Hệ thống giáo dục tư thục, dân lập

Một phần của tài liệu quá trình hoạt động của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh biên hòa từ 1867 đến 1945 (Trang 90 - 91)

Năm 1858, Pháp xâm lược Việt Nam, tiến hành bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị và đồng hóa văn hóa. Hàng loạt các trường học (trường Dòng, trường học của hệ thống Pháp – Việt) được thành lập, đồng thời, các chính sách, quy chế nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa nhân dân với nền văn hóa cổ truyền của dân tộc được ban hành. Tuy nhiên, “việc xâm chiếm đất đai đã khó, việc xâm chiếm tinh thần còn khó hơn nhiều” [75, tr. 202]. Vì sao? Người Pháp đã trả lời: “vì dân tộc Việt Nam đã có độ dày của truyền thống văn hóa của mình”. Do đó, bất chấp sự cấm cản của các nhà cầm quyền Pháp, các trường dân lập, tư thục vẫn tồn tại, các thầy đồ vẫn tiếp tục đứng lớp với sự kính trọng của nhân dân. Năm 1886, đúng ¼ thế kỷ sau khi Pháp áp dụng

9Nguồn: bảo tàng Đồng Nai, Monographie de la Province de Bien Hoa (năm 1901), bản dịch của Nguyễn Yên Tri, tr.56, tr.40

nền giáo dục lên đất Nam Kỳ, những trường chữ Hán vẫn tồn tại với gần 426 thầy đồ và 8496 học sinh10trên tổng số 27473 học sinh (trong đó có 3567 học sinh của 68 trường của giáo hội), số học sinh của các thầy đồ chiếm 31% [3, tr.43]. Ở Biên Hòa, bất chấp sự cấm đoán của thực dân Pháp, các trường tư thục vẫn tồn tại, tuy hoạt động có khó khăn hơn trước. Năm 1901, tại Biên Hòa, các lớp học chữ Nho vẫn tiếp tục tồn tại ở “làng mạc ít quan trọng” với số học sinh là 65211. Năm 1923, các trường tư học chữ Nho được giảng dạy bởi những người có học thức với khoảng 500 học sinh12

.

Cuối năm 1937, nhằm đấu tranh chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp, Xứ ủy Biên Hòa đã chủ trương phát động cuộc vận động học chữ quốc ngữ. Các lớp học được tổ chức ở trong trường, ngoài trường, thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.

Một phần của tài liệu quá trình hoạt động của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh biên hòa từ 1867 đến 1945 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)