5. Cấu trúc luận văn
3.1. Không gian nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Không gian nghệ thuật bao giờ cũng mang tính quan niệm, luôn gắn với cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh. Tác giả
của Tru Tiên sẽ đưa ta đến với nhiều không gian khác nhau với nhiều chiều kích,
được mở ra với cả bốn chiều: chiều rộng, chiều cao, chiều sâu và chiều tâm tưởng. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã giới thiệu địa điểm mà câu chuyện sẽ diễn ra:
“Địa điểm: Thần Châu hạo thổ” [19, T1, tr.7], đó là một miền đất Trung Quốc rộng
lớn mênh mông. Vì mênh mông, rộng lớn và được khai phá từ thời xa xưa nên bên trong vùng đất đó cũng có bao nhiêu là tiểu thế giới kì lạ, bí ẩn để con người hứng thú khám phá: “Thần Châu rộng lớn khôn cùng, nhưng chỉ có vùng đất trung nguyên là phì nhiêu phong mỹ nhất, tám chín phần mười dân cư trong thiên hạ đều sống tụ lại đây. Ở những vùng hoang địa đông tây nam bắc, núi cheo leo sông hung dữ, nhiều mãnh thú ác điểu, lắm hư trướng độc vật, cùng nhiều giống man di mọi
rợ, ăn lông ở lỗ, thì hiếm thấy dấu chân con người” [19, T1, tr.8]. Ngay từ đầu, ta
đã thấy tác giả giới thiệu về không gian chung là Thần Châu hạo thổ và trong không gian lớn ấy được chia thành nhiều không gian nhỏ hơn với những tính chất hoàn toàn đối lập nhau. Điều này dự báo rằng sẽ có nhiều khó khăn, nguy hiểm, thử thách đối với số phận con người.
Người tu đạo đều thích ẩn mình nơi rừng sâu, núi cao để được yên tĩnh, không bị quấy rầy và hơn thế nữa, phong cảnh những nơi đó còn giúp cho tâm hồn người
tu đạo thanh tĩnh, nhàn nhã… để họ ngộ đạo được tốt hơn. Thanh Vân môn là một môn phái đã có từ lâu đời. Nó không chỉ là môn phái đứng đầu trong Chính đạo vì có Tru Tiên cổ kiếm mà còn khiến thế gian ngưỡng mộ vì đó là nơi tiên cảnh giữa phàm trần:
“Dãy núi Thanh Vân nguy nga sừng sững, hổ cứ trung nguyên, phía bắc núi
có con sông lớn tên gọi ‘Hồng Xuyên’, phía nam là thị trấn quan trọng ‘Hà Dương thành’, chẹn lấy chỗ hiểm yếu của thiên hạ, vị trí địa lí hết sức quan trọng. Núi Thanh Vân trải dài trăm dặm, nhấp nhô trùng điệp, có bảy ngọn núi cao nhất, vươn ngập trong mây, ngày ngày chỉ thấy mây trắng vờn quanh sườn non, không thể nhìn thấy đỉnh núi. Núi Thanh Vân có rừng rập rạp, có thác đổ, vách đá dị kì, chim quý
thú lạ rất nhiều, cảnh quan âm u hiểm trở hùng vĩ” [19, T1, tr.10].
Không gian của Thanh Vân sơn đã khiến cho người trên thế gian thấy đây là một nơi không phải người thường nào cũng có thể với tới được. Với họ, đây đúng là nơi chỉ dành cho các vị thần tiên, là tiên cảnh trong truyền thuyết:
Một quảng trường rộng mênh mông, bề mặt lát toàn bằng đá Hán bạch ngọc sáng óng ánh vụt trải ra trước mắt, khiến người ta cảm thấy sao mà mình nhỏ bé. Xa xa là mây trắng, nhẹ như khăn sa, đang vờn bay dưới chân”, “nơi cuối quảng trường, sau làn mây lảng bảng như sương, tựa hồ có cái gì đó lấp lánh (…). Bước lại gần hơn, vân khí tựa như tiên nữ hiền dịu nhẹ nhàng lượn quanh mình chúng, từ từ giãn tấm mạng che mờ ảo, để lộ ra cảnh sắc rõ ràng. Phía cuối quảng trường, là một cây cầu đá không đế không trụ, vồng ngang qua trời, một đầu tựa trên sân, rồi vươn chếch lên cao ngập chìm trong mây trắng, như rồng vươn lên trời, khí thế ngạo nghễ. Tiếng nước chảy róc rách vọng tới, dưới ánh dương quang cả cây cầu tán phát một thứ bảy sắc màu, như cầu vồng từ trời chảy xuống nhân gian, cẩm tú
rực rỡ, diễm lệ vô song” [19, T1, tr.39-40], “như viên ngọc trên non xanh, với mái
điện sừng sững, điện Ngọc Thanh tọa lạc trên đỉnh núi, vân khí bao bọc, thi thoảng vài con hạc bay qua, lượn vòng trên không, tiếng kêu hiu hắt; thật như cảnh thần
tiên thiêng liêng khiến người ta thốt sinh lòng kính ngưỡng” [19, T1, tr.41].
