Trong nghịch cảnh nhận ra tình đời, tình người

Một phần của tài liệu cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên (Trang 75 - 104)

5. Cấu trúc luận văn

2.3. Trong nghịch cảnh nhận ra tình đời, tình người

Nếu cuộc đời chỉ toàn là đau khổ thì còn có gì để con người hi vọng. Nếu thế gian chỉ toàn là nước mắt thì có gì để con người tiếp tục vươn lên. Hoàn cảnh có thể

thuận lợi hoặc khắc nghiệt, kết quả dẫu thành công hay thất bại thì vẫn có những giá trị riêng của nó. Không một cái gì trên đời này là vô nghĩa. Một hạt cát nhỏ bé hay một vũ trụ rộng lớn, cái chết hay sự sống, may mắn hay bất hạnh đều đem lại những ý nghĩa nhất định. Trên hành trình để đi đến đích, con người sẽ nhận ra nhiều điều trên con đường đã đi qua.

Hiệp khách là những người dùng cuộc đời của mình để trải nghiệm. Họ dấn thân vào những nơi khắc nghiệt, khó khăn, nếm trải đủ “mật ngọt và trái đắng”,… Nhiều người dành cả một đời để tu đạo, theo đuổi cái “tài” hoặc cái “danh”. Trải qua cuộc sống nhiều dâu bể, cuộc đời nhiều đổi thay, họ phải chịu “mất” nhiều nhưng cũng “được” nhiều, từ đó mà thấy được những giá trị đích thực của cuộc sống. Họ nhận ra một điều rằng: chỉ có cái “tình” mới khiến con người hạnh phúc và thế giới này mới trở nên tốt đẹp hơn.

Tình yêu là một điều gì đó thật kì diệu, khiến cho vạn vật đều trở nên hữu tình. Trải khắp nhân gian, lưu truyền kim cổ, từ Đông sang Tây, cũng chỉ có một chữ “tình”. Biết bao đôi lứa yêu nhau đã dệt nên những bản tình ca làm say đắm lòng người. Tình yêu làm hồi sinh những tâm hồn tưởng như đã chết nhưng cũng làm khô héo những trái tim tươi trẻ.

Hạnh phúc làm sao khi yêu và được đáp lại tình yêu ấy. Nhưng cõi đời này có biết bao chuyện tình ngang trái: yêu mà không được yêu, yêu mà không có kết quả, yêu mà phải chia lìa, sinh li tử biệt… Trời tình bao la, bể hận khôn vơi… Một thoáng hạnh phúc chợt đến rồi cũng chợt tan biến, chỉ còn ta ở lại, đối diện với hư vô. Bởi vậy mà thế gian này, chỉ vì một chữ tình mà có biết bao nhiêu bi kịch. Phật giáo có nói: nếu như nước mắt chúng sinh nhiều hơn cả đại dương thì ắt hẳn trong cái đại dương mênh mông ấy, có biết bao là nước mắt đã đổ xuống vì tình yêu.

Hỏi thế gian tình là gì? Mà gắn bó chẳng nề sinh tử…

(Thần Điêu đại hiệp - Kim Dung)

“Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ”, những con người xa lạ chỉ vì có duyên mà gặp nhau rồi đến với nhau như một định mệnh. Những ngày tháng sống và tu đạo ở Đại Trúc phong – ngôi nhà thứ hai và gia đình thứ hai của Trương Tiểu Phàm

- đã làm chàng nảy sinh tình cảm đơn phương với sư tỉ Điền Linh Nhi hơn mình hai tuổi. Lục Tuyết Kì nảy sinh mối vấn vương với anh chàng quê mùa, chất phác Trương Tiểu Phàm trong kì Thất Mạch hội võ vì chàng dám dùng thân mình đỡ cho nàng một kiếm. Đại tiểu thư Ma giáo Bích Dao đem lòng yêu kẻ không đội trời chung với Ma giáo – Trương Tiểu Phàm - vì cùng trải qua hoạn nạn sinh tử dưới Tử Linh uyên. Tô Như xinh đẹp, tài năng lại chấp nhận làm một “đôi đũa lệch” với Điền Bất Dịch ngờ nghệch, ngốc nghếch nhưng thật thà, chăm chỉ. Tam Vỹ ma hồ tu hành ba trăm năm gặp Lục Vỹ yêu hồ đang thương tích đầy mình ở Hồ Kì sơn mà quyết lòng theo chàng đến cùng trời cuối đất. Thú Thần chỉ là một loại khí dữ của đất trời Nam cương nhưng lại đem lòng yêu Linh Lung - Vu nữ nương nương của Vu tộc – thuộc loài người. Quả thật nhân gian hữu tình, thiên địa hữu tình. Vạn vật vì một chữ “tình” mà hữu duyên.

