Cuộc đấu tranh chống nền giáo dục nô dịch của Đảng Cộng sản

Một phần của tài liệu quá trình hoạt động của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh biên hòa từ 1867 đến 1945 (Trang 91 - 103)

sản Đông Dương

3.3.1.1 Vạch trần âm mưu nô dịch về tư tưởng và văn hóa của thực dân Pháp

Tháng 2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Từ khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo toàn thể nhân dân Việt Nam chống lại kẻ thù dân tộc – thực dân Pháp trên tất cả các mặt, trong đó có giáo dục. Đảng đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh nhằm vạch trần bản chất giáo dục thực dân, thực chất đó là nền giáo dục nô dịch và ngu dân.

10

Theo Paullus và Bouinais, dẫn theo Nguyễn Anh (1967), Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến cuối chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Nghiên cứu lịch sử (98), tr.43

11Nguồn: bảo tàng Đồng Nai, Monographie de la Province de Bien Hoa (năm 1901), bản dịch của Nguyễn Yên Tri, tr. 56

12Nguồn: bảo tàng Đồng Nai, Monographie de la Province de Bien Hoa (năm 1923), bản dịch của Nguyễn Yên Tri, tr. 59, 60

Ngay từ những năm đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước đã chú ý đến vấn đề văn hóa, kết hợp đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa với đấu tranh chính trị. Đó là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Lương Văn Can – các sĩ phu nho học tiếp thu tư tưởng mới của Tân thư, Tân văn đã trở thành những người lãnh đạo phong trào đấu tranh chống nền giáo dục nô dịch của thực dân Pháp. Mở đầu là phong trào Đông Du. Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu đã giác ngộ cho quần chúng nhân dân thấy rõ bản chất của thực dân Pháp, giáo dục lòng yêu nước, căm thù giặc, ý chí đấu tranh vì độc lập dân tộc. Đồng thời, phong trào đã góp phần đào tạo được một đội ngũ chiến sĩ cách mạng có năng lực, lôi cuốn các sĩ phu yêu nước tham gia. Phan Châu Trinh với phong trào đấu tranh chống lại nền giáo dục nô dịch của thực dân Pháp theo khuynh hướng cải lương, ôn hòa. Bằng những buổi diễn thuyết, nhà yêu nước họ Phan đã đấu tranh cổ vũ cho một nền tân học, thay lối học khoa cử bằng thực học, bỏ chữ Hán, dạy chữ quốc ngữ, vận động mở trường kiểu mới, giáo dục cho nhân dân lòng yêu nước, nếp sống văn hóa. Phong trào đấu tranh do Phan Châu Trinh lãnh đạo là cuộc đấu tranh tấn công trực diện vào chính sách văn hóa nô dịch của thực dân Pháp, nâng cao tinh thần yêu nước và tình cảm dân tộc. Và đặc biệt là Đông Kinh nghĩa thục – trường đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam có công trong việc xây dựng một phương pháp đào tạo con người theo quan điểm dân tộc, tiến bộ, hiện đại.

Nước ta vốn có truyền thống văn hóa lâu đời, gắn liền với sự nghiệp dựng và giữ nước, đó là niềm tự hào của các sĩ phu yên nước đầu thế kỉ và là cơ sở của niềm tin về một tương lai tươi sáng của đất nước, về việc giành lại độc lập cho Tổ quốc. Phải phá bỏ cái cũ, xây dựng cái mới, tiếp thu tư tưởng tiến bộ, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa để cứu nước cứu dân – đó là suy nghĩ của các sĩ phu. Theo họ, lối thi cử kiểu phong kiến nay đã không còn phù hợp vì bó buộc suy nghĩ, hạn chế sự sáng tạo của người học. Do đó, cần

phải bãi bỏ để học trò được tự do suy nghĩ, kích thích tư duy sáng tạo với những ý tưởng mới, không bị bó buộc vào những khuôn khổ nhất định. Gắn liền với việc từ bỏ nền giáo dục phong kiến, các sĩ phu đã xây dựng một nền học thuật mới, chủ trương dùng văn tự nước nhà. Sử dụng chữ quốc ngữ là một chủ trương mạnh dạn, sáng suốt vì tương lai của đất nước, vì nền học thuật nước nhà.

