8. Đóng góp của đề tài
3.4.7. Phân tích kết quả thử nghiệm
3.4.7.1. Kết quả đo trước khi thử nghiệm
Ở lần đo trước thử nghiệm, chúng tôi tiến hành đo mức độ thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình GD trẻ 5 tuổi ở 5 lớp 5-6 tuổi với 10 GV có trình độ và điều kiện tổ chức hoạt động tương đương nhau, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.4. Mức độ nhận thức của giáo viên về việc thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi (Trước TN)
Tiêu chí Mức độ 1 (Thấp) 2 (Trung bình) 3 (Cao) SL % SL % SL % 1. GV nắm được mục tiêu của lĩnh vực phát triển nhận
thức 8 80 2 20
2. GV nắm được các nội dung của lĩnh vực phát triển
nhận thức 1 10 7 70 2 20
3. GV nắm được kết quả mong đợi của lĩnh vực phát
triển nhận thức 7 70 3 30
4. GV nắm được các chỉ số đánh giá sự phát triển nhận
Đánh giá chung về nhận thức 1 10 7 70 2 20
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy nhận thức của giáo viên về việc thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình GD trẻ 5-6 tuổi ở mức độ trung bình là chủ yếu (có 70% giáo viên đạt mức trung bình). Ngoài ra vẫn còn 10% giáo viên đạt mức thấp ở tiêu chí 2 và tiêu chí 4. Ở tiêu chí 2 (GV nắm được các nội dung của lĩnh vực phát triển nhận thức), GV đạt mức thấp là do chưa biết lựa chọn các nội dung của lĩnh vực PTNT để đưa vào các hình thức hoạt động cho phù hợp, có những nội dung cần đưa vào giờ học thì GV lại đưa ra ngoài giờ học (Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động theo ý thích…); có những nội dung có thể tích hợp vào các lĩnh vực phát triển khác hoặc các hoạt động khác ngoài giờ học thì GV lại đưa vào giờ học. Vì vậy, hiệu quả của các hoạt động GD PTNT chưa cao. Đối với tiêu chí 4 (GV nắm được các chỉ số đánh giá sự phát triển nhận thức của trẻ 5 tuổi), GV đạt mức thấp là do chưa quan tâm và chưa xác định được các chỉ số cần thực hiện ở lĩnh vực PTNT trong bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi khi tổ chức giờ học PTNT cho trẻ.
Bảng 3.5. Mức độ kỹ năng thực hiện lĩnh vực PTNT của giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi (Trước TN) Tiêu chí Mức độ 1 (Thấp) 2 (Trung bình) 3 (Cao) SL % SL % SL % 2.1. Kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học 6 60 4 40 2.2. Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục phát triển
nhận thức và xây dựng môi trường hoạt động. 1 10 5 50 4 40 2.3. Kỹ năng đánh giá sự phát triển nhận thức của trẻ 10 100
Đánh giá chung về kỹ năng 1 10 9 90
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy kỹ năng thực hiện lĩnh vực PTNT của giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi hầu như đều đạt ở mức trung bình (90% giáo viên đạt mức trung bình), đáng chú ý có 10% giáo viên đạt mức thấp ở kỹ năng thực hiện lĩnh vực PTNT. Nghiên cứu cho thấy có 100% giáo viên đạt mức thấp ở kỹ năng đánh giá sự PTNT của trẻ do GV chưa xây dựng và
sử dụng được bộ công cụ đánh giá trẻ. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho kết quả đánh giá chung về kỹ năng của GV không cao.
3.4.7.2. Kết quả đo sau khi thử nghiệm
Sau khi thử nghiệm có áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.6. So sánh mức độ nhận thức của giáo viên về việc thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi trước và sau thử nghiệm.
