Hội truyền bá quốc ngữ Biên Hòa

Một phần của tài liệu quá trình hoạt động của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh biên hòa từ 1867 đến 1945 (Trang 107 - 122)

Tham vọng của thực dân Pháp là truyền bá văn minh châu Âu, khai hóa văn minh cho dân bản xứ. Kết quả của công cuộc khai hóa của nước mẹ Pháp đối với người bản xứ là “95% dân chúng Việt Nam không biết một thứ chữ gì” [71, tr.15], “cứ 100 người dân thì có 3 trẻ từ 8 đến 16 tuổi được đi học và 2 người lớn biết chữ. Còn 95 người nữa thất học. Nếu đi sâu vào các làng mạc, các thôn xóm xa nơi thành thị và nhất là ở miền núi thì ta thấy có làng không được một người biết chữ” [71, tr.17], “nam phụ lão ấu xứ Đồng Nai (Nam Kỳ) gộp chung lại có đến 4612136 người, trẻ em có tới 2038772 em, nhưng các trường công tư trong xứ chỉ được 165040 em cắp sách đến trường. Tính ra số trẻ con thất học có đến 90%, ấy là chưa kể đến người mù chữ lớn tuổi” [48, tr.57]. Đó là kết quả của “khai hóa văn minh” mà thực dân Pháp vẫn hay tuyên truyền.

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều sách báo vạch mặt tội ác của thực dân Pháp “Đông Dương: 19 triệu dân chỉ có 2965 trường với 118000 học sinh. Như vậy là, đổ đồng cứ 1000 người mới có 7 người đi học (0,7%)” [71, tr.21], trong khi đó “nước Pháp đã ban cho chúng ta rất nhiều nhà thổ, tiệm hút thuốc phiện và ty rượu” [71, tr.22]. Những con số đã nói lên tất cả, tất cả những gì mà nước mẹ Pháp đã làm cho nhân dân các nước thuộc địa chỉ là làm cho dân ngu, dân dốt, và đó chính là quốc sách của chính phủ Pháp đối với dân bản xứ. Mặt khác, Người đã chỉ ra con đường cách mạng cụ thể cho

nhân dân ta giác ngộ vùng lên đấu tranh.

Trước yêu cầu của cách mạng và lòng mong mỏi của quần chúng lao động muốn được học và truyền thống hiếu học của dân tộc. Đồng thời, trên thế giới lúc bấy giờ phong trào dân chủ đang dâng cao, Mặt trận nhân dân Pháp, mà Đảng cộng sản Pháp là nòng cốt giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và thành lập Mặt trận chính phủ bình dân. Do đó, Đảng nắm lấy thời cơ, chủ trương triệt để lợi dụng khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp để tuyên truyền, tổ chức quần chúng, đẩy mạnh hoạt động “diệt dốt”. Ban đầu, dự định thành lập hội lấy tên là “Hội chống nạn thất học”, sau thu gọn là “Hội truyền bá học quốc ngữ”, nhưng Hội thường được gọi với tên “Hội truyền bá quốc ngữ” do cụ Nguyễn Văn Tố làm hội trưởng.

Ngày 29/7/1938, trước sức ép mạnh mẽ của dư luận, Thống sứ Bắc Kỳ Chatel (Saten) đã ký nghị định công nhận Hội được hoạt động hợp pháp với tên gọi tiếng Pháp “Association pour la diffusion du Quốc ngữ”. Hội lập ra nhằm hai mục đích [71, tr.41]:

Một là dạy cho đồng bào Việt Nam biết đọc, biết viết tiếng của mình để dễ học được những điều thường thức cần dùng cho sự sinh hoạt hàng ngày. Hai là cho mọi người viết chữ quốc ngữ giống nhau

Tuy nhiên, các chiến sỹ truyền bá quốc ngữ ngay từ đầu đã nhận thức rằng việc dạy chữ không phải là mục đích duy nhất, mà còn phải mở mang trí tuệ, tiếp nhận tri thức cách mạng. Ngoài việc mở lớp dạy học cho quần chúng nhân dân, trong chương trình hoạt động của Hội còn có tổ chức các buổi diễn thuyết, xuất bản sách, và lập thư viện bình dân.

