Vượt lên giới hạn của bản thân và thử thách của hoàn cảnh

Một phần của tài liệu cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên (Trang 63 - 75)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.Vượt lên giới hạn của bản thân và thử thách của hoàn cảnh

Con người muốn tồn tại trong thế giới này phải luôn đấu tranh không ngừng, không chỉ đấu tranh với các thế lực bên ngoài, với thử thách của hoàn cảnh mà còn phải đấu tranh với chính bản thân mình và vượt qua nó. Dù những cuộc đấu tranh đó có tàn khốc, quyết liệt, mất mát và đau thương… nhưng quan trọng là đừng bao giờ bỏ cuộc, đừng bao giờ buông xuôi.

Rất nhiều tiểu thuyết gia, nhất là những tiểu thuyết gia võ hiệp, khi xây dựng hình tượng người anh hùng nghĩa hiệp trong tiểu thuyết của mình thường là những kẻ có tư chất và tài năng hơn người, nổi trội trong đám đông. Chẳng hạn như Dương Quá thông minh, lanh lợi và lắm quỷ kế trong Anh hùng xạ điêu, Kiều Phong tài năng và dũng mãnh trong Thiên Long Bát bộ (Kim Dung), Sở Lưu Hương phong lưu và đào hoa trong Sở Lưu Hương hệ liệt (Cổ Long), … Nhưng cũng có không ít những nhân vật ngoại lệ có tính cách hiền lành và chất phác như Quách Tĩnh trong Thần điêu đại hiệp, phong độ nhưng si tình như Đoàn Dự trong

Thiên Long bát bộ (Kim Dung)… Những hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết võ

hiệp rất phong phú, đa dạng. Mỗi nhân vật được tiểu thuyết gia xây dựng đều mang những nét chung của người anh hùng võ hiệp nhưng cũng mang những nét cá tính rất riêng biệt. Có nhiều nhân vật đã để lại nhữngấn tượng không thể nào quên trong lòng người đọc.

Bước vào tiểu thuyết Tru Tiên, ta sẽ thấy tác giả xây dựng rất nhiều nhân vật nhưng nhân vật nào cũng có nét riêng của mình, không thể nhầm lẫn. Mỗi người với một tư chất và tài năng khác nhau, chính điều đó mà mỗi nhân vật có một cuộc đời, một số phận khác nhau.

Khi tu chân luyện đạo, điều quan trọng nhất là tư chất của người tu đạo: “Thế gian thường có cái thuyết thiên tài ngộ đạo trong chốc lát – hơn cả trăm năm tu hành” [19, T1, tr.50], bởi vậy mỗi môn phái khi thu nạp đệ tử đều xem xét tư chất của đệ tử trước tiên. Nếu tư chất tốt thì thu nạp ngay, còn tư chất quá kém thì phải

xem xét lại. Thanh Vân môn có tất cả bảy chi phái. Mỗi chi phái đều có những đệ tử tài năng, trong đó ba chi phái Thông Thiên Phong, Tiểu Trúc Phong và Long Hồi phong là có nhiều đệ tử xuất sắc và có tư chất nhất.

Tề Hạo, Lục Tuyết Kì, Điền Linh Nhi, Tăng Thư Thư, Lâm Kinh Vũ… đều là những người có tư chất bẩm sinh nên nhanh chóng thành danh trong lớp trẻ của Thanh Vân môn. Hơn nữa, họ lại là những nam thanh nữ tú, phong thái hơn người nên được mọi người ở Thanh Vân môn hết sức ngưỡng mộ, xem như là những “viên ngọc quý”. Con đường tu đạo vì thế mà cũng thuận lợi vô cùng.

Ông trời quả thật khéo đùa dỡn, sinh ra mỗi người với nhiều cảnh ngộ khác nhau. Có người được ông ưu ái dành cho rất nhiều ưu điểm như về tư chất, tài năng, gia cảnh… nhưng có kẻ lại chẳng có gì.

