Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên (Trang 133 - 140)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật và phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới.

Thời gian trong Tru Tiên không phải là một thời gian cụ thể nào. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã viết: “Thời gian: không rõ. Chắc là từ rất lâu, từ ngày xửa ngày

xưa” [19, T1, tr.7]. Cách mở đầu này không khác gì các câu chuyện cổ tích với câu giới thiệu quen thuộc “ngày xửa ngày xưa”. Thời gian ở đây hoàn toàn không được xác định, không dính dáng hay gắn liền với một cột mốc nào của lịch sử. Nó hoàn toàn mơ hồ, huyễn hoặc, có thể đó là một khoảng thời gian rất dài hàng vạn năm, hàng trăm năm như sự tồn tại của Thú Thần và Linh Lung nương nương ở Thập Vạn đại sơn, sự phát triển và diệt vong của các môn phái… nhưng cũng có khi chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn như một ngày, một khoảnh khắc: “Cuộc dâu bể có

thể là dài ngàn vạn năm nhưng cũng có thể chỉ là chốc lát” [19, T7, tr.456]

Thời gian của vũ trụ, của tự nhiên là vô hạn, là tuần hoàn, còn thời gian của đời sống con người thì hữu hạn và không thể quay lại. Tuổi thọ bình thường của con người thường chỉ là trăm năm, thế nhưng con người luôn ham sống sợ chết, do đó mà sống trăm năm vẫn chưa thỏa mãn lòng tham sống của họ, bởi vậy mà bên cạnh những người biết bằng lòng với định mệnh thường chúc nhau “trăm năm hạnh phúc” lại có những người muốn trường sinh nên thường mong “phúc như Đông hải, thọ tỉ Nam sơn”. Tác giả của Tru Tiên đã phản ánh tư tưởng này của con người:

Màn đêm sâu thẳm kia từ vạn năm qua vẫn thế, kiếp người so với nó chẳng khác

nào con đom đóm so với nhật nguyệt, đời người chỉ là một khoảnh khắc trôi qua mà thôi. Có lẽ cổ nhân vì hiểu điều này cho nên mới không ngừng khát vọng trường sinh” [19, T7, tr.497]. Trong thực tế tu đạo tìm kiếm sự trường sinh, đã có người sống thọ trên trăm năm, chẳng hạn tục truyền Lão tử thọ đến 250 tuổi. Tiêu Đỉnh cũng đã phóng đại thời gian sống lâu của một số nhân vật tu đạo như Thanh Vân Tử thọ 367 tuổi, Thanh Diệp Chân Nhân thọ 550 tuổi… Những người tu đạo khác, dù là người trong Chính đạo hay Ma giáo - nếu không sớm phải bỏ mạng trong các cuộc đấu - thì hầu như đều sống trên vài trăm tuổi. Thời gian dẫu có qua đi vài trăm năm nhưng họ vẫn giữ được vẻ tươi trẻ: Tô Như, Thủy Nguyệt Đại Sư, U Cơ, Thanh Long, Điền Bất Dịch, Quỷ Vương Tông… tuy đã sống mấy trăm năm nhưng trông dáng vẻ, thần sắc, khuôn mặt, làn da… của họ không khác chi những người chỉ ở lứa tuổi trung niên. Chu Nhất Tiên và Quỷ Vương Tông, Vạn Kiếm Nhất và Đạo Huyền Chân Nhân tuy tuổi đời gần ngang nhau nhưng Chu Nhất Tiên không tu đạo nên đã trở thành ông già râu tóc bạc phơ, đi xa đã thấy mệt, còn Quỷ Vương

Tông và Đạo Huyền Chân Nhân vẫn tráng kiện, khỏe mạnh và trẻ trung. Duy có Vạn Kiếm Nhất tuy cũng tu đạo rất cao thâm nhưng “dung mạo khô héo, mặt chi

chít nếp nhăn như dao rạch” [19, T3, tr.82]. Thời gian trôi qua, đối với nhiều người

là để sống, để phấn đấu, để tìm cơ hội nhưng đối với ông chỉ là những tháng ngày tồn tại trong cô đơn và buồn tẻ, cho nên: “Trái tim đã chết rồi, người tự nhiên sẽ

chóng già” [19, T4, tr.356].