Thế gian với bao điều khốn khổ, đọa đày, nhiều lúc con người chỉ còn biết sống theo bản năng và theo cách sống của số đông. Thế nhưng tình yêu lại có một phép nhiệm màu đến kì lạ. Nó làm cho cảm xúc của con người trở nên thăng hoa, biết mơ ước và khát khao những điều tốt đẹp, biết nghĩ và muốn sống cho riêng mình. Danh lợi, quyền lực, đạo pháp, trường sinh… đối với họ chẳng có ý nghĩa gì khi thế giới không còn tình yêu. Tình yêu đã tạo ra những sức mạnh to lớn để con người vượt qua tất cả để đến với nhau.

Những tháng ngày sống ở Đại Trúc phong, Trương Tiểu Phàm đã âm thầm yêu đơn phương sư tỉ Điền Linh Nhi: “dường như người con gái kia chính là người gã muốn dành cả đời để che chở, dẫu vì nàng mà phải chịu trăm cay nghìn đắng,

gã cũng quyết không do dự, quyết không hối hận” [19, T1, tr.104]. Chàng đã dệt

cho mình một mộng tưởng thật đẹp: “Nếu được sống ở một nơi thanh tĩnh (…), hằng ngày vui đùa cùng Linh Nhi sư tỉ, ngắm cảnh đẹp chiều tà, thì thật không

uổng một đời” [19, T2, tr.248]. Bởi vậy mà mặc dù bị sư phụ đối xử lạnh nhạt, khả

năng tu tập đạo pháp của mình kém cỏi khiến mọi người phải chê cười, Trương Tiểu Phàm vẫn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ vì ngày ngày được ở bên sư tỉ thân yêu. Những lúc cận kề cái chết, Trương Tiểu Phàm cũng chỉ nhớ nhung và quyến luyến hình bóng của Điền Linh Nhi: “Ta chết đi rồi, sư tỉ liệu có đến với ta không?

Rất nhiều năm sau nữa, khi đã sống cuộc đời hạnh phúc rồi, liệu nàng có quên ta

không?” [19, T1, tr.339], “Lúc ta chết, Linh Nhi sư tỉ có đau lòng không?”, “Lúc

chưa tìm thấy xác gã, chắc nàng cũng sẽ lập cho gã một mộ phần trên Đại Trúc phong? Không biết những năm tháng sau này nàng sẽ đến trước mộ phần mấy lần?” [19, T1, tr.442]. Nếu được Điền Linh Nhi tưởng nhớ đến lúc mình đã chết rồi thì Trương Tiểu Phàm cũng cảm thấy hạnh phúc và được an ủi phần nào nên chàng tự nhủ: “Nếu như vậy, mình cũng sẽ giống những đám âm linh quây xung quanh đây, bịn rịn bên nàng, không chịu vãng sinh, chỉ lưu luyến cạnh nấm mộ ấy, lặng lẽ

trông ngóng một bóng hình trong kí ức” [19, T1, tr.442]. Tình yêu của chàng dù

không được đáp lại, dù phải chịu nỗi đau khổ vò xé cả tâm hồn lẫn thể xác thì tình yêu ấy vẫn trong sáng và để lại trong chàng những hồi ức thật đẹp. Những lúc rơi vào cảnh tuyệt vọng, mối tình đầu ấy đã tiếp thêm sức mạnh để chàng vượt qua khó khăn, nguy hiểm.