Ban trị sự của Hội đứng đầu là cụ Nguyễn Văn Tố (hội trưởng); Bùi Kỷ (hội phó); thư ký: Phan Thanh; thủ quỹ: Đặng Thai Mai. Giúp việc cho ban trị sự có các ban chuyên môn: ban cổ động, ban khánh tiết, ban tu thư, ban dạy học và ban thanh tra. Hội truyền bá quốc ngữ là một tổ chức công khai, hợp

pháp nhằm tập hợp quần chúng, truyền bá chữ quốc ngữ cho nhân dân, Hội chủ trương dựa vào nhân dân để hoạt động, không trông chờ vào sự trợ cấp của chính quyền thực dân.

Hội truyền bá quốc ngữ lan nhanh đến các tỉnh Nam Kỳ. Công tác truyền bá quốc ngữ ở Nam Kỳ đã được học sinh, sinh viên chú ý từ những năm 1939 dưới dạng những lớp học ngắn ngày trong dịp những trại hè. Tiếng vang của Hội nghị giáo khoa toàn quốc do Hội truyền bá quốc ngữ Bắc Kỳ tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 7/1944 đã gây ảnh hưởng đến các đảng viên ở Nam Kỳ. Các Đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương thấy rằng cần thiết phải thành lập Hội truyền bá quốc ngữ Nam Kỳ để góp phần vào phong trào chống nạn thất học trong toàn quốc, đồng thời tập hợp lực lượng, nhất là lực lượng thanh niên, học sinh chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.

Ngày 18/8/1944, Thống đốc Nam Kỳ buộc phải ký giấy phép cho Hội truyền bá quốc ngữ Nam Kỳ được thành lập, ông Michel Văn Vỹ - cử nhân luật, cao học thương maị, Phó giám đốc Ngân hàng Pháp Hoa, bạn học của Thống đốc Nam Kỳ đã được mời làm Hội trưởng. Ngày 29/9/1944, Ban trị sự Hội truyền bá quốc ngữ ra mắt tại Câu lạc bộ Đông Dương gồm đông đảo các trí thức tên tuổi vùng Nam Bộ: Hội trưởng: Michel Văn Vỹ; hội phó: Đoàn Quang Tấn, Nguyễn Văn Tiểng; tổng thư ký: Lý Vĩnh Khuông (Khuông Việt); hội viên sáng lập: Nguyễn Văn Thinh, Trần Văn Đôn, Trần Quang Đệ. Giúp việc cho ban trị sự có các ban: ban Cổ động, ban Khánh tiết, ban Chuyên môn.

Hội đứng đầu là ông Michel Văn Vỹ đã đi khắp các tỉnh Nam Kỳ cổ động, tuyên truyền cho phong trào thành lập Hội ở các nơi. Song song đó là công tác đào tạo đội ngũ giáo viên truyền bá quốc ngữ và chuẩn bị cơ sở vật chất cho các lớp học. Kết quả là trong năm 1944, nhiều chi nhánh của Hội truyền bá quốc ngữ Nam Kỳ đã được thành lập ở các tỉnh: Cần Thơ, Bến Tre,

Mỹ Tho, Long Xuyên, Sa Đéc, Biên Hòa,… tại nhiều địa phương, Hội truyền bá quốc ngữ đã có cơ sở đến quận.

Ở Biên Hòa, Hội truyền bá quốc ngữ được chính thức thành lập vào tháng 11/1944, với hội trưởng: Lê Văn Trá; hội phó: Tôn Thất Hanh; thư ký: Nguyễn Văn Thuyết; thủ quỹ: Hồ Văn Thể; ủy viên: Phan Văn Lung, Lương Văn Lựu, Huỳnh Thiện Nghệ. Ngày 25/11/1944, Hội tổ chức ra mắt tại Câu lạc bộ thể thao Biên Hòa, tất cả hội viên và đông đảo đồng bào đã đến dự. Sau ngày ra mắt, Hội mở hai lớp truyền bá quốc ngữ: lớp tráng niên (dành cho người lớn) có 53 học viên và lớp thiếu nhi có 46 em. Tất cả đều được tập vở, viết và cuốn sách vần, các lớp học kéo dài từ tháng 11/1944 đến tháng 2/1945. Nhiều nhà giáo tiến bộ đã tích cực tham gia phong trào truyền bá quốc ngữ do đảng phát động. Thông qua việc giảng dạy và học tập, họ đã khơi dậy lòng yêu nước và học tập, lồng vào đó để tuyên truyền cách mạng, các đường lối, chính sách của Đảng cộng sản.