Giữa cõi người trần tục lại có một không gian cao vời vợi, thoáng đãng, ẩn hiện trong mây, sắc màu lung linh, rực rỡ. Thanh Vân sơn giống như một thế giới
chốn bồng lai, tiên cảnh, siêu thoát khỏi cõi phàm tục – một thế giới yên bình và đẹp đẽ để con người thấy cõi đời này còn có một nơi để hướng về, để hi vọng. Không gian vũ trụ rộng lớn vô cùng vô tận khiến cho con người càng cảm thấy bé nhỏ, cô độc. Chính vì cảm giác ấy mà trong con người luôn có khát vọng muốn hoà nhập, hợp nhất với vũ trụ bao la, luôn có khát vọng muốn chiếm lĩnh không gian.
Núi tiên, cảnh tiên vốn dĩ chỉ dành cho người tu đạo. Đạo giáo tu đạo để mong trở thành thần tiên, bởi vậy cách xa thế giới con người trần tục, trong khi đó, Phật giáo lại đi vào đời sống phàm tục của những con người bình thường. Càng khổ cực, càng bất hạnh, con người càng có xu hướng tìm đến với Phật để mong được Phật phù hộ. Khác với Đạo gia, không gian nhà Phật gần gũi với dân chúng hơn:
Loáng thoáng nghe thấy bên ngoài có âm thanh lao xao vẳng vào. Âm thanh đó rất lạ, thoáng nghe như tiếng hòa thượng tụng kinh (…), tiếng đàn bà nhà quê tụ tập chuyện phiếm tán gẫu, tiếng tín đồ lễ Phật ồn ào, còn âm âm vọng tới tiếng trẻ
con khóc thút thít [19, T5, tr.320].
Những người bình thường đang qua lại như mắc cửi trên thánh địa Phật giáo trang nghiêm này, rất nhiều người tay cầm hương, quỳ lạy Phật trên bậc thềm,
trên sân rộng. Bên trong và bên ngoài điện đều có khói hương nghi ngút (…)
Đằng xa trên dãy bậc cấp, nhiều người qua lại, người già, đàn ông, đàn bà và trẻ con, ai nấy đều lộ vẻ sùng kính, miệng lẩm bẩm niệm Phật, lối đi ấy dường
như đưa họ đến gần với Phật tổ hơn [19, T5, tr.322-323].
Tiếng chuông chùa từ xa vẳng lại khiến lòng người cảm thấy thanh thản như bước vào cõi thiền. Không cầu kì xa hoa, không lộng lẫy rực rỡ, không khói sương huyền ảo, không gian ở Thiên Âm tự bình dị, gần gũi với đời sống con người thế tục: “Ở đây vốn là nhân gian, chứ không phải là nơi cõi Phật đất tiên” [19, T5, tr.324]. Trải qua bao kiếp nạn, sinh li tử biệt, con người tìm đến thế giới nhà Phật như tìm đến một nơi tĩnh tại, có thể giúp con người an tâm để sống tiếp giữa cuộc đời nhiều đau khổ này. Bởi vậy mà không gian nhà Phật hiền hòa, bình lặng, sẵn sàng mở rộng cửa cho tất cả chúng sinh trong thiên hạ: “Phật là Phật của chúng
sinh, không phải là Phật của mình ta” [19, T5, tr.322]. Iu. Lốtman đã nhận xét:
phải có phương hướng và con người ở trong đó cũng phải vận động về một mục
đích. Không gian ấy phải trở thành con đường” [113].
Trong vùng đất rộng lớn ấy đang tồn tại một trật tự xã hội đã có từ lâu, đó là Chính đạo và tà ma, hay nói khác đi là Ma giáo. Đây là hai lực lượng xã hội đối lập nhau, “một rừng không thể có hai hổ”, vậy nên không thể cùng tồn tại trong một không gian được. Chính đạo đang thắng thế và được người đời ủng hộ nên nơi họ ở cũng là những nơi đẹp đẽ, sáng sủa còn Ma giáo đang thất thế nên bị người đời ghét bỏ và bị Chính đạo truy sát nên phải trốn tránh, ẩn náu vào những núi rừng hoang vu, hang động hắc ám, tối tăm. Những cái tên tác giả đặt cho những nơi này đều thể hiện được đặc điểm độc đáo, riêng biệt và kì lạ của nơi ấy.