Làm sao lí giải được vì sao một cô gái được xem là“ mỹ nữ nổi bật nhất trong

suốt năm trăm năm nay” [19, T1, tr.249], là đệ nhất kì tài ở Thanh Vân môn lại

đem lòng yêu anh chàng đồng môn Trương Tiểu Phàm quê mùa, ngốc nghếch. Lục Tuyết Kì lên Thanh Vân môn, mục đích duy nhất chỉ là “tĩnh tâm tu dưỡng đạo trời” [19, T5, tr.68], vì vậy mà nàng đã ngày đêm chăm chỉ luyện tập, không một ngày lơ là, không quản ngại gian khổ, quyết không vấn vương chuyện tình yêu và xem thường hết thảy các nam nhân trên đời. Thế mà chỉ vì một chàng trai “không ra gì” đỡ cho nàng một nhát kiếm, tình nguyện bị thua để nàng chiến thắng trong cuộc đấu mà tim nàng từ đó khắc sâu hình bóng của chàng: “Biết đâu trong cái chất phác khù khờ lại hàm chứa nhiều điều lôi cuốn một tâm hồn thông minh nhạy cảm?” [72, tr.125]. Thế rồi dường như là một định mệnh, khi cùng nhau trải qua bao nhiêu nguy hiểm, chỉ khi đối mặt với sinh tử, người này mới nhận ra tấm lòng của người kia, tình cảm vì thế mà càng bền chặt. Gặp bọn Ma giáo nham hiểm ở Vạn Bức Cổ Quật, đến lúc không thể đối chọi với bọn chúng nữa, Trương Tiểu Phàm đã không bỏ chạy một mình mà vẫn ở lại sát cánh với Lục Tuyết Kì, bất chấp tính mạng lao vào cứu nàng mà thổ huyết; lúc rơi xuống Tử Linh uyên thẳm sâu không đáy, Lục Tuyết Kì định cứu Trương Tiểu Phàm để rồi chính nàng cũng bị rơi

xuống: “Vào thời khắc cuối cùng trước khi mất hết ý thức, gã vẫn cảm nhận được

tay gã và tay nàng đang nắm chặt, rất chặt” [19, T1, tr.437]; lúc đấu với đám âm

linh nhung nhúc và đông đảo, với yêu thú đầu lợn và ma cây đáng sợ, hay khi trước mặt là Vô Tình hải mênh mông và sau lưng là bọn Ma giáo bao vây, lúc đối mặt với Hắc Thủy Huyền Xà khổng lồ đáng sợ,… cả hai cũng không lùi bước: “Đôi nam nữ

trẻ trung, dìu đỡ nhau, tựa vào nhau trong thế giới hắc ám ấy” [19, T2, tr.10]. Lúc

Lục Tuyết Kì gặp nạn thì Trương Tiểu Phàm ứng cứu, lúc Trương Tiểu Phàm lâm nguy thì Lục Tuyết Kì lại lao vào… Đến khi nàng và Trương Tiểu Phàm lạc nhau, Lục Tuyết Kì đã vô cùng lo lắng và miệt mài kiếm tìm, không ngại thương tích nặng khắp mình. Trương Tiểu Phàm bị Thanh Vân môn đem ra xét xử vì dám học lén pháp môn của Thiên Âm tự và dùng pháp bảo là tà vật của Ma giáo, bị nghi ngờ là “nội gián” của Ma giáo cài vào, Lục Tuyết Kì đã đứng ra cầu xin và “nguyện

đem tính mạng ra đảm bảo” [19, T3, tr.44] mặc cho sư phụ nàng hết sức tức giận và

ngăn cản. Nàng thà làm một người bình thường sống trong vòng luân hồi sinh tử mà được yêu còn hơn được trường sinh, được là thần tiên mà phải cô độc.

Ma giáo và Chính đạo trong giang hồ đời đời kiếp kiếp đã là hai thế giới đối kháng nhau, không đội trời chung, cứ như mặt trăng với mặt trời. Do đó, họ vạch ra một lằn ranh vô hình nhưng rõ rệt như một biên giới giữa thiện và ác: các đệ tử của hai phái khi gặp nhau thì có quyền tàn sát thẳng tay, không được khoan nhượng. Nếu có bất kì quan hệ nào hoặc khoan nhượng là phạm tội, là phản lại sư môn đồng đạo. Sự tối kị nhất trong quy luật này là không được có tình yêu giữa trai gái Chính đạo và Ma giáo, nếu không sẽ phạm tội tày đình, không còn đất để sống, không còn chỗ để nương thân.