 Ý nghĩa của Hội truyền bá quốc ngữ

Hội truyền bá quốc ngữ được chính thức thành lập năm 1938 ở Bắc Kỳ, 1939 ở Trung Kỳ, và ở Nam Kỳ là năm 1944. Hội truyền bá Quốc ngữ là một biểu hiện cụ thể của công cuộc chống chính sách ngu dân của thực dân Pháp, đồng thời đó là sự nghiệp chống nạn thất học của nhân dân ta. Tính đến tháng 8/1945, sau 7 năm hoạt động, Hội truyền bá quốc ngữ đã lập được 51 chi hội (Bắc Kỳ: 30; Trung Kỳ: 15; Nam Kỳ: 6), mở được 857 lớp, huy động 1791 giáo viên tham gia, số người biết đọc, biết viết và qua học tập, hiểu biết điều thường thức lên tới con số trên 6 vạn người; số học viên đọc thông viết thạo, biết làm 4 phép tính và một số kiến thức phổ thông về sử ký, địa lý, vệ sinh,…vào khoảng một vạn người [71, tr.111]. Hội đã thổi bùng lên ngọn lửa tự hào dân tộc về truyền thống hiếu học vốn đã tồn tại trong mỗi con người Việt Nam. Với thành quả đạt được sau bảy năm hoạt động, Hội truyền bá

quốc ngữ có vai trò trong việc đẩy lùi một bước giặc dốt, chống lại nạn thất học trong đại bộ phận nhân dân Việt Nam. Hơn thế nữa, nhờ biết đọc chữ, các học viên của Hội đã đọc được sách báo tiến bộ, hiểu hơn về Đảng, về Mặt trận Việt Minh, hiểu và đến gần với cách mạng hơn. Qua đó, Đảng đã tập hợp được xung quanh mình một lực lượng quần chúng nhân dân tin Đảng và theo Đảng.

Không dừng lại ở đó, ngoài việc học chữ, các học viên của Hội được tập hợp trong những một lớp, một trường, họ đã học được cách yêu thương, đoàn kết, phát huy những đức tính tốt và khắc phục những thói quen không lành mạnh.

Đối với những học viên và giáo viên, thời gian tham gia Hội truyền bá quốc ngữ là một quá trình trưởng thành về nhiều mặt: về nhiệt tình cách mạng, về kinh nghiệm công tác xã hội, ý thức rõ hơn về trách nhiệm của cá nhân đối với phong trào. Tham gia truyền bá quốc ngữ, họ được khơi dậy lòng yêu nước, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, họ đã hướng những hoạt động của mình vào hoạt động thực tiễn cứu nước. Trong số đó, có nhiều người đã trở thành hội viên, đoàn viên cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, và nhiều người đã được kết nạp Đảng, đứng vào hàng ngũ của Đảng đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của phong trào truyền bá quốc ngữ. Qua Hội truyền bá quốc ngữ, Đảng đã tập hợp được mọi lực lượng yêu nước, chống thực dân trong các tầng lớp nhân dân.

Tiểu kết chương 3

Thế kỉ XIX, Việt Nam đứng trước một biến cố lớn lao của dân tộc: mất nước vào tay thực dân Pháp. Từ một quốc gia độc lập, tự do, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước chịu sự tác động, chi phối từ các chính sách của nhà cầm

quyền Pháp, lĩnh vực văn hóa giáo dục cũng không nằm ngoài quy luật đó. Giáo dục Nam Kỳ nói chung và giáo dục Biên Hòa nói riêng thời kì 1867 – 1945 đã có nhiều thay đổi kể từ khi thực dân Pháp nổ sung xâm lăng và áp đặt nền đô hộ ở Việt Nam

1. Các loại hình giáo dục đa dạng, phong phú bao gồm: trường tiểu học của Pháp, trường Dòng, trường của các thầy đồ. Tuy nhiên, toàn tỉnh chỉ có trường hệ tiểu học mà không có hệ cao đẳng và trung học, trong đó chỉ có một trường tiểu học bị thể, còn lại đều là trường sơ đẳng. Điều này là minh chứng rõ nét cho chính sách giáo dục “phát triển giáo dục theo chiều nằm”, tức là thực dân Pháp chỉ chú ý phát triển bậc tiểu học, và chỉ ở 3 lớp đầu của bậc tiểu học mà thôi. “Phát triển giáo dục theo chiều nằm” thể hiện đúng chính sách làm cho dân ngu để dễ trị, học nhiều cũng là vô ích.