Trương Tiểu Phàm chỉ là một cậu bé được sinh ra trong một thôn nhỏ nghèo nàn tên là Thảo Miếu: “Thôn này có hơn bốn mươi hộ dân, nếp sống thuần phác, dân cư sinh sống bằng cách lên núi đẵn củi bán cho Thanh Vân môn đổi lấy bạc. Ngày thường dân thôn trông thấy đệ tử Thanh Vân môn bay tới bay lui hết sức thần

kì, nên vô cùng sùng bái Thanh Vân môn, coi họ như tiên gia đắc đạo” [19, T1,

tr.14]. Cậu bé hồn nhiên, chất phác, chỉ biết chạy nhảy chơi đùa giống như bao nhiêu đứa trẻ khác trong thôn, nào có ai để ý đến tư chất hay tài năng gì của cậu, vì dân trong thôn nào dám nghĩ tới chuyện sẽ tu chân luyện đạo gì gì.

Dường như “cái duyên” của Trương Tiểu Phàm đã đến. Phổ Trí thần tăng của Thiên Âm tự trong lúc cận kề cái chết đã không chọn người có tư chất như Lâm Kinh Vũ để truyền nghệ mà lại chọn kẻ có tư chất quá tầm thường như Trương Tiểu Phàm. Không phải là Phổ Trí sắp chết nên nhầm lẫn. Lúc đầu khi có ý nghĩ sẽ truyền lại bí quyết Phật môn thì ông nghĩ ngay đến Lâm Kinh Vũ, nhưng vì mục đích cao xa sau này đã buộc ông phải nghĩ lại: “Thằng bé Lâm Kinh Vũnày tư chất tốt, nếu được Thanh Vân môn thu nạp làm đệ tử, nhất định sẽ được sư phụ chú ý.

Nó tuổi còn nhỏ, e sẽ không giữ được cái bí mật tày trời này!” [19, T1, tr.32]. Ông

đã làm một phép so sánh với Trương Tiểu Phàm: “nhớ đến cá tính quật cường của

nó lúc ban chiều, chết đến nơi mà không chịu cúi đầu” [19, T1, tr.32], suy đi tính

người là cá tính quật cường, thà chết chứ không chịu thua nên Phổ Trí đã truyền bí quyết luyện công của Thiên Âm tự là Đại Phạm Bát Nhã cho cậu bé.

Vì thôn Thảo Miếu bị thảm sát nên Lâm Kinh Vũ và Trương Tiểu Phàm được Thanh Vân môn thu nạp. Lâm Kinh Vũ ngay từ đầu đã gây ấn tượng mạnh đối với các thủ tọa và chưởng môn của Thanh Vân môn, và bên cạnh nó, Trương Tiểu Phàm đã mờ nhạt nay lại càng mờ nhạt hơn:

Lâm Kinh Vũ tuổi nhỏ, gặp cơn đại biến, lại đối diện với cao nhân nổi danh thiên hạ như Đạo Huyền Chân Nhân mà nói năng vẫn rõ ràng mạch lạc đâu ra đấy, nó điềm đạm trầm tĩnh hơn hẳn những đứa trẻ bình thường; Trương Tiểu

Phàm thì lại càng không so làm gì, nó ngớ ngẩn đến mức ngỡ Đạo Huyền Chân

Nhân là thần tiên (…)

Mọi người nghe vậy đều không khỏi thấy buồn cười, nhìn Trương Tiểu Phàm nói lời trẻ dại ngây thơ, nhưng sau mọi ánh mắt lại đều dồn về phía Lâm Kinh Vũ

(…), lúc này trong lòng chỉ biết nhận xét một câu: “Quả là một miếng ngọc quý’

[19, T1, tr.46].

Nếu Lâm Kinh Vũ được đánh giá là “một miếng ngọc quý” thì Trương Tiểu Phàm có lẽ chỉ là đồ “đầu đất” [tru tiên, T1, 94]. Bởi vậy, các vị thủ tọa tranh nhau giành lấy cho bằng được Lâm Kinh Vũ làm đệ tử của mình, bất chấp cả hòa khí. Còn Trương Tiểu Phàm thì không ai “thèm” ngó ngàng gì tới. Cuối cùng, vì sự ép buộc của Đạo Huyền Chân Nhân mà Điền Bất Dịch buộc phải thu nạp đứa trẻ này làm đồ đệ nhưng chẳng vui vẻ gì: “Trương Tiểu Phàm tư chất tầm tầm, có thể nhận

ra ngay; thu nạp làm môn hạ chỉ tổ nhọc xác” [19, T1, tr.53].

