽ thường tình trên đời, chẳng ai tránh được: “Có vô số người vẫn nói đời người như giấc mộng, nhưng lại không

biết rằng, trên thế gian này dù mộng mị gì thì người ta vẫn phải đối mặt với nó

[19, T7, tr.305]. Cuộc sống là một vòng luân hồi, có được có mất, trong phúc có họa, trong họa có phúc, có sống tất có chết, trong cái chết lại có cái sống được sinh ra… Không có cái gì vĩnh viễn tồn tại và cũng không có cái gì mất đi vĩnh viễn, sự ngừng lại của một cái này lại là sự tiếp tục của một cái khác, có kết thúc mới có một sự khởi đầu mới: “Có người đã chết trong cơn kiếp nạn, có người may mắn sống sót, và vẫn có đám trẻ con mới sinh, rồi lớn lên, thế hệ này tiếp nối thế hệ

trước, cuộc sống vẫn không ngừng sinh sôi bất diệt” [19, T7, tr.212].

Tu đạo, trường sinh, quyền lực, đạo pháp… có ý nghĩa gì khi chỉ mang đến cho con người đau khổ, tan thương, mất mát. Nhìn thấy những con người không tu chân luyện đạo, sống cuộc đời bình dị trong vòng luân hồi sinh – lão – bệnh – tử vẫn an lành và yên tâm, Quỷ Lệ thấy đó mới là cuộc sống mà chàng theo đuổi:

Mong ước tha thiết nhất của ta là được sống một cuộc đời yên lành, không cần

T6, tr.288]. Là phó Tông chủ của Quỷ Vương tông, quyền lực “dưới một người, trên vạn người”, mỗi bước đi của Quỷ Lệ đều khiến cho bao kẻ phải sợ hãi nhưng Quỷ Lệ không lấy làm hãnh diện vì điều đó. Chàng luôn thấy mình cô độc trên cõi đời. Bởi vậy, những tháng ngày còn là chàng Trương Tiểu Phàm khờ khạo, đần độn nhưng được sống bên cạnh những người mình yêu thương, đối với chàng là những ngày hạnh phúc nhất: “Những người thân yêu đều ở cạnh mình, chưa từng rời xa. Cứ như vậy, thảnh thơi mà sống một cuộc đời vui vẻ với những tiếng cười… Có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác gì cõi tiên, đấy là đời người chăng?” [19, T6, tr.239]. Không tham vọng cao

xa, không vướng bận ân oán tình thù, được sống là chính mình, sống cho mình, giữa đất trời bao la, tự do thảnh thơi cùng những người bạn thật sự: “Cuộc sống tự do hấp dẫn họ hơn mọi đỉnh cao quyền lực. Đúng ra, đứng trên đỉnh cao quyền lực, họ cũng được tự do hành động nhưng bản chất hành động ấy lại luôn luôn hướng

về một mục đích, nghĩa là họ không còn được hành động một cách tự do nữa” [72,

tr.103]. Chính vì vậy, sau khi đã vì chúng sinh trong thiên hạ khởi động Tru Tiên kiếm tiêu diệt Quỷ Vương, Quỷ Lệ lại trở thành chàng trai Trương Tiểu Phàm hiền lành, chất phác năm nào, quay trở về thôn Thảo Miếu hoang tàn, đổ nát – quê nhà thân yêu của chàng – sống cuộc sống tự do, bình dị cùng một khỉ và một chó.

Lâm Kinh Vũ không có ước mơ và mục đích cao xa, chàng chỉ muốn sống có tình có nghĩa với những người mà mình thương yêu. Quỷ Lệ đã giết Vạn Kiếm Nhất – sư phụ của chàng – nên chàng đã vì trả thù cho sư phụ mà quyết đấu sinh tử với “người anh em duy nhất” của mình. Thế gian thật vô tình khi bảo rằng: giết người phải đền mạng, nhưng khi người ấy chết rồi thì người mà ta yêu thương có sống lại được không? Hay chính tay ta lại giết thêm một người thân yêu nữa, để rồi lại trở nên cô độc trên cõi đời?