Đọc tác phẩm, ta sẽ thấy có một sự chênh lệch rất lớn về tuổi thọ của những người tu đạo vượt những người bình thường. Tuổi thọ của người bình thường bất quá chỉ trăm năm và phải sống trong vòng luân hồi sinh, lão, bệnh, tử; lúc sinh ra thì trẻ, lớn lên thì khỏe, thời gian càng trôi qua thì con người cũng bệnh, cũng già và chết đi: “Có lẽ chúng ta đều như thế cả: con người mải miết hối hả theo năm tháng, nhưng cũng không đuổi kịp thời gian, cứ già dần đi, rồi biến mất vào bóng tối” [19, T6, tr.208]. Việc gắn kết thời gian sống của người tu đạo với thời gian sống của những thường dân cho thấy mối quan hệ giữa đạo và đời. Đạo là cái đích mà đời luôn gắng hướng tới.

Có những khoảng thời gian tác giả chỉ nhắc thoáng qua như một con số tượng trưng: hai ngàn năm có lẻ, thấm thoắt đã hai mươi năm, trong một trăm năm sau đó, năm mươi năm như thế trôi qua, kéo dài đúng bốn trăm năm, cách đây một

nghìn ba trăm năm… Thời gian trôi qua rất nhanh, ta có cảm giác nó giống như một

ngôi sao băng, chợt lóe ngang bầu trời trong khoảnh khắc rồi mất hút, chẳng để lại dấu vết. Thời gian của đời người cũng vậy, chỉ là một cái chớp mắt, một khoảnh khắc so với thời gian vĩnh cửu của đất trời.

Thời gian giống như một cơn lốc xoáy hút người ta vào quỹ đạo của nó, dẫu thuận theo hay phản kháng thì ta vẫn bị nó xoay vần. Mỗi bước đi của thời gian, dù chỉ trong một khoảnh khắc thôi cũng khiến cho thế gian có biết bao điều biến đổi. Bởi vậy, con người đều cảm nhận được từng bước đi – dẫu vô hình nhưng hết sức tàn nhẫn – của nó: “Việc đời biến ảo khôn lường, thời gian chẳng dừng đợi một ai”, “thời gian trôi, sự đời biến đổi, thể xác còn đây mà con người đã khác xưa”, “rõ ràng là con đường này đã thay đổi thật rồi. Vì nó đã không còn là đường nữa. Cỏ

dại mọc rất dày, mọc từ năm này sang năm khác, đã phủ che lịch sử, đã chứng kiến

sự vô tình của thời gian”…

Thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai nhiều khi cùng một lúc tồn tại trong tâm tưởng của nhân vật. Quỷ Lệ đau khổ vì hoàn cảnh trong hiện tại nên ao ước được quay về sống lại những tháng ngày êm đềm trong quá khứ và hi vọng về một tương lai được “giải thoát”, Lục Tuyết Kì không thể thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại nhưng luôn giữ lấy những kí ức đẹp đẽ về Quỷ Lệ lúc còn là một Trương Tiểu Phàm hiền lành, chất phác để nuôi hi vọng và nhiều khi dệt những mơ ước thật đẹp về tương lai của hai người, Vạn Kiếm Nhất chấp nhận với cuộc sống hiện tại trong nhà thờ Tổ nhưng những hình ảnh của một quá khứ hào hùng luôn làm “điểm tựa” tinh thần để ông cảm thấy tự hào và một tương lai “ra đi không vướng bận” làm ông thấy thanh thản, Thương Tùng Đạo Nhân luôn nuôi trong lòng mối hận thù năm xưa nên luôn lập nên những âm mưu ở hiện tại để mong tương lai sẽ rửa nhục trả thù cho Vạn Kiếm Nhất.

Những gì đã đi qua không ít thì nhiều cũng để lại những dấu ấn. Có những dấu ấn sẽ phai nhạt theo thời gian năm tháng, nhưng cũng có những dấu ấn luôn đeo mang theo con người, trở thành một gánh nặng, một nỗi dằn vặt mà suốt cuộc đời người ta phải mang theo, nhất là đối với những người có một quá khứ không mấy thuận lợi. Trong Tru Tiên, có những khoảng thời gian nhân vật hồi tưởng lại quá khứ của mình. Thời gian hồi tưởng tạo ra khả năng đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại, giúp ta thấu hiểu hơn tâm tư, tình cảm và những động cơ thúc đẩy hành động của nhân vật. Quỷ Lệ luôn bị hình ảnh những thi thể của những người thân mình mẩy đầy máu đỏ nằm chết la liệt trong trận thảm sát thôn Thảo Miếu năm nào ám ảnh. Nó hiện về trong những giấc mơ, trong những lúc Quỷ Lệ đau khổ hay khi thấy những hình ảnh chết chóc nào tương tự của trẻ em và đàn bà thì hình ảnh ấy lại hiện ra. Những tháng ngày tươi đẹp khi còn là một đứa bé thơ ngây vui đùa cùng chúng bạn ở thôn Thảo Miếu hay những tháng ngày niên thiếu êm đềm và đầy ắp tiếng cười ở Đại Trúc phong luôn sống mãi trong lòng Quỷ Lệ khiến chàng dù đã đi khỏi sư môn và gia nhập vào Ma giáo vẫn thấy gần gũi và ấm áp ở trong tim. Hay hình ảnh một bóng áo màu xanh lục từ trên trời cao rớt xuống dưới uy lực của Tru