Với mục đích “nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí” nhằm cứu dân cứu nước, các sĩ phu đã tiến hành phong trào mở trường dạy học, giáo dục lòng yêu nước, tuyên truyền tư tưởng canh tân. Trong đó nổi bật nhất là trường Đông kinh nghĩa thục. Tuy chỉ tồn tại trong vòng chín tháng, phong trào đã gieo rắc được những hạt giống đầu tiên cho một nền giáo dục dân tộc, dân chủ. Đông Kinh nghĩa thục chú trọng gắn giáo dục sở đẳng với chuyên môn nghề nghiệp, mặt khác xây dựng phương pháp dạy học mới: diễn thuyết, đóng kịch, ngoại khóa,…nhằm phát huy tính sáng tạo của con người. Thông qua hình thức hoạt động công khai hợp pháp của một nhà trường, phong trào đã giáo dục lòng yêu nước, tuyên truyền nền học thuật mới, phổ biến tư tưởng dân chủ tư sản, phê phán lối học văn chương cử nghiệp thời phong kiến. Đông Kinh nghĩa thục là nơi thực hành tư tưởng duy tân, phổ biến một nền giáo dục mới với nội dung và phương pháp hoàn toàn mới.

Bên cạnh việc mở trường đào tạo ở trong nước, thời kì này còn xuất hiện một hình thức mới: đông du, đưa học sinh ra nước ngoài học tập. Mục đích của việc du học là học tập nước bạn, chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa chống Pháp, đồng thời là một biểu hiện tốt đẹp về truyền thống hiếu học của dân tộc. Với hình thức du học mới mẻ này, phong trào Đông Du và Phan Bội Châu đã thu hút sự chú ý của dư luận, có ảnh hưởng rộng lớn, lôi cuốn nhiều sĩ phu yêu nước tham gia.

Các phong trào du học và mở trường học dù có bị thực dân Pháp đàn áp, nhưng truyền thống hiếu học và truyền thống yêu nước của nhân dân vẫn tồn tại và phát huy mạnh mẽ.

Phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục,.. đều vì mục đích cứu nước, cứu dân. Mỗi phong trào là một tiếng nói đấu tranh chống lại nền giáo dục nô dịch của thực dân Pháp.

Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã rọi những tia sáng đầu tiên đến Việt Nam thông qua báo chí tiến bộ.

Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Cuối năm 1917, Người từ nước Anh trở lại Pháp, năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp – một đảng chủ trương chống lại chính sách bóc lột của thực dân Pháp ở thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc luôn ý thức được rằng cuộc đấu tranh cho một nền giáo dục dân chủ phải gắn chặt với cuộc đấu tranh cho độc lập chính trị và xã hội.

Trước hết, bằng những chứng cứ xác thực, Người đã tố cáo chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp họp ở Tour (Pháp) từ ngày 25 đến ngày 30/12/1920 với việc thảo luận vấn đề Đảng nên gia nhập Quốc tế III hay ở lại Quốc tế II, Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại biểu thuộc địa đã phát biểu “trong vài phút tôi không thể vạch được hết những sự tàn bạo mà bọn tư bản ăn cướp đã gây ra ở Đông Dương. Nhà tù nhiều hơn trường học và lúc nào cũng chật ních […]. Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có. Chúng tôi không có quyền sống hoặc du lịch ở nước ngoài, chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập” [31, tr.22]. Nguyễn Ái Quốc đã mỉa mai công cuộc truyền bá văn minh của “nước mẹ” Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa “để truyền bá ánh sáng tốt lành của nền văn minh cao quý (của nước

Pháp) vào trong các nước được nước mẹ bảo hộ, nước Pháp đã đưa lại cho 40 triệu người Pháp hải ngoại (tức là các nước thuộc địa của Pháp) 8007 trường” [31, tr.314], như vậy trung bình 1.000.000 người dân có 2 trường học, quá ít ỏi so với nhu cầu học tập của nhân dân.