Lâm Kinh Vũ đã từng mơ ước trở thành một người có đạo hạnh thâm hậu, chỉ với mục đích là tìm ra hung thủ đã sát hại cả thôn Thảo Miếu để trả thù. Thế nhưng kẻ thù ấy – Phổ Trí đại sư – đã chết thì hận thù cũng theo đó mà tiêu tan. Sư phụ Vạn Kiếm Nhất đã chết, là đệ tử, tất nhiên phải trả thù cho sư phụ nhưng Lâm Kinh Vũ đã biết dừng tay. Chàng không thể cứ suốt đời nuôi mối hận thù với Quỷ Lệ, để rồi dành cả một đời truy tìm Quỷ Lệ trả thù. Ân oán chỉ làm cho người ta

sống khổ sở và nặng nề. Lâm Kinh Vũ từ bỏ những ân oán trên thế gian, từ bỏ những hận thù cá nhân: “Tay không cầm kiếm mà là cầm một cây chổi tre” [19, T7, tr.500] sống theo cách của mình. Không theo đuổi quyền lực, không dành thời gian để luyện đạo, không tranh giành với thiên hạ, Lâm Kinh Vũ chọn con đường “từ bỏ đao kiếm”, lui về ở ẩn ở nhà thờ Tổ - nơi trước đây sư phụ Vạn Kiếm Nhất đã từng sống và “làm việc”. Đây là cách Lâm Kinh Vũ trả ơn cho mười năm nuôi dưỡng và truyền thụ đạo pháp của Vạn Kiếm Nhất. Lâm Kinh Vũ ở ẩn là một đáng tiếc cho Thanh Vân môn, lãng phí tài năng, vì mọi người vẫn luôn kì vọng chàng sẽ là Thanh Diệp tổ sư thứ hai, thế nhưng Lâm Kinh Vũ không hề hối tiếc với lựa chọn của mình. Trái lại, khi đã nhìn thấy những ân oán tình thù, oan trái… trên thế gian, chàng lại thấy cách sống của mình là đúng đắn nên cảm thấy rất thanh thản và mãn nguyện: “Cái mà họ muốn vượt qua là lễ giáo thế tục; cái mà họ muốn đạt được là

tinh thần tự do tuyệt đối” [72, tr.101]. Có lẽ những tháng ngày bình yên sống với

“đám lá vàng” làm Lâm Kinh Vũ thấy hạnh phúc hơn là cầm kiếm lên và chém giết: “Người ấy nhìn lá vàng rơi đầy sân, mỉm cười, rồi giơ tay, vặn hông, hít thở thật sâu làn không khí thoang thoảng vị ngọt ngào của chốn sơn lâm. Sau đó bắt đầu cần mẫn quét đám lá rơi. Cây chổi đưa qua khắp lượt, rồi đám lá khô được vun vào một bên. Có những phiến lá bị gió thổi, bay trở lại chỗ cũ, hệt như những đứa

trẻ bướng bỉnh, người ấy chỉ cười cười rồi đưa chổi quét lại” [19, T7, tr.500].

Chu Nhất Tiên mặc dù không tu đạo, chỉ là một thầy tướng số lang bạc kì hồ, nhưng đã sống mấy trăm năm. Cả cuộc đời phiêu bạc khắp chân trời góc bể, nhìn thấu ân oán, thị phi trên thế gian nên chọn cho mình và cháu gái Tiểu Hoàn một cách sống không giống ai: không tu đạo, không nhà không cửa, không môn không phái, không bị đời ràng buộc, tự do đi khắp nơi, thích đến đâu thì đến... Sống tự do tự tại, không màng danh lợi hay quyền lực, đem “ba tấc lưỡi” mà gieo cho thiên hạ một chút lạc quan vào thế gian nhiều phiền não. Chu Nhất Tiên lấy làm tự hào vì cách sống của mình còn “sướng” hơn nhiều người: “Dưới gầm trời này có bao nhiêu người miệt mài tu hành, bao nhiêu người đạo hạnh cao thâm, nhưng có

mấy người sống vui vẻ hơn ta đâu!” [19, T5, tr.116]. Dã Cẩu và Kim Bình Nhi của

kẻ mang tham vọng đã tự nguyện bỏ hết những tham vọng trước đây mà gia nhập vào “phái đoàn phiêu bạc” của Chu Nhất Tiên.

Cho dù trào lưu của thời đại và xã hội như thế nào thì con người luôn có

thể dựa vào phẩm chất cao thượng của chính mình thoát khỏi thời đại và xã hội để

bước đi trên con đường của chính mình” [68, tr.77]. “Đời là bể khổ”, con người dù

được sinh ra mang một số phận may mắn hay bất hạnh cũng đều trải qua hoặc chứng kiến những đau khổ, ai oán trên thế gian. Ai cũng mong muốn có một cuộc đời hạnh phúc, bởi vậy mà cuộc đời của họ luôn là một hành trình mưu cầu và truy tìm hạnh phúc. Càng đi tìm hạnh phúc, họ chỉ càng thấy thế gian nhiều chuyện đau khổ, để rồi cuối cùng, họ ngộ ra rằng: hạnh phúc luôn ở quanh ta, luôn tồn tại ngay bên cạnh ta: “Trì hoãn sự vui thỏa là một tiến trình sắp xếp nỗi đau và niềm vui của

Một phần của tài liệu cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên (Trang 104 - 110)