Nhận thức về chính – tà, thiện – ác

Một phần của tài liệu cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên (Trang 110 - 114)

5. Cấu trúc luận văn

2.4.2.Nhận thức về chính – tà, thiện – ác

Trên thế gian, người ta thường phân biệt chính – tà, thiện – ác, thế nhưng liệu những quan niệm họ đưa ra đã đúng đắn chưa? Chính – tà, thiện – ác phân tranh, ân ân oán oán bao giờ tiêu tan. Mâu thuẫn hai phái chính – tà chỉ khiến những người trong cuộc gây thêm nhiều tội lỗi. Biết bao người đã thấy có những điều vô lí trong những quan niệm chính – tà, thiện – ác nhưng ít ai có đủ dũng cảm để từ bỏ hay sửa chữa những quy định sai lầm đó. Tuân Tử có nói: “Phàm mối lo của con người là ở chỗ bị những lí thuyết thiên lệch, những kiến giải cong queo

(thiên kiến) che lấp làm cho tăm tối mà không nhận rõ cái chân lí lớn lao” [18,

tr.48]. Chỉ đến khi chứng kiến những hậu quả do nó gây ra thì lúc đó mới tỉnh ngộ:

Đúng và sai trên thế gian này, ai có thể nói cho rõ đây?” [19, T7, tr.68].

Ai thuộc phe Chính đạo cũng cho rằng mình đang đại diện cho chính nghĩa, đại diện cho cái thiện, cái đúng nên xem việc trừ diệt những kẻ Ma giáo – đại diện cho cái ác, cái xấu, cái sai - là điều nên làm. Thế nhưng trên thế gian này, chính tà lẫn lộn, trong chính có tà, trong tà có chính, làm sao có thể phân biệt cho rạch ròi:

đâu có thể chỉ đơn giản dùng hai chữ Chính – Tà để hình dung rõ ràng về một con

người?” [19, T7, tr.268]. Quy định, giới luật, đạo lí của môn phái đưa ra bắt các đệ

tử phải tuân theo, nhưng khi đã trải qua bao nhiêu đổi thay, xoay vần trong đời sống thực, những con người ấy cảm thấy hoài nghi những đạo lí mà sư môn đã rao giảng. Thay vì dùng tai để lắng nghe rồi ngu muội tuân theo thì nhiều người lại chọn cho mình một con đường khác: dùng mắt để nhìn thấy, dùng đầu để suy nghĩ và dùng hành động để phản kháng.

Cuộc sống là những tháng ngày đấu tranh để chiến thắng và tồn tại, thế nên ai mà không có những toan tính cho riêng mình, vậy thì chính – tà, thiện – ác có thông tỏ rạch ròi hay không? Những kẻ hậu bối chỉ biết nghe theo lời giáo huấn của sư môn nên không biết kẻ chính – người tà thực sự là ai. Chẳng hạn như Trương Tiểu Phàm và Bích Dao sau khi trải qua sinh tử dưới Tích Huyết động vẫn phải xem nhau như kẻ thù vì cả hai người đều cho bên kia là kẻ xấu, bên mình mới là tốt:

Bích Dao: “Người trong chính đạo? Tội nghiệt do người trong chính đạo các ngươi gây ra cũng không ít hơn so với người trong ma đạo chúng ta đâu”.

Trương Tiểu Phàm: “Nói láo! Đó đều là những việc tốt đẹp do ma giáo các ngươi làm…”

Bích Dao: “Những việc đó huynh tận mắt nhìn thấy hả? Chắc chắn là sư trưởng của huynh dạy cho huynh, bọn họ vì giữ thể diện, làm sao mà kể thật được?”

Trương Tiểu Phàm: “Thế cô đã từng chính mắt nhìn thấy chắc? Cô đứng đây mà nói với ta rằng chính đạo là tà, ma giáo là chính, lại chẳng phải là những

lời trưởng bối của cô tự tô vẽ cho tổ bối mình ư?” [19, T2, tr.103].

Hay cuộc đối đáp giữa Vạn Nhân Vãng – Quỷ Vương tông chủ của Quỷ Vương Tông – với cậu bé còn ngây thơ Trương Tiểu Phàm để giúp cậu phân biệt thế nào là chính – tà:

Vạn Nhân Vãng: “Tà vật? Ngươi cho rằng cái gì là tà vật?”

Trương Tiểu Phàm (chỉ vào thanh Thiêu Hỏa côn): “Vật, vật này không biết đã làm hại bao nhiêu sinh linh, không phải là tà vật sao?”

