Giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu quá trình hoạt động của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh biên hòa từ 1867 đến 1945 (Trang 75 - 79)

Thực dân Pháp với âm mưu sử dụng giáo dục như một công cụ phục vụ cho công cuộc cai trị dân bản xứ. Nhìn vào hệ thống trường lớp, quy mô, số học sinh, sinh viên, ta sẽ thấy rõ hơn âm mưu này của Pháp. Năm 1886, 20 năm sau kể từ ngày Pháp áp dụng nền giáo dục mới lên đất nước Việt Nam,

kết quả Pháp thu được là “ở Nam Kỳ có 17 trường do người Âu cầm đầu, 10 trường nam, 7 trường nữ, 48 giáo viên Pháp và 78 giáo viên Nam dạy cho 1829 học sinh của 10 trường nam, và 25 giáo viên nam nữ Pháp và 13 giáo viên Nam dạy cho 992 học sinh của 7 trường nữ […]. Có 16 trường hàng quận với 24 giáo viên Pháp và 51 giáo viên Nam dạy 1553 học sinh, 219 trường hàng tổng với 270 giáo viên Nam dạy 10441 học sinh; 91 trường xã với 91 giáo viên Việt và 3416 học sinh. Tổng cộng 27473 học sinh”5

.

Thực dân Pháp với tham vọng “khai hóa văn minh” nhưng kết quả sau 20 năm thực hiện công cuộc khai hóa đó là “vài trăm người An Nam nói tiếng Pháp, vài ngàn người nói sai tiếng Pháp đó là những bồi bếp, kéo xe…Dân chúng còn lại thì không biết tiếng An Nam lẫn tiếng Pháp […] vì những lẽ trên mà tôi nói rằng chúng ta đào tạo ra những người vô học”6. Đó là kết quả sau 20 năm tổ chức giáo dục ở Nam Kỳ, thực dân Pháp đã thất bại trong công cuộc truyền bá văn minh châu Âu mà họ tưởng rằng rất đơn giản và dễ dàng.

Cùng với thời gian, thực dân Pháp xây dựng và hoàn chỉnh hơn nền giáo dục ở Việt Nam về chương trình, nội dung, phương pháp thông qua những cuộc cải cách. Tuy nhiên, kết quả thu được trong năm học 1922 - 1923, 5 năm sau khi bộ “Học chính tổng quy” của A. Sarraut ra đời, quy mô trường lớp, số học sinh, trường lớp đã tăng nhiều hơn trước, nhưng đại bộ phận lại là trường tiểu học, 3030/3039 chiếm 99,8%, trong đó bậc sơ đẳng là chủ yếu 2870/3030 trường; trường cao đẳng tiểu học và trung học chỉ có 9 trường, chiếm 0,02% [13, tr.93]. Số lượng đã vậy, chất lượng cũng rất thấp, trong đó vấn đề dạy tiếng Pháp – điều mà thực dân Pháp quan tâm, gặp nhiều khó khăn do thiếu giáo viên, và trình độ của giáo viên không đáp ứng được yêu cầu gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng học sinh.

5Theo con số của Paullus và Bouinais trong La France en Indochine và của Paul Bonnetain trong L’extrême Orient, dẫn theo Nguyễn Anh (1967), Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến cuối chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Nghiên cứu lịch sử (98), tr.42

Trong bối cảnh chung của giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc, tình hình giáo dục tỉnh Biên Hòa cũng nằm trong “tình trạng” đó. Ở Biên Hòa, không có trường cao đẳng tiểu học và trung học (trường trung học đầu tiên của tỉnh được thành lập vào năm 1956 – 2 năm sau khi Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ). Theo số liệu thống kê của Địa chí tỉnh Biên Hòa năm 1901, Biên Hòa có 16 tổng, 160 làng và 102941 dân (Pháp, Việt, Khmer, Thượng, Hoa, Ấn kiều, Tagal) với 5 trường học gồm: 1 trường tọa lạc tại tỉnh lỵ và 4 trường tổng dạy bậc sơ học, đặt tại: Bình Trước, Tân Uyên, Bình Mỹ, Bến Gỗ, với tổng số học sinh là 378 học sinh, tức là cứ 100 người dân mới có 0,36 học sinh.