Tiên cổ kiếm với gương mặt “tịnh không hối hận, tịnh không lùi bước” luôn ở trong tâm trí Quỷ Lệ khiến chàng đau lòng và day dứt. Cả cuộc đời của chàng hầu như chỉ luôn sống trong quá khứ, day dứt vì nó và cũng đau khổ chỉ vì nó.

Bước đi của thời gian dường như đều để lại trên thể xác và trong tâm hồn của nhân vật những tổn thương, những vết sẹo không sao lành lặn được. Mười năm Bích Dao chỉ còn là một thể xác không hồn nằm trên Hàn Băng thạch thất, mười năm mang mối hận về người thầy cũng đồng thời là kẻ sát nhân đã tàn sát cả thôn làng, đối với Quỷ Lệ thì đó là khoảng thời gian đằng đẵng như cả một đời người nhưng cũng chỉ như mới ngày hôm qua: “Lúc này gã đâu còn là tên yêu nhân ma giáo khét tiếng, mà chỉ là một người phàm khốn khổ, giống như gã thiếu niên mười năm về trước”, “Ngày nay sau mười năm hình như hắn đã thiếu vắng nét điên cuồng nhưng lại thêm nét mỏi mệt”, “Có ai biết, những tháng ngày chịu đựng bao gánh nặng, khốn khổ như thế nào không?”, “Tuy mới ở đây cùng lắm một ngày một đêm, mà trông gã có vẻ phong sương dâu bể, tưởng chừng như đã trải qua mấy

trăm năm nhân thế”. Mười năm Quỷ Lệ sa chân vào Ma đạo là mười năm dằng dặc

Lục Tuyết Kì thương nhớ đến mỏi mòn và hằng ngày, hằng giờ đối diện với tâm tình của mình: “Thời gian đã biến thành lưỡi dao sắc, lúc nào cũng khía vào mình. Nhưng lại không thấy máu!”, “Là vui sướng? Hay là đau khổ? Không cần biết!

Ngày mai là gì, ngày mai sẽ ra sao, hà cớ phải bận lòng?”.

Bước đi lạnh lùng của thời gian và những dấu vết để lại của nó là một sự ám ảnh đối với con người. Bởi vậy mà xen vào những câu chuyện của nhân vật, những diễn biến của sự việc, những suy nghĩ của nhân vật, tác giả lại xen vào những câu, những đoạn triết lí cảm thán về thời gian: “Đây là thời khắc sinh tử! Đây là thời khắc vĩnh hằng!”, “Liệu thời gian có như cát, mài mòn những thứ đáng trân trọng nhất trong tim mình chưa?”, “Chẳng ai níu giữ được thời gian, trong lúc ngẩn ngơ thì chục năm đã trôi qua”, “Mười năm mà tưởng như mới hôm qua. Có cái gì đã lặng lẽ thay đổi, phải chăng là tấm lòng và suy nghĩ của chúng ta?”, “Cuộc đời mỗi người, có bao nhiêu điều đã qua đáng để cho chúng ta tưởng nhớ? Mười năm? Trăm năm? Nghìn năm? Phải chăng cái gì cũng từ từ phôi phai, lặng lẽ chết đi theo thời gian”…

Quá khứ đã qua, hiện tại thì đang sống, chỉ có tương lai là không ai thấy trước và đoán được mà thôi. Trong Tru Tiên, tương lai luôn là một bí ẩn, dường như không thể đoán trước được. Vì luôn bí ẩn như thế nên càng khiến cho con người muốn khám phá, nhưng càng đi tìm lại càng bế tắc: “Ngày mai, sẽ là thế nào?

Không ai có thể biết trước được” [19, T7, tr.399]. Chu Nhất Tiên và Tiểu Hoàn là

hai ông cháu làm nghề xem tướng số, đi khắp nơi để đoán định vận mệnh cho mọi người, nhưng thật ra đó chỉ là một chiêu thức lừa bịp để kiếm tiền. Chu Nhất Tiên chỉ giỏi giở trò mánh khóe, còn Tiểu Hoàn mặc dù được trời phú cho khả năng hơn người nhưng cũng chỉ xem được chuyện quá khứ chứ không đoán được chuyện tương lai.

