Biên Hòa trong chính sách giáo dục của chính quyền thực dân Pháp

Một phần của tài liệu quá trình hoạt động của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh biên hòa từ 1867 đến 1945 (Trang 60 - 63)

Pháp đối với Nam Kỳ

Sau khi hoàn thành công cuộc bình định nước ta về mặt quân sự, thực

4Số liệu của Annuaire statistique de l`I-C, 1941 – 1942, dẫn theo Nguyễn Anh (1968), Giáo dục vùng dân tộc ít người, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục tư thục ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, Nghiên cứu lịch sử (107), tr.30.

dân Pháp bắt tay vào việc xây dựng bộ máy cai trị. Các chính sách về kinh tế, chính trị được ban hành nhằm ổn định tình hình, chuẩn bị cho quá trình khai thác thuộc địa.

Hiểu được sức mạnh và vai trò của giáo dục trong việc bình định và biến những người Việt Nam thành người Pháp về mặt văn hóa, thực dân Pháp đã sử dụng giáo dục như một công cụ cai trị nhằm chinh phục tâm hồn người bản xứ sau khi đã hoàn thành công cuộc chinh phục đất đai. Kết quả là nền giáo dục Tây phương đã được du nhập vào nước ta.

Trước khi có sự xuất hiện của nền giáo dục Tây phương, tại Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng vẫn duy trì nền giáo dục phong kiến, nền giáo dục Nho học. Nền giáo dục phương Tây xuất hiện đã làm thay đổi hoàn toàn nền giáo dục nước nhà, nền giáo dục Việt Nam chuyển sang một trang mới với một diện mạo mới.

Quá trình xác lập nền giáo dục phương Tây của Pháp ở Nam Kỳ có thể chia làm hai giai đoạn: từ 1867 đến 1916 là giai đoạn tồn tại song song giáo dục phương Tây với giáo dục phong kiến, từ 1917 đến 1945 là giai đoạn nền giáo dục Nho học bị xóa bỏ hoàn toàn, nền giáo dục phương Tây được xác lập.

Trong hoàn cảnh giáo dục phong kiến không phát huy được vai trò trong đời sống xã hội, thì giáo dục Tây phương đã đem lại một hình ảnh ảnh mới, đem lại những yếu tố mới cho nền giáo dục:

Tổ chức lớp học: trường học, lớp học được tổ chức bài bản, có hệ thống, đa dạng về loại hình trường lớp, hệ thống giáo dục được tổ chức rộng khắp.

Chương trình giáo dục hướng đến đào tạo một con người toàn diện gồm các môn về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ.

Hệ thống giáo dục mới cùng với sách vở phương Tây đã góp phần giúp người Việt Nam mở rộng tầm mắt, tiếp xúc với các tư tưởng dân chủ tư sản, rồi sau là tư tưởng Mácxít. Truyền thống đạo học cùng với lối tư duy tổng hợp, nay được bổ sung thêm kiểu tư duy phân tích.

Hơn hết, nền giáo dục Âu châu đã đào tạo được một tầng lớp Tây học có trình độ, có lòng yêu nước. Sự tiếp xúc với văn hóa Pháp, văn hóa phương Tây, nhất là lĩnh vực giáo dục với những tư tưởng mới đã mở ra cho thanh niên Việt Nam những nhận thức mới, gây nên trong xã hội Việt Nam những rung động sâu xa – đó là điều Pháp không thể lường hết được.

Tuy nhiên, với tư cách là một kẻ đi xâm lược, nền giáo dục mà Pháp thi hành chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của nước Pháp, không xuất phát từ lợi ích của dân tộc Việt Nam, đó là một nền giáo dục nô dịch, phản động.

Tiểu kết chương 2

Song song với các chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội, thực dân Pháp đã thi hành chính sách văn hóa giáo dục nô dịch nhằm đồng hóa lâu dài đối với dân tộc ta với ý đồ làm cho dân ngu để dễ trị. Các chính sách giáo dục của Pháp được hoàn thiện qua từng giai đoạn nhằm đáp ứng cho mục tiêu cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp đến nền giáo dục Nam Kỳ nói chung và Biên Hòa nói riêng thời kì 1867 – 1945.

Đề ra các chính sách giáo dục ở Biên Hòa, thực dân Pháp đã đặt ra những mục đích rõ ràng: đào tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho chính quốc, loại trừ nền giáo dục bản xứ, du nhập nền giáo dục hiện đại phương Tây, tuyên truyền văn hóa, tư tưởng Pháp. Âm mưu của Pháp là làm cho dân ta khiếp sợ uy quyền “Đại Pháp”, tiêu diệt ý chí độc lập, tự do, truyền thống bất khuất chống xâm lược của nhân dân ta, làm cho các tầng lớp người Việt phục tùng, thừa nhận sự cai trị của thực dân Pháp, nhằm đồng hóa Nam Kỳ, sau đó là cả Việt Nam.

Chương 3:

CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH BIÊN HÒA TỪ 1867 ĐẾN 1945

Một phần của tài liệu quá trình hoạt động của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh biên hòa từ 1867 đến 1945 (Trang 60 - 63)