II. Phương pháp nghiên cứu
3.2.8. Ứng dụng quy trình trên một số bệnh phẩm
Sau khi tối ưu hóa quy trình phát hiện VZV bằng kỹ thuật Real-time PCR. Chúng tôi tiến hành ứng dụng trên một số mẫu bệnh phẩm nghi ngờ nhiễm VZV có dấu hiệu lâm sàng điển hình ở bệnh nhân.
Trong khóa luận này, chúng tôi tiến hành khảo sát 35 mẫu dịch não tủy thu thập từ Bệnh viện Nhiệt Đới và 20 mẫu dịch phết từ Viện Da liễu Trung ương được tiến hành thực nghiệm tại Công ty Việt Á từ ngày 10-09-2010 đến ngày 30-05-2011.
Bảng 3.17: Kết quả khảo sát mẫu bằng quy trình Real-time PCR
Loại mẫu Nơi lấy mẫu Số lượng mẫu khảo sát Kết quả ứng dụng của quy trình thực nghiệm Kết quả đối chứng Dịch phết Viện Da liễu Trung ương Hà Nội 20 mẫu 9/20 9/20
Dịch não tủy Bệnh viện Nhiệt đới TP.
HCM
35 mẫu 0/35 0/35
Qua bảng kết quả khảo sát trên 55 mẫu, chúng tôi thấy có 9/55 mẫu nhiễm VZV. Đối với 35 mẫu dịch não tủy không có mẫu nào dương tính với phản ứng Real-time PCR và kết quả này được đối chiếu với kết quả xét nghiệm cũng bằng phương pháp Real-time PCR của Khoa nhiễm ở Bệnh viện Nhiệt đới thì hoàn toàn phù hợp. Đối với 20 mẫu dịch phết chẩn trên đoán lâm sàng có 9 mẫu dương tính với Real-time PCR. Điều này chứng tỏ quy trình phát hiện VZV trong dịch não tủy và trong mẫu dịch phết của chúng tôi xây dựng có khả năng ứng dụng dùng phát hiện VZV trong mẫu nhiễm. Tuy nhiên trong chẩn đoán lâm sàng thì trong quá trình lấy mẫu có thể không đúng giai đoạn nên hàm lượng virus không đủ để thực hiện phản ứng Real-time PCR, cần nghiên cứu thêm để thấy được mối tương quan của chúng.