Trong khi Tề Hạo, Lục Tuyết Kì, Điền Linh Nhi, Tăng Thư Thư, Lâm Kinh Vũ… được sư phụ coi trọng và hết lòng dạy dỗ, chuyên tâm tu tập đạo pháp thì tình cảnh của Trương Tiểu Phàm hoàn toàn ngược lại. Công việc của Tiểu Phàm là hằng ngày lên núi chặt trúc để rèn luyện sức khỏe và chuyên tâm làm một “người đầu

bếp cô đơn” [19, T1, tr.158] phục vụ từng bữa ăn cho Đại Trúc phong. Quả thật ông

trời cũng quá công bằng khi không cho ta có tài năng này nhưng lại phú cho ta một khả năng khác: “Về tu hành đạo pháp, gã tỏ ra chẳng có chút tài hoa nào, nhưng khả năng bếp núc thì đúng là trời phú, nấu nướng chẳng cần thầy dạy mà tự làm

được cơm dẻo canh ngọt, vượt xa tất cả mọi người” [19, T1, tr.125], ngay cả lão sư phụ khó tính cũng phải hài lòng vì tài nấu nướng “bẩm sinh” của nó.

Khác xa với các sư huynh đệ có vẻ đẹp anh tuấn và khí độ phi phàm, Trương Tiểu Phàm vốn là con nhà nông nên có bề ngoài quê mùa, chất phác. “Trong tập võ, chữ ‘phác’ có ý chỉ sự ‘chậm hiểu’, ‘tối dạ’ nhưng cũng ngụ ý con người có tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tính thành thực” [36, tr.157]. Bởi vậy, “Trương Tiểu Phàm ngoài việc tu hành và

làm bài tập, những lúc rỗi rãi thì ríu rít vui vẻ giúp đỡ người khác, tính tình rất thật

thà, ai ai cũng quý” [19, T1, tr.93]. Trong khi những người khác ngày càng tiến bộ

thì Trương Tiểu Phàm hầu như “dậm chân tại chỗ”. Không chỉ có tư chất tầm thường mà “sự kém cỏi của Trương Tiểu Phàm thật hiếm có” [19, T1, tr.92]. Thành tựu của Trương Tiểu Phàm “ngớ ngẩn ngốc nghếch” đạt được sau một thời gian kiên trì tập luyện như sau:

Tu luyện đã ba tháng tròn, mà ngay khổng khiếu toàn thân cũng không thể

khống chế như ý, dẫn linh khí nhập thể thì gượng gạo, nói gì đến việc vận hành vài

vòng huyệt đạo?” [19, T1, tr.92]

Đệ tử bình thường tu tập Thái Cực Huyền Thanh Đạo sau ba tháng đã có

thể chặt gãy được Hắc Tiết trúc, Trương Tiểu Phàm thì đến hơn nửa năm mới chặt

được cây trúc đầu tiên” [19, T1, tr.93]

Trương Tiểu Phàm cũng lập được một kỉ lục tồi tệ nhất trong Thanh Vân

môn kể từ thời khai sáng: nó đã dùng đủ ba năm, tức là dùng gấp ba số thời gian cho một người bình thường, mới hoàn thành tầng thứ nhất trong Ngọc Thanh Cảnh

của Thái Cực Huyền Thanh Đạo” [19, T1, tr.94].

Thật ra Trương Tiểu Phàm không tiến triển nhanh trong việc học đạo là do có nguồn gốc sâu xa. Nếu Trương Tiểu Phàm là người đầu tiên lập kỉ lục về “người tu hành ngốc nghếch nhất” của Thanh Vân môn, thì chính cậu cũng là người đầu tiên, và cũng là người duy nhất mang trong mình chân pháp của hai nhà: Đạo và Phật.