Biết bao nhiêu người khi mới tầm sư học đạo đều được nghe môn phái mình rao giản về “đạo lý” này, dù muốn hay không thì họ cũng phải tuân theo vô điều kiện. Bởi vậy mà lần đầu tiên Trương Tiểu Phàm và Bích Dao gặp nhau, cả hai đã không có thiện cảm. Thế mà dường như ông trời dun rủi khiến một đại tiểu thư Ma giáo có duyên với một anh chàng tầm thường của Chính đạo. Bao nhiêu ngày bị giam hãm dưới Tích Huyết động tăm tối, đói khát, bệnh tật và kiệt sức, cả hai cảm thấy mệt mỏi, bất lực nhưng dường như người kia lại cảm thấy người này là chỗ

dựa tinh thần cho mình nên vẫn cố gắng gượng mà sống: “Dường như khi trông thấy gã thiếu niên ấy, nàng có phần phấn chấn hơn, thậm chí cũng tạm thời quên

bẵng cả cái chết đang sắp đến gần” [19, T2, tr.73]. Trong những ngày Trương Tiểu

Phàm hôn mê, Bích Dao đã không ngại ngùng thân phận của mình, chăm sóc, an ủi và chia sẻ phần lương khô ít ỏi còn sót lại của mình cho Trương Tiểu Phàm. Nữ nhân, dù là người có lòng dạ sắt đá hay địa vị như thế nào đi chăng nữa thì vẫn luôn ước ao có một người yêu mình và chung thủy với mình. Chỉ vì Trương Tiểu Phàm “quá đỗi si tình” mà đã làm tan chảy trái tim của vị đại tiểu thư Ma giáo vốn coi khinh đàn ông trên đời. Nàng cũng có ước muốn gì hơn là có được một người yêu mình thật lòng.

Ai không cảm thấy rúng động và đau lòng khi Bích Dao thốt ra những lời chân thành tự con tim nàng với Trương Tiểu Phàm: “Lương khô hiện đã ăn hết sạch, ngoài nước lã ra không còn gì cho vào bụng được nữa, e rằng không quá bảy ngày sẽ chết vì đói. (...). Qua mấy hôm, nếu thấy ta không ổn nữa, thì giết ta trước nhé! (...) Sau khi ta chết rồi, xác thân vẫn còn đó. Nếu ngươi một lòng một dạ muốn

sống, thì ăn luôn thịt của ta, cũng có thể duy trì thêm một thời gian” [19, T2, tr.82].

Yêu Trương Tiểu Phàm, Bích Dao đâu chỉ trao trái tim mình và thân xác mình cho người mình yêu mà nàng còn thật cao cả, nàng làm những điều ấy mà không cần Trương Tiểu Phàm phải đáp lại tình yêu. Nàng có thể chết vì chàng mà không cần chàng phải chết vì mình. Một sự hi sinh không cần bù đắp.

Tình yêu đầu đời quả có sức lôi cuốn đến kì lạ và tạo ra một sức mạnh nhiệm màu. Bích Dao yêu say đắm, cuồng nhiệt và mạnh mẽ. Nàng làm tất cả vì trái tim yêu của nàng mách bảo, không gì có thể ngăn cản nàng đến với người mình yêu. Bích Dao sẵn sàng vượt qua mọi rào cản của lễ giáo phong kiến, giới luật của bản phái, định kiến giữa chính – tà, vượt qua khoảng cách không gian và thời gian, vượt qua thân phận một người con gái yêu của Quỷ Vương tông để yêu một kẻ không danh phận, thậm chí là quá tầm thường và ngốc nghếch của Thanh Vân môn. Nàng dám yêu dám hận, dám hi sinh và cũng dám từ bỏ. Nơi nào Trương Tiểu Phàm đến thì đều thấy Bích Dao xuất hiện ở đó, lại chủ động đi tìm chàng, chủ động theo đuổi chàng mà không ngại nguy hiểm cho bản thân. Mặc cho Trương