Những năm về sau, tình hình có khả quan hơn nhưng cũng không đáng kể. Năm 1923, tỉnh Biên Hòa có 28 trường gồm: 1 trường tiểu học tỉnh lỵ, 11 trường tổng và 16 trường xã, với tổng số học sinh là 3479 học sinh, tức là cứ 100 dân mới có 2,63 học sinh. Tuy nhiên, cả tỉnh Biên Hòa chỉ có 1 trường tỉnh lỵ là trường tiểu học hoàn chỉnh, dạy đến lớp Nhứt. Tất cả các trường còn lại đều là trường sơ học. Quá trình tìm kiếm “cái chữ” của người dân Nam Kỳ nói chung và người dân Biên Hòa là rất khó khăn, không phải chuyện dễ, cho đến năm 1928, cả nước mới chỉ có 12 trường cao đẳng tiểu học, riêng Nam Kỳ có 4 trường (Sài Gòn: 2, Mỹ Tho: 1, Cần Thơ: 1). Vì thế, để có thể theo hết con đường học vấn của mình, nhiều người sau khi học xong bậc tiểu học đã phải khăn gói lên Sài Gòn tiếp tục công cuộc tìm kiếm con chữ.

Trường Ecole Primaire complémentaire de Biên Hoa (nay là Trường Tiểu học Nguyễn Du)

Hiện nay, trường Tiểu học Nguyễn Du là một trong những trường tiểu học danh tiếng của thành phố Biên Hoà. Khi mới thành lập, trường mang tên là Ecole Primaire complémentaire de Biên Hòa.

thực dân Pháp ắt đã có ý thức sử dụng giáo dục là công cụ phục vụ cho sự thống trị. Tại Biên Hòa - Đồng Nai, có một ngôi trường địa hạt đặt ở làng Bình Trước, tổng Phước Vĩnh Trung và sau trở thành trường tiểu học tỉnh lỵ đầu tiên. Một số tư liệu cho biết, có thể trường được thành lập năm 1897, nguyên là trường của địa hạt Biên Hoà, sau đó giữ vai trò trường học của tỉnh lỵ Biên Hoà. Địa điểm xây trường vốn được sử dụng làm trại lính kỵ binh, sau đó làm trại giam tù. Trước năm 1930, hiệu trưởng của trường là người Pháp. Từ năm 1933, các thầy giáo người Việt làm hiệu trưởng. Các thầy giáo làm hiệu trưởng của trường là: Lê Hữu Vĩnh, Huỳnh Văn Giỏi, Lâm Văn Huê, Phan Khoái Hượt, Nguyễn Văn Phát, Hồ Văn Tam, Nguyễn Thành Dợt, Nguyễn Tấn Hưng, Nguyễn Văn Trình, Huỳnh Anh…Trong đó, nổi bật nhất là ông Hồ Văn Tam, ông là người có đóng góp to lớn nhất cho giáo dục Biên Hòa. Ông Hồ Văn Tam, sinh năm 1905 tại Biên Hòa, là con ông Hồ Văn Ngói và anh của ông Hồ Văn Thế. Ông có 5 người con, 4 là giáo viên, và 1 là kỹ sư Canh Nông tốt nghiệp ở Paris. Ông tốt nghiệp Trường Sư Phạm tại Sài Gòn năm 1926. Ông về dạy lớp Nhứt (Cours Supérieur) tại trường Phước Thiền trong hai năm, rồi được đổi về phục vụ tại Trường Tỉnh lỵ Biên Hòa từ năm 1928. Ở đây suốt 20 năm (1928 – 1948), ông đều đảm nhận lớp Nhứt, từ năm 1948 – 1954, ông vừa là hiệu trưởng, vừa lãnh chức vụ Thanh tra tiểu học rồi sau đó là Phó ty giáo dục của tỉnh Biên Hòa. Ông cũng chính là người đã xin đổi tên trường tiểu học tỉnh lỵ (tên tiếng Pháp) thành trường Nguyễn Du. Năm 1950, ông đã vận động để xây dựng 3 trường học tại Biên Hòa: Trường Đồ Chiểu (nay là Trường THPT Chu Văn An), Trường Trịnh Hòai Đức (nay là Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức), và Trường Nguyễn Khắc Hiếu (nay là Trường tiểu học Nguyễn Khắc Hiếu). Ông cũng là người đã kiên trì vận động để đến năm 1956, Trường trung học Ngô Quyền ra đời – trường trung học đầu tiên của tỉnh Biên Hòa.

Một phần của tài liệu quá trình hoạt động của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh biên hòa từ 1867 đến 1945 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)