Vạn Nhân Vãng: “Giết chết nhiều người, thì là tà vật hả?” Trương Tiểu Phàm: “Phải!”

Vạn Nhân Vãng: “Xin hỏi các hạ, lợn đực lợn cái, lợn đen, lợn trắng, có phải là lợn không?”

Trương Tiểu Phàm: “Đương nhiên là thế”.

Vạn Nhân Vãng: “Thế sư tử và dê, mãnh hổ và thỏ, sát hại lẫn nhau, có coi

là sinh linh không? Có phân biệt chính tà không?”

Trương Tiểu Phàm: “Có!”

Vạn Nhân Vãng: “Vậy xin hỏi tiếp, những người mà các hạ gọi là chính đạo tà đạo, có phải đều là người không?”

Trương Tiểu Phàm: “Phải!”

Vạn Nhân Vãng: “Trương tiểu huynh, Thanh Vân môn các vị có một thứ kì bảo trấn sơn lừng lẫy cổ kim, danh động thiên hạ là Tru Tiên cổ kiếm, tiểu huynh biết không?”

Trương Tiểu Phàm: “Biết!”

Vạn Nhân Vãng: “Vậy các hạ có biết, trong cuộc Chính – Ma đại chiến tám trăm năm về trước, Tru Tiên kiếm đã giết chết bao nhiêu sinh linh, đã hủy diệt bao

nhiêu tính mạng không?...” [19, T2, tr.115-116].

Bao nhiêu sự việc đang diễn ra khiến người ta nhìn thấy những “bằng chứng sống” chứ không còn là lí thuyết viễn vông nữa. Đạo Huyền Chân Nhân là lãnh tụ của Chính đạo – chưởng môn của Thanh Vân môn – suốt đời luôn lấy khẩu hiệu “thà bỏ sót còn hơn giết nhầm” để cho cả môn phái và người trong Chính đạo làm mục tiêu, thế mà lại nhẫn tâm ra tay giáng thẳng Tru Tiên kiếm xuống cậu bé Trương Tiểu Phàm vô tội. Thương Tùng Đạo Nhân là một trong những vị thủ tọa cao quý của Thanh Vân môn lại tiếp tay cho Ma giáo đánh lại người trong Chính đạo và bày kế nham hiểm giúp Quỷ Vương đánh bại các môn phái Ma giáo khác. Vân Dịch Lam – chưởng môn Phần Hương Cốc, một trong ba đại phái trong Chính đạo – lại câu kết với người cá và Thú Thần âm mưu tranh bá thiên hạ và lừa dối người trong Chính đạo. Phổ Trí – thần tăng của Thiên Âm tự - chỉ vì mục đích riêng mà sát hại hơn hai trăm người dân vô tội…

Dã Cẩu là người trong Ma giáo lại đi theo hai ông cháu Chu Nhất Tiên phiêu bạc giang hồ, giúp đỡ cho bao nhiêu người mắc nạn trên đường. Tiểu Bạch xuất thân từ yêu hồ lại hết lòng hết sức giúp đỡ bạn bè. Đại tiểu thư Ma giáo Bích Dao lại sẵn sàng cứu mạng, nhường thức ăn và cùng sinh tử với một kẻ không thân phận của Chính đạo… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cái gì là thật và cái gì là giả? Đằng sau cái tình nghĩa tưởng như cao cả kia lại là sự rắp tâm phản bội. Đằng sau sự phản bội lại có tình nghĩa bền chặt không đổi dời. Dưới khuôn mặt Phật lại có sự tàn ác của ma quỷ. Dưới vẻ hung ác bạo tàn của người nhiễm tâm ma lại có một trái tim nồng ấm.

Trong người Trương Tiểu Phàm – Quỷ Lệ tồn tại cả chính và tà. Có khi hung dữ, điên cuồng và tàn bạo như một “ác quỷ”, khi lại cô độc, hiền lành và đáng thương như một kẻ cô khổ nhất trần đời. Chính và tà đan xen trong tính cách và hành động của chàng khiến Quỷ Lệ nhiều lúc không hiểu rõ mình là ai nhưng chàng vẫn nhận thức rõ con đường của mình đang đi. Bởi vậy mà khi Lâm Kinh Vũ khuyên Quỷ Lệ nên từ bỏ Ma đạo trở về với Chính đạo, “quay đầu là bờ” thì chàng đã mỉa mai: “Thế gian muôn nẻo đường đi, đường nào cũng có cái lí riêng của nó,

lẽ nào chỉ có bờ của các ngươi mới là bờ, còn bờ của ta là biển chăng?” [19, T3,

tr.298].

