Trường École professionnelle de Bienhoa (nay là Trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu quá trình hoạt động của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh biên hòa từ 1867 đến 1945 (Trang 79 - 88)

đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai)

Trường dạy nghề chuyên nghiệp có mặt sớm nhất ở đất Biên Hòa là Trường dạy nghề Biên Hòa.

Ngày 24 tháng 9 năm 1902, Hội đồng hàng tỉnh Biên Hòa ra nghị quyết mở trường dạy nghề Biên Hòa theo đề nghị của ông Chesne, quan Chánh tham biện tỉnh Biên Hòa, trực tiếp quản lý trường – làm nhiệm vụ của hiệu trưởng. Dự kiến trường có các ban sau:

- Ban thứ nhất: Vẽ trên giấy, trên gỗ, tô chữ trang trí sách, vẽ hình họa. - Ban thứ hai: Điêu khắc gỗ, khảm, khắc trổ, làm đàn, nữ trang.

- Ban thứ ba: Đan, lát, đồ vật làm bằng cọ (kè), song mây, cói và tre. - Ban thứ tư: Thủy tinh, đồ sành, đồ gốm, đồ chơi giá trị không cao. Trường dạy nghề Biên Hòa khai giảng lần đầu tiên vào ngày 15/3/1903 trong khuôn viên tòa bố (nơi quan cai trị làm việc, sau này gọi là dinh tỉnh trưởng). “Trường tọa lạc ngay phía sau bên trái tòa bố ở khu đất ngang 50m, rộng (sâu) 43m chỉ có một dãy nhà ngang trông ra bùng binh đường giao thông một chiều […]. Các dãy nhà và chái đều thấp, lợp ngói mọc theo kiểu xưa” [16, tr.58].

Trường dạy nghề Biên Hòa được thành lập nhằm hai mục đích: một là đào tạo thợ để có thể tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú của tỉnh (gỗ, tre, đất sét,…) sản xuất ra một lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường; hai là khôi phục lại một số nghề truyền thống ở địa phương (đúc đồng, đúc gang,…).

Trường mới thành lập, chưa thu hút sự quan tâm của quần chúng nhân dân, nên hoạt động ban đầu của trường còn nhiều khó khăn. Ngày 12/8/1903, quan cai trị Chesne đã có văn bản nhận xét, đánh giá hoạt động của trường

trong 5 tháng vừa qua, đồng thời đưa ra những yêu cầu về nhân sự và vật chất đảm bảo sự phát triển của trường trong tương lai.

Tỉnh Biên Hòa TRƯỜNG DẠY NGHỀ BIÊN HÒA7 Nam kì

1- Trường này khai giảng ngày 15/3 vừa qua, đã gặp nhiều trở ngại: việc tuyển mộ các giáo viên rất khó khăn, sự thay đổi tính nết và thói quen của dân An Nam đặc biệt biến đổi tài tử và họ chỉ thấy trong các trường một con đường đạt tới những vị trí hoạn lộ.

Tuy nhiên tương lai của trường hình như sẽ được bảo đảm nếu nhà chức trách muốn trợ cấp vật chất cho chúng tôi để đem đến như Bắc kì hay nước ngoài một số thợ thủ công khéo tay.

2- Mục đích đeo đuổi khi lập trường này là:

1- Đào tạo thợ, khi trở về làng có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất đai trong tỉnh (gỗ, mây, tre, đất kaolin…)

2- Hoàn chỉnh vài công nghệ tồn tại trong vùng theo kí ức con người như đúc đồng và gang, những công nghệ này còn trong tình trạng nguyên thủy quê kệch trong khi những nghề tương tự ở Bắc kì đã đạt tới sự thịnh vượng rõ rệt như người ta có thể thấy ở Triển lãm Hà Nội đối với những món đồ đồng.

Hơn nữa, những học trò theo học các lớp chiều từ 6 giờ đến 7 rưỡi một lớp hội thoại tiếng Pháp và tính nhẩm dưới sự giám sát của ông hiệu trưởng trường tỉnh.