Tiểu Phàm khinh miệt, xem thường, Bích Dao vẫn không để ý. Trương Tiểu Phàm càng xua đuổi thì Bích Dao càng đi tìm, Trương Tiểu Phàm muốn giấu diếm thì nàng càng công khai, Trương Tiểu Phàm lo sợ thì nàng càng thản nhiên… Điều Trương Tiểu Phàm không vượt qua được thì nàng bỏ qua hết thảy.

Lúc Trương Tiểu Phàm cùng Thạch Đầu đi đến hang sâu ở Tiểu Trì trấn tiêu diệt yêu hồ, Bích Dao tham gia vào tiếp sức mặc dù không được chàng hoan nghênh. Trước khi đi Lưu Ba sơn, Trương Tiểu Phàm vào nghỉ ở một quán trọ, nàng cũng “nhằng nhẵng” đi theo, mặc dù xung quanh toàn là người bên Chính đạo. Khi đến Lưu Ba sơn, một mình nàng dám lén lút “mò” qua bên trại của người bên Chính đạo để tìm Trương Tiểu Phàm, bị họ phát hiện và đuổi bắt… Lúc Trương Tiểu Phàm về Đại Trúc phong chờ Thanh Vân môn xử lí tội “phản sư môn” thì Bích Dao lại một mình âm thầm ở rừng Hắc Tiết trúc đợi chàng, rủ chàng cùng đi trốn… Trong đêm mưa gió trên Lưu Ba sơn, lúc Trương Tiểu Phàm bị phạt quỳ trơ trọi dưới mưa, không sợ đây là địa phận của người bên Chính đạo, Bích Dao đã đến và bầu bạn với Trương Tiểu Phàm để chàng không cảm thấy lẻ loi và cô độc: “Bích Dao áp lại gần Trương Tiểu Phàm, sánh vai ngồi sát với gã (…). Chiếc ô vải sơn lại xích vào, che trên đầu hai người, ngăn mưa ngăn gió. Nàng lặng lẽ dịch cái ô

sang phía gã thêm chút nữa, để che được nhiều gió mưa hơn” [19, T2, tr.283-284].

Bích Dao cũng thẳng thắn bộc lộ tình cảm của mình:

“(Trương Tiểu Phàm): ‘Cô… sao cô lại đến đây?’ (…) (Bích Dao): ‘Tôi đến vì huynh đó’. (…)

(Trương Tiểu Phàm) ‘Cô tội gì cô phải khổ thế này? […] Cô nhất định là một đại tiểu thư giàu sang phú quý. Hà tất vì một đệ tử Thanh Vân nhỏ nhoi như tôi mà mạo hiểm đến đây chịu khổ?’

(Bích Dao): “Không, em không thấy khổ, chàng không biết đâu, nỗi khổ thật sự trên thế gian này đều nằm ở trong lòng người ta…”.

Trương Tiểu Phàm ngỡ ngàng nhận ra, nàng đã nhẹ nhàng ngả đầu lên vai

” [19, T2, tr.285].

Bích Dao biết cha nàng – tông chủ Quỷ Vương tông – và người trong Thánh giáo (Ma giáo) vốn vẫn nuôi hận với bọn người trong Chính đạo nên sẽ tấn công

lên Thanh Vân môn, nhưng nàng nào có màng gì đến tương lai của Thánh giáo, đến sự nghiệp của cha nàng, đến oán thù giữa hai phái… Trương Tiểu Phàm lúc này đối với nàng là tất cả: “Trận chiến này nếu thành công, danh tiếng của cha trong

Thánh giáo tự nhiên sẽ được nâng cao, cho dù bại, cha cũng có được danh thơm

tiếng tốt là đã nỗ lực rửa nhục cho các vị tiền bối. Nhưng (…) con bất cần những

thứ ấy, cũng không muốn để tâm đến, con chỉ muốn Trương Tiểu Phàm được an

Một phần của tài liệu cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên (Trang 75 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)