Nhờ địa thế hiểm trở, hoang vu và xa trung nguyên nên hầu như người trong chính đạo cũng như người của các môn phái Ma giáo khác không hề biết Tổng đàn của Quỷ Vương Tông đặt ở đâu. Một nơi hoàn toàn bí ẩn để trú ngụ mà không sợ kẻ thù dòm ngó:
Từ chân núi nhìn lên, chỉ thấy đá lô xô in vào khoảng không, gập ghềnh hiểm trở. Cả ngọn núi cao không một gốc cây ngọn cỏ, cực kì hoang vu. Bên trái Hồ Kì sơn, có một dòng sông hình thành từ suối ngầm sâu trong núi, gọi là Thắng Thủy, chảy về hướng đông bắc, trên đường tỏa nhiều nhánh con, dòng sông mỗi lúc một lớn, chảy ra đến ngoài ba trăm dặm thì hòa vào một dòng sông khác là Phần Thủy [19, T4, tr.262],
Sau khi ra khỏi dãy núi Hồ Kì, địa thế bắt đầu bằng phẳng, nhưng vẫn là đồng không mông quạnh không một bóng người, từ trên cao nhìn xuống, xa xa chỉ
có một con đường vắng vẻ lẻ loi, trải dài giữa vùng đồng dã [19, T5, tr.74].
Dãy Thập Vạn đại sơn ở phương Nam xa xôi là nơi trú ngụ hàng ngàn năm của Thú Thần cùng những đàn quái thú của hắn: “Ở phía nam Thất Lý động, cách xa nơi sinh sống của người Kim, có dãy núi hiểm trở trải dài nhấp nhô (…). Nơi đây, cả năm không thấy ánh mặt trời, mây đen vấn vít, gió dữ hú gào (…). Con đường duy nhất dẫn đến thế giới bí hiểm và đáng sợ lúc này vẫn nằm yên lặng dưới chân dãy núi, trong hang động âm u thỉnh thoảng vẳng ra những tiếng the thé quái
Dãy Thập Vạn đại sơn này vừa âm u, vừa bí hiểm, nhiều nguy hiểm rình rập, người dân Nam cương có vào mà không có ra. Cũng chính ở đây, Linh Lung nương nương – vì ham muốn trường sinh - đã tạo ra loài yêu nghiệt gây họa cho nhân gian: Thú Thần. Hàng vạn năm qua, Thú Thần vì bị Linh Lung trấn yểm nên phải sống trong động Trấn Ma: “xuyên qua khu rừng đen, vượt qua bảy ngọn núi hiểm trở, là một ngọn núi cao lởn vởn khí đen, gió tà rú rít. Dưới chân ngọn núi trọc không có một cái cây ngọn cỏ này là một cái hang lớn. Bên trong cao ba trượng, rộng năm trượng, quanh năm gió tà rít lên tuồn ra, lẫn vào đó là những tiếng kì dị
chói tai, như một linh hồn cuồng nộ gào thét vĩnh viễn không ngừng” [19, T4,
tr.236]. Giữa khung cảnh hoang vắng thê lương ấy, giữa đầy rẫy nguy hiểm rình rập, giữa không khí mang vẻ chết chóc ấy lại nổi bật lên một hình ảnh thánh thiện và dường như đã bất tử với thời gian: “Chính giữa miệng hang, có một bức tượng đá đứng ngay ngắn, kích thước như người thật, trông giống một người đàn bà rất đẹp, lặng lẽ đứng quay mặt vào động. Gió lạnh gào thét thốc lên bức tượng không ngừng nghỉ, phát ra những âm thanh thấp trầm. Bức tượng giống như một tấm gỗ
yếu ớt ngăn chặn bão vũ cuồng phong. Nhưng hình như nàng vĩnh viễn không lùi
bước” [19, T4, tr.236].
Ít hung hiểm và cũng không đáng sợ như dãy Thập Vạn đại sơn, nhưng cũng không kém phần hoang vu và đầy nguy hiểm là Không Tang sơn: “trong vòng một trăm dặm, chỉ thấy sừng sững ngọn núi lớn hiểm trở, nhiều đá sỏi ít cỏ cây, chân núi là một vùng hoang vu, tịnh không bóng người. Lúc này đã sắp hoàng hôn, mặt trời chìm xuống phía tây, bóng tịch dương vàng vọt chiếu lên Không Tang sơn
nhuốm vẻ tiêu điều quạnh quẽ, càng tăng thêm mấy phần đáng sợ” [19, T1, tr.385].