Lục Vỹ ma hồ khi bị người trong Chính đạo tìm giết đã lên tiếng công kích vào cái “thành trì tư tưởng” mà người trong Chính đạo áp đặt cho các giống loài khác trên thế gian:

Vạn vật do trời sinh đều để cho các cậu tùy ý bắt lấy, chỉ cần có đôi chút phản kháng là bị quy thành gây họa cho thế gian, hại người vô số, tàn ác không thể tha, tội đáng muôn chết, đúng không?(…) Các người tu chân luyện đạo, đến nay trường sinh còn chưa tu được, nhưng đã đấu đá lẫn nhau tơi bời. Cái gọi là chính đạo tà đạo, kì thực không tùy thuộc miệng các người nói đâu. Chẳng qua là thắng

làm vua, thua làm giặc đó thôi [19, T2, tr.207-208].

Con người thường sợ hãi ma quỷ và tìm mọi cách để trừ diệt chúng. Bởi vậy, những người tu tập Quỷ đạo như Quỷ tiên sinh bị người đời phê phán và miệt thị, cho đó là thứ tà đạo xấu xa và nhơ bẩn nhất. Quỷ tiên sinh do đó luôn cô độc và bị

người ta ghê tởm. Họ tránh ông như tránh tà nhưng Quỷ tiên sinh vẫn không lo sợ. Ông vẫn tu tập đạo pháp của Quỷ đạo vì ông có cái lí của riêng mình: “Con ma trong tâm mỗi người đã khiến họ sợ hãi (…). Kì thực, cái gọi là Quỷ đạo, lại có điểm cốt yếu là khống chế ma quỷ trong chính lòng mình. Nếu cô bình thản, tất cả u

hồn yêu tinh không thể đụng đến tâm trí cô” [19, T6, tr.76].

Balzac đã nói: “Khi bạn thấy được những hiện tượng không thể lí giải, hay

khi cảm thấy mơ hồ, chân lí rất có thể đang ở ngay trước mắt bạn”. Bởi vậy, khi đã

hiểu ra chân lí: “Trời sinh muôn vạn con đường, vốn dĩ đều là một thể, chính nghĩa

dẫn dắt tâm ta, chính nghĩa nằm ở trong lòng thế nhân” [19, T3, tr.299], Tiểu Hoàn

và Trương Tiểu Phàm đều không ngần ngại sử dụng những pháp bảo bị coi là tà vật, luyện những pháp môn bị cho là tà đạo. Trương Tiểu Phàm quả quyết với sự lựa chọn của mình: “Thiêu Hỏa côn có thể là một tà vật, nhưng ta dùng nó để trảm

yêu trừ ma, ấy là chính đạo, ta tự vấn lòng không hổ thẹn” [19, T2, tr.117]. Thông

qua sự khổ sở đương đầu và giải quyết những vấn đề mà chúng ta gặp phải, như Benjamin Franklin đã nói: “Những gì làm đau đớn thì dạy khôn”, con người dần trưởng thành hơn trong nhận thức. Khi đã gia nhập Ma giáo, làm nhiều việc mà người trong Chính đạo cho là tàn ác, người trong Ma giáo cho là “như một con ác quỷ”, Quỷ Lệ vẫn không lo sợ vì chàng nhận thức được điều mình đang làm: “Tôi

chưa làm việc gì trái với đạo trời hay đi ngược lại lẽ thường” [19, T6, tr.262]. Nhìn

thấy bao chuyện đời thay đổi, chàng khẳng định: “Thứ yêu tà nhất trên đời này,

không phải là nó (Phệ Huyết châu và gậy Nhiếp Hồn), mà là… lòng người” [19,

T4, tr.53]

Jonathan từng viết: “Trên thế giới này, chỉ có một quy luật bất biến, đó chính

là: không có một sự việc nào là không thay đổi”. Trong thiên hạ không có gì là

mang tính tuyệt đối, nhất định, chính có thể thành tà, tà có thể thành chính, giữa chính – tà, thiện – ác, không có cái gì là chắc không thay đổi. Con người cần lựa chọn cho mình một cách nhìn sáng suốt và một cách sống đúng đắn.

Một phần của tài liệu cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên (Trang 110 - 114)