2. Trường dạy nghề là một loại hình giáo dục mới mẻ đối với người dân Việt Nam. Nó đã khắc phục một hạn chế lớn của giáo dục phong kiến là không chú trọng đến cái học mang tính chất “thực nghiệp”. Ở nền giáo dục phong kiến không có trường dạy nghề, “mà điều làm cho một nước giàu có là ở “nghệ tinh”, không phải ở thơ phú. Chính lối học này tạo nên cho chúng ta cái bệnh “thích làm quan” mà cách làm quan là “nói cho hay”” [49, tr.500]. Trường dạy nghề Biên Hòa đã góp phần khôi phục những ngành nghề truyền thống như: nghề khai thác gỗ, nghề mộc, nghề đan lát tre, mây, nghề làm đường, gốm, làm gạch ngói,…, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú ở địa phương và cung cấp thợ lành nghề cho toàn tỉnh. Trường dạy nghề Biên Hòa gắn liền với tên tuổi của hai ông bà R. Balick, những người đã đặt dấu son cho sự phát triển của trường. Đó là những người Pháp nhưng đã hết lòng vì con người và nghệ thuật Việt Nam và đã đưa nghệ thuật ấy đến với công chúng Pháp.

Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, dưới ánh sáng của Đảng, cách mạng Việt Nam đã có những chuyển biến mới, trong đó có giáo dục. Trước hết, Đảng và đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ bản chất của nền giáo dục do thực dân Pháp đang áp dụng trên đất nước ta. Đó là một nền giáo dục nô dịch và phản động, nhân dân phải sống trong cảnh ngu dốt và không có quyền tự do giáo dục, làm cho dân ngu để dễ trị, đó chính là âm mưu cay độc của Pháp.

Đồng thời, Đảng đã vạch ra những hướng đi đúng đắn cho sự nghiệp giáo dục trong tình hình mới. Năm 1938, thành lập Hội truyền bá quốc ngữ nhằm nâng cao dân trí và xây dựng, tập hợp lực lượng cách mạng. Đến năm 1943, Đảng đã xây dựng Đề cương về văn hóa Việt Nam, xác định ba nguyên tắc của cuộc vận động tân văn hóa Việt Nam, đồng thời đề ra những việc cần làm bằng tất cả khả năng công khai và bán công khai, phối hợp giữa bí mật và công khai để chống lại văn hóa phát xít và phát huy văn hóa tân dân chủ Đông Dương.

Nhằm thực hiện chủ trương công nông hóa giáo dục của Đảng, và phối hợp hoạt động với Hội truyền bá quốc ngữ cả nước, Hội truyền bá quốc ngữ Biên Hòa bước đầu đã tổ chức được hai lớp truyền bá quốc ngữ tại trường tiểu học tỉnh lỵ, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

KẾT LUẬN

Năm 1858, Pháp xâm lược Việt Nam, nước mất, nhà tan, đời sống nhân dân hoàn toàn thay đổi. Từ quốc gia độc lập, tự do, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, triều Nguyễn chỉ là bù nhìn, mọi quyền hành đều nằm trong tay người Pháp. Sự kiện 1858 đã trở thành một biến cố quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có tác động, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục.

Sau quá trình xâm lược và biến nước ta thành thuộc địa, thực dân Pháp đã thi hành một chính sách giáo dục có tính chất hai mặt: một mặt cần phải truyền bá văn hóa Pháp và đào tạo tay sai, mặt khác phải hạn chế dân trí của Việt Nam. Nền giáo dục phương Tây đã được người Pháp từng bước áp đặt vào Việt Nam. Nền giáo dục Âu châu đã đem lại những nhân tố mới và kết quả tích cực đối với giáo dục Biên Hòa nói riêng và giáo dục Nam Kỳ nói chung. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là nền giáo dục thực dân, phục vụ cho mục đích cai trị của thực dân Pháp, một nền giáo dục phục vụ cho số ít người chứ không phải cho quảng đại dân chúng, phần lớn nhân dân Nam Kỳ vẫn ở trong đói nghèo, lạc hậu và mù chữ.

Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, xác lập quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản. Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Đảng cộng sản Việt Nam tự xác định nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, thành lập chính phủ công nông binh, thực hiện các quyền tự do dân chủ. Lực lượng chính của cách mạng là công nhân và nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, Đảng đã vạch ra đường lối đúng đắn trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa giáo

dục.

Dưới ánh sáng của Đảng, các trường học đã trở thành những trung tâm giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tập hợp thanh niên học sinh vào tổ chức, góp phần xây dựng lực lượng cách mạng. Từ những hoạt động đó, nhiều thanh niên ưu tú đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Giáo dục – đào tạo Đồng Nai trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhờ những chính sách phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà

Một phần của tài liệu quá trình hoạt động của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh biên hòa từ 1867 đến 1945 (Trang 107 - 122)