Có những khi thời gian được tác giả miêu tả rất nhanh, chỉ trong một hoặc vài câu kể, nhưng có những lúc thời gian trôi qua một cách chậm chạp, đôi khi có cảm giác dường như thời gian ngưng động, không trôi. Đó là những khoảng thời gian để bộc lộ tâm tư, tình cảm của nhân vật. Ta sẽ thấy ở đây, tác giả đã dùng một thủ pháp giống như các nhà quay phim xử lí những thước phim theo kĩ thuật “quay chậm”. Những đoạn miêu tả các nhân vật đấu với nhau, thời gian được miêu tả với tốc độ nhanh, trôi qua vùn vụt, gấp gáp để miêu tả không khí khẩn trương, kịch liệt, căng thẳng của cuộc chiến, nhưng có những đoạn tác giả cho thời gian dừng lại thật chậm để độc giả thấy được từng vận động nhỏ nhất của nét mặt, nụ cười, cái nhíu mày, nét đau khổ hay hận thù trong đôi mắt… Độc giả cũng cảm nhận được những sự vận động liên tục trong tâm trạng của nhân vật chỉ trong những khoảnh khắc ngắn ngủi. Khi Quỷ Lệ nhìn thấy những chiến binh Mộc tộc dưới sự giúp sức của A Hợp Đài lao vào giết hại đàn bà và trẻ em, chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, cảm xúc của Quỷ Lệ đã thay đổi liên tục: từ cau mày ngạc nhiên vì sức mạnh thần bí của dị nhân ở Nam cương, đến run lên đau đớn và khổ sở khi nhớ lại hình ảnh thôn Thảo Miếu năm nào bị thảm sát, “mắt gã đột nhiên đỏ ngầu”, run lên giận dữ, bỗng chốc như biến thành ác quỷ xông vào chém giết, cảm giác khát máu lại dâng lên, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gã ngửa mặt lên trời, hú dài”, “sự ham muốn đã mất đi từ lâu, tiếng gào thét bị

vùi lấp trong tim, sự ngang ngạnh từ thời xa xưa chỉ lóe lên một lần rồi tắt lịm, bỗng một lần nữa dâng lên trong gã. Gã thét lên điên cuồng! Trời đất đáp lời”, “sự

thơm ngon của máu tươi đang ở phía trước, khiến người ta say sưa không thể cưỡng nổi, gã hít thật sâu, thở hồng hộc, trong điên cuồng, còn có một nỗi khổ sở…

Vì điên cuồng mà cô đơn? Hay vì cô đơn mà điên cuồng?” [19, T4, tr.172-173].

Mỗi sự kiện đều gắn với những khoảng thời gian nhất định. Mỗi nhân vật đều cần có một thời gian thích hợp để hoạt động. Thời gian ban ngày là thời gian dành cho số đông, còn thời gian ban đêm, buổi tối thì thường dành riêng cho cá nhân. Ở đây, tác giả rất chú tâm đến việc tạo ra khoảng thời gian để cho các nhân vật gặp gỡ hay bộc lộ nỗi niềm thầm kín của mình, đó là khoảng thời gian buổi tối. Ban ngày các nhân vật phải sống theo cuộc sống của xã hội, còn buổi tối thì nhân vật mới được sống cho riêng mình, tự đối diện với cái bóng cô đơn của chính mình. Buổi tối bên đầm nước biếc Hồng Kiều, trong khi Điền Linh Nhi và Tề Hạo hò hẹn và ôm ấp nhau sau bao nhiêu tháng ngày mong ngóng thì Trương Tiểu Phàm đang hết sức đau khổ vì tan vỡ mối tình đầu. Lục Tuyết Kì ôm nỗi tương tư và múa kiếm một mình trong đêm tối trên Tiểu Trúc phong. Một đêm tối ở đất trời Nam cương, Lục Tuyết Kì đã rạch một nhát kiếm chia đôi tình cảm giữa mình với Quỷ Lệ. Quỷ Lệ và Thú Thần đã nhiều lần gặp nhau và tâm sự những chuyện đắng cay của cuộc đời cũng trong những đêm tối. Trong đêm tối gió mưa tơi bời trên Lưu Ba sơn, Bích Dao đã đến bên Trương Tiểu Phàm để cùng chàng chịu khổ. Quỷ Lệ lén lên Tiểu Trúc phong trong đêm tối để rủ Lục Tuyết Kì cùng ra đi nhưng không thành.

Những khoảng thời gian vui vẻ, hạnh phúc của các nhân vật hầu như hết sức ngắn ngủi, hiếm hoi nên qua đi rất nhanh, còn thời gian nhân vật phải đối diện với những biến cố, những đau khổ và những dằn vặt khi đối diện với chính mình thì hết

Một phần của tài liệu cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên (Trang 133 - 140)