Nhưng quan cai trị cố giữ cho các lớp này tính chất thực hành và chỉ đạo theo ý nghĩa nào đó các học trò không có ý chậm trễ nữa tìm kiếm công

ăn việc làm của nhà chức trách những khả năng tồn tại.

3- Kết quả là bốn ban được thành lập trước hết ở Trường Dạy nghề Biên Hòa:

1- Nghề đan lát mây, tre…

2- Công việc về mộc (chạm khắc gỗ, tiện gỗ, thợ ráp sườn nhà, sườn tàu, thợ mộc).

3- Đúc đồng (theo kiểu Bắc Ninh)

4- Vẽ (đề tài bản xứ dành cho thợ chạm khắc và thợ đúc).

Hai thợ đúc đồng đưa từ Bắc kì vào với chi phí lớn, sau vài tháng đã về quê, mong rằng chính quyền khẩn cấp tìm người thay thế càng sớm càng tốt.

4- Tỉnh và các làng lập ngân sách tương ứng cho học bổng gia đình mà suất thực tế là 4 đồng rưỡi mỗi tháng.

Nhà trường nhận học trò tự do (1) đến từ khắp nơi trong tỉnh có tuổi ít nhất 12 và nhiều nhất 18, chúng đặt dưới sự chăm sóc của quan cai trị trong những gia đình thân hào ở tỉnh lị và phải được sự đồng ý của cha mẹ.

Hai thiếu niên Mọi (nay gọi là Thượng) theo các lớp của khoa đan lát. 55 học trò hiện ghi tên ở trường, phân chia như sau:

10 theo ban đồng 23 theo ban đan lát

15 theo ban mộc và làm sườn nhà, sườn tàu 3 theo ban thợ tiện

1 chạm khắc 3 theo ban vẽ

5- Trường được bao cấp hoàn toàn (đặc biệt) do quĩ của ngân sách địa phương.

Trường đang hoạt động trong năm với các khoản chi tiêu như sau: Nhân sự: 4 giáo viên từ 20 đồng đến 30 đồng mỗi tháng …. 950 đồng

Xây dựng công trình: một kho rộng … 3000 đồng Vật liệu: đồ vật, các kiểu để làm mẫu … 300 đồng

nguyên liệu (đồng, gỗ, tre, mây)…. 500 đồng

Việc bán đồ vật chế tạo của trường năm tới là khoảng 300 đồng có khấu trừ chi tiêu vể bảo qủan, năm nay sản phẩm vượt 100 đồng.

Biên Hòa ngày 12/08/1903 Quan cai trị

Chesne

 Các hiệu trường của trường:

Từ lúc thành lập đến năm 1923, chức vụ hiệu trưởng của trường thường do các viên chủ tỉnh kiêm nhiệm, với vai trò quản lý trường về mọi mặt, gồm có các ông: J. Lamorte (1903 – 1916); A. Yoyeux (1916 – 1920); Serre (1920 – 1923). Đến năm 1923, chính phủ Pháp đã bổ nhiệm ông Robert Balick, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật trang trí Paris làm Hiệu trưởng chính thức của trường. Từ đó, trường trải qua các đời hiệu trưởng sau:

- Robert Balick – GS Mỹ thuật trang trí Pháp (1923 – 1935, 1935 – 1944, 1948 – 1950)

- Bùi Tường Viễn – KS gốm (1935) (8 tháng)

- Trần Văn Ơn – GS điêu khắc đồng, đá (1944 – 1945, 1947 – 1948, 1950 – 1955)

- Võ Kim Đôi – GV gốm (1945 – 1947) - Trương Văn Chỉ - GV gốm (1955 – 1956) - Nguyễn Văn Thâu – GS hội họa (1956 – 1958) - Đan Hoài Ngọc – GS hội họa (1958 – 1963) - Lê Văn Mậu – GS điêu khắc (1963 – 1973)

- Văn Ngọc Vệ - CB công nghiệp (1975 – 1977) - Cao Thương – CB Mỹ thuật (1977 – 1982)

- Nguyễn Văn Lương – CB Mỹ thuật (1982 – 1988) - Trương Minh Tú – CB Mỹ thuật (1988 – 1995) - Trần Cương Quyết (1995 – nay).