Phật học có nói về cái gọi là ‘sở tri chướng’, quá nhiều tri thức dễ biến thành

‘định kiến’ ngăn cản sự nhận thức chân lí” [36, tr.158]. Hầu hết những người khác

khi tu chân thì chỉ học mỗi pháp môn của môn phái mình. Còn Trương Tiểu Phàm khi bắt đầu học pháp môn của Thanh Vân môn thì trong người cậu đã có khẩu

quyết của Phật môn Thiên Âm tự, mà hai pháp môn Đạo và Phật này hoàn toàn trái ngược nhau: “Nó luyện Thái Cực Huyền Thanh Đạo vừa mới được chút thành tựu, khổng khiếu toàn thân vừa mới khai mở, linh khí nhập thể, thì tiếp ngay sau, Đại Phạm Bát Nhã lại đóng mạnh tất cả các chỗ đó lại, nhập vào cõi tịch diệt, làm cho

bao nhiêu nỗ lực lúc trước, hầu như đều đổ xuống sông xuống biển cả” [19, T1,

tr.92]. Điều này khiến cho Trương Tiểu Phàm cảm thấy rất khổ sở và rối tinh rối mù lên khi cùng lúc tu luyện cả hai loại pháp môn này: “Nó vốn chẳng thông minh, là con nhà nông, tuổi lại còn nhỏ, không có hiểu biết quyết đoán; những việc lớn như thế này nó nghĩ tới nghĩ lui, mất bao nhiêu thời gian vẫn không hiểu nổi tại sao

lại thế” [19, T1, tr.91]. Một cái khó nữa là nó không thể hỏi ai vì quy tắc của bản

môn: môn phái nào học pháp môn của môn phái đó, không được truyền pháp môn của bản phái ra ngoài mà cũng không được học pháp môn của bản phái khác. Đây là điều đại kị của các môn phái. Chính vì vậy mà vô tình Trương Tiểu Phàm đã “tự làm khó mình”: “tính nó cứng cỏi quật cường, vẫn không hề buông xuôi. Nơi nó ở vắng vẻ yên tĩnh, ban ngày tu tập Thái Cực Huyền Thanh Đạo, đêm xuống lại luyện

Đại Phạm Bát Nhã” [19, T1, tr.94]. Tuy biết là khó khăn và gian khổ nhưng nó vẫn

âm thầm chịu đựng, tuy biết mình không tiến bộ sẽ bị các sư huynh chê cười, bị sư phụ trách mắng nhưng nó vẫn không bỏ cuộc, tự mình kiên trì rèn luyện, không hề than vãn hay tâm sự với ai: “Lịch trình gian khổ luyện tập võ công của hiệp khách đã thể hiện khả năng đột phá hạn chế bản thân của con người, phát huy khát vọng

và nghị lực tiềm tàng trong mỗi con người” [36, tr.238]. Đại Phạm Bát Nhã cũng có

tiến triển nhưng đó lại là pháp môn của Thiên Âm tự nên cậu phải giấu biệt nó đi. Vậy cho nên chẳng ai biết được thực lực của cậu là tới đâu.

Đến kì Thất Mạch hội võ sáu mươi năm mới diễn ra một lần ở Thanh Vân môn, trong khi ai cũng háo hức mong được tỉ thí với các sư huynh đệ đồng môn để chứng tỏ tài năng thì Trương Tiểu Phàm chỉ “đi xem cho biết”. Ai đến dự hội cũng ngự pháp bảo bay trên không trung mà đi, còn Trương Tiểu Phàm chỉ biết “

miệng đứng xem, thật là thần kì” [19, T1, tr.138].

Trong kì Thất Mạch hội võ, các đối thủ thường sử dụng pháp bảo để đấu với nhau. Pháp bảo của ai cũng cực kì đẹp đẽ và lợi hại, biến hóa khôn lường. Điền