Những ngọn núi cao hiện ra sừng sững trước mắt mọi người và chứa đựng trong lòng nó những hung hiểm khôn lường. Tuy nhiên, những hang động trên mặt đất hoặc ở sâu trong lòng đất cũng tăm tối và chứa nhiều nguy hiểm không kém, có khi còn ghê rợn hơn.
Đó là Vạn Bức cổ quật: “Nơi đây là một hang động khổng lồ, nằm lưng chừng núi, mặt quay về hướng bắc, lưng ở phía nam, hơi dốc xéo xuống dưới, chỉ nơi cửa hang mới có nhiều ánh sáng, nhìn sâu vào một đoạn là thấy đen ngòm. Còn cách
cửa hang chừng năm sáu trượng, mọi người đã cảm thấy từng đợt từng đợt âm phong từ phía trong lùa ra, thốc qua mặt, lạnh thấu xương. Cùng lúc loáng thoáng vẳng đến tiếng lao xao trầm trầm, như tiếng quỷ khóc, làm đầu óc người ta rối
loạn” [19, T1, tr.398]. Con đường đi qua Vạn Bức cổ quật cho người ta cảm giác
đang đi qua con đường dẫn vào cõi chết, nhưng chỉ đến khi xuống tới Tử Linh uyên nằm sâu trong lòng đất của Vạn Bức cổ quật, người ta mới thấy rằng, họ giống như đã xuống đến tận địa ngục thật sự: “Dưới Tử Linh uyên này, ngoài sự rộng lớn kinh khủng, chẳng có dấu tích của một sinh vật nào cả. Chỉ có đám âm linh vốn tham
mùi máu thịt, cứ im lìm lởn vởn trên dưới” [19, T1, tr.446], “vô số âm linh, như
choàng tỉnh từ giấc ngủ triền miên, cảm nhận được hơi ấm thân thể người lần đầu tiên từ mấy trăm năm nay, bèn tụ tập lại đây. Lớp lớp sáng trắng như khói nhẹ, phiêu du bất định, biến thành vô số gương mặt, hoặc nam nữ, già trẻ, đẹp xấu đủ cả” [19, T1, tr.440]. Đây là thế giới hắc ám của những đám âm linh, tức những hồn ma bóng quỷ không siêu thoát cứ bám lấy cõi trần, của ma cây và yêu thú chuyên ăn thịt người… quả là một nơi “tử địa” khiến con người phải kinh hoàng.
Tử Trạch là một vùng đầm lầy thử thách ý chí của con người ghê gớm. Ngay cái tên của nó cũng đã mang ý nghĩa của sự chết chóc: “Tử Trạch. Hố không đáy. Vùng đất ban ngày trông rất bằng phẳng, không hiểu sao lại có tên gọi kì quặc thế này. Chỉ những cư dân sống nhiều năm ở gần đầm lầy mới biết, tại khu vực này, khoảng đất rộng lớn ở giữa không khác gì với xung quanh, có cỏ cây lùm bụi mọc lộn xộn, nhưng thực tế lại là một hố bùn không đáy; sức hút của thứ bùn đọng ấy rất ghê gớm, người thường sơ sẩy lọt vào hố, chỉ khoảnh khắc là bị hút tuột xuống, rồi sẽ nát rữa dưới đầm lầy sâu thẳm không để lại một dấu vết gì. Sở dĩ có tên là Tử Trạch, cũng bởi vì trong đầm có vô số những nơi kinh khủng giết người không hình
tích như thế!” [19, T3, tr.228].
Những không gian này đều có đặc điểm chung là hoang vu, hẻo lánh, cách xa cõi người thường, có nơi thời tiết và địa hình khắc nghiệt đến nỗi cây cối không mọc được. Đây cũng là những nơi ẩn chứa nhiều cạm bẫy chết người. Không biết bao nhiêu người đã bỏ mạng khi vào những nơi đó. Thế nhưng những nơi càng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm thì lại chứa nhiều báu vật, như Tích Huyết động dưới Tử Linh
uyên là sào huyệt chính của Ma giáo tám trăm năm trước nên chứa rất nhiều pháp bảo lợi hại, Tử Trạch là nơi có báu vật của trời… hoặc đó là nơi ẩn nấp, cư trú của Ma giáo, Thú Thần, quái thú… Chính vì vậy mà dù muốn hay không, những nhân sĩ chính đạo cũng như người trong Ma giáo cũng phải mạo hiểm đi vào những nơi đó để tranh giành quyền lợi hoặc để sát phạt lẫn nhau. Không chỉ đối mặt với kẻ thù là loài người, họ còn phải đối mặt với rất nhiều “cạm bẫy chết người” là nhện độc, kiến độc, khí độc, hoa ăn thịt, vũng lầy... giăng khắp nơi. Những không gian xa lạ