 Các tên gọi của trường qua từng thời kỳ: - École professionnelle de Bienhoa (1903 – 1913)

(Trường Dạy nghề Biên Hòa) (còn gọi là trường Bá nghệ Biên Hòa) - École d’Art indigène de Bienhoa (1913 – 1944)

(Trường Mỹ nghệ bản xứ Biên Hòa)

- École des Arts appliqués de Bienhoa (1944 – 1955) (Trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa)

- Trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa (1955 – 1964) - Trường Kỹ thuật Biên Hòa (1964 – 1976)

- Trường phổ thông Công nghiệp Đồng Nai (1977)

- Trường Trung học Mỹ thuật trang trí Đồng Nai (1978 – 1998) - Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai (1998 – nay)

 Quá trình hoạt động

Ngày 15/3/1903, trường khai giảng khóa đầu tiên. Do kinh tế chưa phát triển nên quy mô của trường nhỏ bé, số lượng học sinh ít. Hơn nữa, lúc bấy giờ nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Biên Hòa nói riêng không thích học các trường do Pháp mở, nên học sinh theo học không nhiều. Tháng 8/1903 có 55 em, cuối năm có 64 học sinh. Các học trò vào học nhỏ nhất là 12 tuổi và lớn nhất là 18, có học bổng gia đình mỗi suất 4p 50 (p: đồng Đông dương) do làng xã cấp. Trường cũng nhận học trò tự do (đi học tự túc). Năm 1906, ông J. Lamorte được mời về làm nhà điều hành kỹ thuật, trong năm này, trường tuyển sinh thêm ban Gốm (đến năm 1907, ban Gốm được hợp

thức hóa). Năm 1907, trường có 118 học sinh, tuổi từ 13 – 17 tuổi. Trong năm này, ông J. Lamorte và A. Joyeux đã giảng dạy với phương pháp “thức tỉnh sự sáng tạo và trí thông minh của học sinh” nhằm nâng cao sức sáng tạo của học sinh. Học sinh tốt nghiệp khóa đầu tiên có trình độ tay nghề cao, sự tiến bộ của các học trò làm rạng danh các thầy cô giáo Pháp.

Tháng 9/1913, ông Chánh tham biện (tức Tỉnh trưởng) Krautheimer ra quyết định tổ chức lại nhà trường với nội dung: “Trường dạy nghề Biên Hòa là một trường mỹ nghệ thực hành, có mục đích đào tạo ra các thợ lành nghề và khéo tay cho các nghề đúc đồng và các kim loại khác, nghề gốm, nghề mộc dân dụng, mộc xây dựng và điêu khắc gỗ” [16, tr.60]. Lúc này, trường chỉ còn 3 ban: đúc đồng và chạm trổ, gốm và gỗ, thời gian học 3 năm, phải học 2 môn chung là vẽ và nặn. Học sinh từ 13 đến không quá 16 tuổi, phải có trình độ sơ học của trường làng, xã. Năm 1916, thời gian học tập sửa đổi lại là 4 năm thay vì 3 năm và chia thành 4 lớp học.

Hàng năm, trường đều có sản phẩm trưng bày ở Hội Mỹ thuật Sài Gòn, tham dự triễn lãm Hà Nội và các nơi trong và ngoài nước, đặc biệt năm 1922, sản phẩm của trường đã đem đi tham dự triển lãm ở Hội chợ Marseille.

Năm 1923, Chính phủ Pháp bổ nhiệm hai chuyên viên: ông Balick tốt nghiệp Trường Mỹ thuật trang trí Paris, làm hiệu trưởng và bà Mariette tốt nhiệp Trường gốm Limoges, phụ tá. Ông bà Balick chỉ giữ lại 2 ban truyền thống đó là ban Đúc đồng và ban gốm. Ông Balick đứng đầu ban Đúc đồng với 3 đốc công bản xứ và 21 học trò. Bà Balick đứng đầu ban Gốm, có 1 đốc công bản xứ và 12 học trò. Thời gian học là 4 năm: hai năm đầu học các môn cơ bản và luân phiên các ban. Hai năm cuối học chuyên ban. Học trò vào học phải có trình độ sơ học (lớp 3). Các em được học tiếp chữ Nho, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, Toán. Từ năm 1940, các em qua học văn hóa ở trường Nam tiểu học (nay là trường Tiểu học Nguyễn Du) mỗi ngày 1 giờ, vào cuối giờ do thầy