Linh Nhi sử dụng dải lụa đỏ Hổ Phách Chu Lăng mềm mại, uyển chuyển; Tề Hạo với thanh Hàn Băng kiếm uy lực kinh người; Lục Tuyết Kì với thanh kiếm thần Thiên Gia nổi danh thiên hạ; Lâm Kinh Vũ với Trảm Long Kiếm thần uy mạnh mẽ… Còn Trương Tiểu Phàm, pháp bảo của cậu chỉ là một cây gậy Thiêu Hỏa côn (tức thanh cời lò) xấu xí, đen đúa, hằng ngày cậu dùng nó để cời lò khi nấu nướng. Bởi vậy, trong khi những người khác cầm pháp bảo trên tay hay đeo bên mình để khoe với người khác thì Trương Tiểu Phàm lại giấu kín nó trong bọc, sợ mọi người nhìn thấy: “Gã cũng biết, dùng thanh Thiêu Hỏa côn này thật rất khó coi, nhất định là sẽ khiến người ta cười vỡ bụng nhưng khổ một nỗi những thứ khác thì gã không sao khu dụng được; và từ thẳm sâu trong lòng gã lờ mờ cảm thấy một tia hi vọng nhỏ mong manh, hi vọng Thiêu Hỏa côn sẽ giúp gã chứng tỏ được mình, vì vậy cuối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cùng gã vẫn mang nó theo” [19, T1, tr.270].

Sự lựa chọn của Trương Tiểu Phàm đã làm cho cậu trở thành trò cười của thiên hạ. Mọi người đều nghĩ một người quê mùa, bề ngoài tầm thường, tư chất kém cỏi, tài năng tồi tệ như cậu thì làm sao có thể có trong tay một thứ pháp bảo đẹp đẽ, cao sang cho được, mà nếu có thì liệu một kẻ “tài năng tầm thường” như cậu liệu có điều khiển được không. Chính Trương Tiểu Phàm cũng cảm thấy mình không xứng đáng được có những pháp bảo đó: “Giọng gã pha lẫn nghẹn ngào: ‘Ta là cái hạng gì mà được dùng pháp bảo? (…) Ta đâu có tốt số để có được những thứ

kia? Ở cùng ta, chỉ là một thanh cời lò xấu xí mà thôi’” [19, T1, tr.294]. Thà không

có thì thôi, nhưng giờ đây, Trương Tiểu Phàm lại làm một việc quá ư dũng cảm, đó là rút thanh Thiêu Hỏa côn ra… Nó “trông như một con thằn lằn thô lậu trên mặt đất” [19, T1, tr.333]. Và dường như ngay lập tức, cậu nhận được phản ứng của mọi người:

Thiêu Hỏa côn vẫn chỉ đem lại cho gã sự miệt thị và chế nhạo. Xung quanh

người ta cười vang, Trương Tiểu Phàm cúi thấp đầu, mắt nhìn xuống, thấy cả thế giới này, chỉ còn mỗi một thanh Thiêu Hỏa côn đen đủi khó coi nằm trong lòng bàn tay gã.

Họ cười, cười to, y hệt đám đồng môn sư huynh cười gã trước lúc lên đường, đến cả Điền Linh Nhi (…) cũng cười như vậy.

Gã cúi đầu, nhắm mắt.

Cảm giác lạnh cơ hồ từ nơi sâu thẳm trong thân thể u uất vọng lên, chầm chậm du động trong mình gã.

Con người ta khi nào cảm thấy cô độc nhất?

Có phải là khi một mình đối mặt với sự lãnh đạm của thế gian, có phải là khi một mình đối mặt với tất cả những sự chế nhạo?

Máu của con người, là giá băng hay là sôi bỏng? Gã đột nhiên ngẩng đầu, nhìn thẳng ra phía trước.

Lúc ấy, ánh nắng chiếu lóa mắt gã, chẳng ai nhìn rõ xúc cảm của gã ra sao”

[19, T1, tr.271].

Có lẽ Trương Tiểu Phàm không có tư chất và tài năng, nhưng ở cậu lại là một tinh thần thép. Trong hoàn cảnh như cậu, không phải ai cũng có thể vượt qua được sự nhạo báng, miệt thị, xem thường của mọi người để tiếp tục thi đấu. Trong mỹ học, Hegel có nói: “Để có được hành động thật kịch cần thiết rằng nguyên lí tự do và độc lập cá nhân đã phải thức dậy hoặc ít nhất ý thức tự quyết định, ý muốn được tự do và tự mình chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân và những hậu

Một phần của tài liệu cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên (Trang 63 - 75)