Hơn nữa, ngân sách Pháp chi cho giáo dục thật chẳng thấm vào đâu so với những khoản chi cho tòa án, mật thám, trại giam, sen đầm, khoản chi cho giáo dục là 9.285.000 đồng, chiếm tỉ lệ 4,4% so với 22.332.000 đồng, chiếm 10,7% chi phí cho các chính sách đàn áp, trừng trị nhân dân Việt Nam. Có thể nói, đối với các xứ thuộc địa, “nước mẹ” Pháp vừa là nhà đầu tư hào phóng vừa keo kiệt, bủn xỉn, Pháp rất “phóng khoáng” trong việc cho việc xây dựng nhà tù, cho những cuộc giải trí, nhưng lại rất dè dặt trong việc mở trường, xây lớp. Vì vậy, nạn thiếu trường học ngày càng trầm trọng “mỗi năm cứ đến ngày khai trường, các bậc cha mẹ dù có đi gõ cửa khắp nơi, cầu xin mọi sự giúp đỡ […] họ vẫn không gửi được con cái đến trường, và những đứa trẻ này, có đến hàng nghìn bị đày vào cảnh ngu dốt chỉ vì không có đủ trường sở cho chúng đi học” [31, tr.155].

Thực dân Pháp thi hành mọi chính sách nhằm ngăn cản con đường học vấn của nhân dân An Nam, đẩy họ vào cảnh ngu dốt. Các nhà cầm quyền rất nghiêm ngặt trong việc mở trường “muốn mở trường tư thì phải xin phép chính phủ trước, bất cứ lúc nào chính phủ cũng có quyền kiểm soát hoặc bắt các trường phải đóng cửa” [31, tr.399] và “họ thường đóng cửa các trường tư hoặc cấm người bản xứ không được tổ chức các trường tư mới” [32, tr.343] để cản trở con đường học vấn của nhân dân. Không những thế, họ còn tiến hành khủng bố đàn áp giáo viên “chính phủ cho lính tập về nhà phá phách các trường học và bắt bớ giáo viên, các ông giáo bị bắt, bị ngược đãi hành hạ, tay trói giật cánh khuỷu và bị dẫn từng xâu lên tỉnh lị” [31, tr.399]. Không thể tìm kiếm tri thức ở trong nước, những thanh niên An Nam quyết định du học

nước ngoài những mong học hỏi tư tưởng tiến bộ phục vụ đất nước. Nhưng người nào có ý định du học, chứ chưa nói là đã đi du học, sẽ bị coi là một người có tội lớn, tội chống chính quyền, cả gia đình họ sẽ bị trừng trị. Để được chấp thuận đi du học, người đó phải được đảm bảo về nhân thân, thái độ, và phải chịu sự giám sát, theo dõi gắt gao của chính phủ Pháp.

Chính quyền thực dân dùng mọi biện pháp, mọi chính sách nhằm hạn chế việc học của nhân dân An Nam. Tóm lại, làm cho dân ngu để dễ trị là phương châm cai trị của thực dân Pháp. Điều này được thể hiện rõ nhất qua những lời phát biểu của những tướng tá Pháp - vốn đang cai trị nhân dân An Nam. Với mục đích đẩy người dân vào vòng ngu dốt cho dễ trị, “người Pháp không tổ chức một nền giáo dục mới thay thế cho nền giáo dục An Nam. Họ chỉ xây dựng một ít trường học để đào tạo ra những con vẹt, những người vong bản thiếu đạo đức và thiếu cả kiến thức phổ thông” [31, tr.399]. Âm mưu của thực dân Pháp là kìm hãm văn hóa, hạn chế mở trường, làm cho càng ít người có học thức càng tốt như lời nhận xét của Mácxơ – một văn sĩ thuộc địa “chúng ta chỉ cần dạy tiếng Pháp cho người An Nam, dạy cho họ biết đọc, biết tính toán chút ít thôi; biết hơn nữa chỉ là thừa vô ích” [31, tr.400]. Và “trong 50 năm chiếm đóng ở Nam Kì cà 25 năm chiếm đóng ở Bắc Kì, những trường học Pháp không đào tạo lấy được một người An Nam thật sự có học thức” là kết quả của công cuộc “khai hóa văn minh” được tướng Penơcanh tổng kết trong một báo cáo về tình hình Đông Dương gửi về cho chính quốc.