giáo trường này dạy. Có thể nói từ năm 1923, trường bước vào một giai đoạn mới, được coi là bước ngoặt, từ đây với sự chung sức của ông bà Balick và thầy thợ của trường trong việc tìm ra công thức pha men chính xác. Được các giáo chức cho biết, loại đất sét trắng ở vùng đất Cuốc, Tân Uyên rất tốt, ít bị co rút, sau khi lọc chỉ bị hao khoảng 5-10%. Đồng thời, bà Balick còn nhờ trường Gốm Lisvuges chuyển nhượng một số đồng hồ lửa để phân biệt sản phẩm đã chín hay còn sống. Các sản phẩm ra lò được trau chuốt, chọn lọc, những sản phẩm có khiếm khuyết, bà kiên quyết đập bỏ, các sản phẩm được trưng bày tại phòng triển lãm để du khách và đồng bào chiêm ngưỡng, nhận xét. Đa số quan khách công nhận sản phẩm mỹ nghệ rất lạ mắt, càng nhìn lâu càng thấy độc đáo. Do đó, các sản phẩm do trường làm ra đã được đem đi tham gia triển lãm quốc tế vào năm 1925 tại Paris. Tại đây, bà Balick – được Bộ Giáo Dục và Ngoại giao cử làm Trưởng đoàn ngành gốm miền Nam, đã chọn những sản phẩm thật đặc sắc gửi đi tham dự triển lãm. Các sản phẩm tham gia được giới chuyên môn đánh giá cao, đặc biệt, chính phủ Pháp tặng

Bằng khen danh dự, và ban tổ chức tặng thưởng Huy chương vàng, ngoài ra Bộ Thương mại Pháp còn đề nghị làm đại lý cho trường ở Paris. Sau ngày bế mạc hầu hết các sản phầm đều được bán sạch, ngoài ra trường còn nhận được rất nhiều phiếu đặt hàng. Bộ Giáo Dục rất hài lòng và nhiệt tình giúp đỡ nhà trường, tăng cường giáo chức, tuyển học sinh từ các tỉnh đến học.

Năm 1933, trường gửi sản phẩm tham gia cuộc triển lãm quốc tế Paris (Pháp) lần II. Đợt này, ông Balick đã đem theo hai giáo viên gốm và các dụng cụ xoay tay, đất sét và các đồ nghề ngành gốm để biểu diễn trực tiếp cho du khách xem. Cũng như đợt trước, các sản phẩm của trường đều được đánh giá cao, khách hàng đua nhau mua sản phẩm, ban tổ chức phải can thiệp không cho khách mang hàng đi, họ sẽ nhận được hàng sau ngày bế mạc. Bà Balick phải trả lời hàng trăm câu hỏi từ tạo hình, chạm khắc, chấm men, nung lò.

Đặc biệt, Bộ Ngoại thương Pháp đề nghị làm đại lý, đặt trụ sở tại Phòng Giao dịch kinh tế tại Paris, hưởng hoa hồng 20% cước phí chuyên chở do cơ quan này chịu. Chính phủ Pháp trao tặng một số lò điện nung men thí nghiệm, dụng cụ xoay có động cơ chuyển vận bằng điện và máy nghiền tán nguyên liệu cứng, đất chamotte và men. Đề nghị này làm cho ông bà Balick rất hài lòng và hãnh diện, ngày càng có nhiều phương tiện và vốn liếng để khuếch trương, mở rộng cơ xưởng. Trường xây cất phòng triển lãm mới, nâng cao giá trị sản phẩm trưng bày.

Những năm sau đó, trường cũng tham gia một số triển lãm quốc tế khác:

Năm 1934: Batavia (Indonesia)

Năm 1937: Nayoga (Nhật Bản), Paris (Pháp) Năm 1938: Saint – Denis (Réunion – thuộc Pháp) Năm 1938: Hà Nội (Việt Nam)

Năm 1942: Sài Gòn (Việt Nam)

Năm 1956: Phnompênh (Campuchia).