Từ ngày thực dân Pháp xâm lược đã làm thay đổi hoàn toàn xã hội Việt Nam: đời sống nhân dân ngày càng cùng cực, nạn mù chữ, thất học, dốt nát ngày càng tăng, người dân bị tha hóa bởi nghiện rượu và thuốc phiện, hơn 95% dân số ta bị mù chữ dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Đó

chính là “khai hóa văn minh”, “rọi đuốc văn minh” cho nhân dân các nước thuộc địa mà thực dân Pháp đã làm và muốn dân ta “biết ơn” vì điều đó.

Không dừng lại ở việc tố cáo chính sách ngu dân của thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc còn vạch trần tính chất giai cấp của nền giáo dục nô dịch do Pháp thực hiện. Nền giáo dục Âu châu mà chính quốc Pháp đang tiến hành đối với nhân dân An Nam chỉ để phục vụ cho một số ít con em cai trị, và những gia đình giàu có. Mục đích của nền giáo dục ấy chỉ là đào tạo một ít tay sai, những viên thông ngôn, kí lục, viên chức nhỏ phục vụ cho sự thống trị của chính quốc. Nền giáo dục ấy giúp học sinh tiếp cận với nội dung nghèo nàn, lạc hậu, và phản động “một nền giáo dục đồi bại, xảo trá, và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa” [31, tr.400]. Những tư tưởng tiến bộ của thời đại hầu như không được đề cập đến, học sinh bị cấm đọc các tác phẩm của Rousseau, Montesquieu, Hugo,…Mặt khác, học sinh An Nam được dạy rằng tổ tiên mình là “người Goloa”, phải biết trung thành với nước Pháp và người Pháp, nộ dung giáo dục “dạy cho thanh thiếu niên khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình, nó làm cho thanh thiếu niên trở nên ngu ngốc” [31, tr.400]. Đó chính là những “đặc ân” của “nước mẹ” Pháp dành cho những người dân An Nam.

Vì vậy, tháng 6 năm 1919, hội nghị Versailles – hội nghị của các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt những người An Nam yêu nước gửi đến hội nghị Bản yêu sách của nhân dân An Nam. Bản yêu sách đã tố cáo chính sách thực dân và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Trong đó, Người yêu cầu chính phủ Pháp phải cho “tự do báo chí và tự do ngôn luận” (điều 3), “tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên nghiệp ở các tỉnh cho người bản xứ” (điều 6) tạo điều kiện cho người dân Việt Nam được học tập. Với Bản yêu sách 8 điểm, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam và đã gây được tác

động mạnh mẽ đến dư luận thế giới.

Từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về hoạt động ở Quảng Châu, năm 1925 Người thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Tại Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, Hội đã nêu lên những yêu cầu cấp bách và đề ra cương lĩnh đấu tranh, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Cương lĩnh đã ghi “tự do xem tất cả các thứ sách báo, không kì sách báo gì, tự do mở trường, tự do học hành, tự do làm báo, làm sách, bỏ hết quyền kiểm duyệt” [17, tr.112], về mặt giáo dục “đánh đổ giáo dục của giai cấp thống trị, đề xướng và sắp đặt cách mệnh giáo dục, giáo dục bắt buộc, tổn phí Nhà nước chịu phụ trách” [17, tr.109]. Vấn đề mở trường, mở lớp tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân học tập cũng được Người đề cập trong “Đường cách mệnh” viết năm 1926. Trong đó, khi nói đến hoạt động công hội, Người đã vạch ra phương hướng cụ thể “khi Hội có tiền thừa thãi thì nên làm những việc này: lập trường học cho công nhân; lập trường học cho con cháu công nhân; lập nơi xem sách báo” [32, tr.307].

Tháng 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho một nền giáo dục cách mạng triệt để. Trước hết, Đảng đã cho quần chúng nhân dân thấy rõ bản chất của nền giáo dục thực dân: “đế quốc tự xưng là “rọi đuốc văn minh”, “cắm cờ khai hóa” ở xứ ta, đó chẳng qua là để lường gạt ta thôi. “Khai hóa, văn minh” ta nào trông thấy mà chỉ trông thấy dân cư thống khổ, nhục nhã vô cùng” [18, tr.286]. Các chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa và đặc biệt là chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã làm cho nhân dân An Nam ngày càng cực khổ, nạn thất học ngày càng tăng. Nạn

Một phần của tài liệu quá trình hoạt động của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh biên hòa từ 1867 đến 1945 (Trang 91 - 103)