Năm 1933, ông Balick đứng ra thành lập tổ chức Hợp tác xã thủ công của thợ gốm và thợ đúc Biên Hòa, mà người ta gọi gọn là Hợp tác xã Mỹ nghệ. Tổ chức này tập hợp các học sinh đã ra trường làm công ăn lương, hiệu trưởng trực tiếp quản lý, điều hành mọi việc, nhận hợp đồng, chỉ đạo đốc công, phân việc cho thợ, kiểm tra sản phẩm làm ra. Tất cả học sinh sau khi ra trường đều được tuyển dụng vào hợp tác xã với tư cách tập sự, sau một năm sẽ được chính thức làm thợ. Hợp tác xã mỹ nghệ làm ba loại sản phẩm: đúc đồng, đá và đá Angkor phục chế, và gốm mỹ nghệ.

Trường đã thực hiện những sản phẩm trang trí cho tỉnh nhà và các tỉnh khác:

Năm 1934, trường lãnh phần trang trí ngoại ốc chợ Bến Thành, cẩn các loại tranh nặn nổi gắn bốn vách tứ giác tượng trưng thực phẩm hải sản (cá đuối, tôm hùm), đặc sản (bò, heo, cá, tôm,...), hoa quả (sầu riêng, măng cụt) và rau xanh (mướp, bầu, bí,...) bằng gốm tráng men thật đẹp. Rất tiếc là sau sự cố 1945, có một số bị phá hủy. Năm 1934, thực hiện bồn nước công trường Tòa Đô Chánh, đại lộ Nguyễn Huệ, Sài Gòn; nặn bốn con cá hóa long phun nước và cẩn gạch men xanh viền xung quanh miệng hồ. Năm 1936, thực hiện trụ ranh giới vùng ba biên giới Việt, Miên, Lào bằng gốm với nhiều sắc thái men mỹ thuật. Trường đã áp dụng lối trang trí dung hòa thích hợp với ngành mỹ thuật của ba nước láng giềng. Năm 1935, thực hiện bồn nước Công trường Sông Phố, nặn dĩa to hai tầng, loại loa miệng rộng, cẩn hồ văn và gạch men thay thế tượng con beo gấm8

.

Ngày 29/8/1912, theo nghị quyết của Hội đồng tỉnh, ban Nữ công gia chánh tách ra khỏi trường dạy nghề, thành lập một trường riêng, lấy tên là trường Nữ công gia chánh, trụ sở nay là trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đối diện bệnh viện tỉnh, tồn tại đến năm 1975.

Cùng với việc thành lập Hợp tác xã, trường đã xây dựng một phòng trưng bày kích thước 25x8m ngay trên nền lò gốm đầu tiên tại trường chính để trưng bày sản phẩm.

Từ năm 1938, về sau, nhà trường bổ sung thêm một số môn vẽ như: vẽ thủy mặc, vẽ viễn vọng và trang trí thực dụng.

Năm 1944, trường đổi tên là trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa. Ông bà Balick về Pháp, ông Trần Văn Ơn, giáo viên nặn thay thế. Do các biến cố năm 1945 (Nhật đảo chính Pháp), Cách mạng tháng Tám thành công, quân Pháp tái chiếm Biên Hòa...),ông Võ Kim Đôi, giáo viên gốm lên làm hiệu trưởng. Hợp tác xã Mỹ nghệ tan rã, sau đó ông Trương Văn Chỉ gây dựng lại

về mỹ thuật cũng như về hành chánh. Ngày 10/10/1946, ông Chỉ được chính phủ Pháp tặng “Huy chương danh dự hạng nhì bằng bạc”. Năm 1972, nhà sưu tập và nghiên cứu cổ ngoạn uyên bác Vương Hồng Sển nhận xét : “hiện nay

Một phần của tài liệu quá trình hoạt động của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh biên hòa từ 1867 đến 1945 (Trang 79 - 88)