Tiêu chí Mức độ 1 (Thấp) 2 (Trung bình) 3 (Cao) Trước TN (%) Sau TN (%) Trước TN (%) Sau TN (%) Trước TN (%) Sau TN (%) 1. GV nắm được mục tiêu của lĩnh vực phát
triển nhận thức 80 30 20 70
2. GV nắm được các nội dung của lĩnh vực
phát triển nhận thức 10 70 20 20 80
3. GV nắm được kết quả mong đợi của lĩnh
vực phát triển nhận thức 70 20 30 80
4. GV nắm được các chỉ số đánh giá sự phát
triển nhận thức của trẻ 5 tuổi 10 80 40 10 60
Đánh giá chung về nhận thức 10 0 70 30 20 70
Kết bảng nghiên cứu bảng 3.6 cho thấy, so với kết quả khảo sát trước khi tiến hành thử nghiệm thì mức độ nhận thức của giáo viên về việc thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi sau thử nghiệm đã được nâng cao rõ rệt. Sau thử nghiệm, 100% giáo viên đạt ở mức độ trung bình và cao, trong đó có 70% giáo viên đạt mức độ cao. Như vậy, các biện pháp được áp dụng đã có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của giáo viên trong việc thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
Bảng 3.7. So sánh mức độ kỹ năng thực hiện lĩnh vực PTNT của giáo viên dạy lớp
Tiêu chí Mức độ 1 (Thấp) 2 (Trung bình) 3 (Cao) Trước TN (%) Sau TN (%) Trước TN (%) Sau TN (%) Trước TN (%) Sau TN (%) 2.1. Kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học 60 30 40 70 2.2. Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục
phát triển nhận thức và xây dựng môi trường hoạt động
10 50 30 40 70
2.3. Kỹ năng đánh giá sự phát triển nhận
thức của trẻ 100 40 60
Đánh giá chung về kỹ năng 10 0 90 0 0 100
Kết quả so sánh ở bảng 3.7 cho thấy, sau thử nghiệm, kỹ năng thực hiện lĩnh vực PTNT của giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi đã được phát triển rất tốt: 100% giáo viên có kỹ năng ở mức độ cao. Đây là một kết quả hết sức đáng mừng. Tuy thử nghiệm chỉ tiến hành trên một số lượng ít giáo viên (10 giáo viên) nhưng kết quả này cũng chứng minh được phần nào hiệu quả của các biện pháp đã áp dụng. Sau thử nghiệm, ở tất cả các tiêu chí đều có tỉ lệ giáo viên đạt mức cao từ 60 đến 70%., tỉ lệ giáo viên đạt mức trung bình ở các tiêu chí đạt từ 30 đến 40% và hoàn toàn không có giáo viên đạt mức thấp ở các tiêu chí. Đặc biệt, ở tiêu chí 3 ( Kỹ năng đánh giá sự phát triển nhận thức của trẻ ), từ 100% giáo viên đạt mức độ thấp đã không còn tỉ lệ này sau thử nghiệm.
Để đánh giá hiệu quả của các biện pháp, chúng tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên về những thay đổi trong nhận thức và trong kỹ năng thực hiện lĩnh vực PTNT mà giáo viên cảm nhận được. Hầu hết các giáo viên ở nhóm thử nghiệm đều khẳng định các biện pháp trên có tác dụng tốt trong việc nâng cao nhận thức và kỹ năng của giáo viên, giúp giáo viên mạnh dạn, tự tinh và chủ động hơn trong việc giáo dục PTNT cho trẻ. Đồng thời, giáo viên cũng cảm thấy việc thực hiện lĩnh vực này trở nên nhẹ nhàng hơn, không còn cảm giác nặng nề, khó khăn như trước nữa. Từ đó, cũng giúp giáo viên làm việc có chất lượng và hiệu quả hơn.
Qua kết quả thu được, chúng tôi có thể khẳng định rằng, nếu được tập huấn đầy đủ, được hỗ trợ về kỹ năng thực hiện, được tạo điều kiện thể hiện ý tưởng, được động viên, khuyến khích khen thưởng kịp thời thì nhận thức và kỹ năng thực hiện lĩnh vực PTNT trong
chương trình giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên sẽ được nâng cao rõ rệt tạo điều kiện cho giáo viên có thể thực hiện lĩnh vực này một cách hiệu quả nhất.
Tiểu kết chương 3
Kết quả thử nghiệm các biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi đã chứng tỏ rằng: mức độ nhận thức và kỹ năng thực hiện lĩnh vực PTNT của giáo viên sau thử nghiệm cao hơn hẳn so với trước thử nghiệm, qua đó chất lượng thực hiện lĩnh vực này cũng được cải thiện rõ rệt. Tỉ lệ giáo viên đạt mức cao ở các tiêu chí đều tăng lên đáng kể, phần lớn giáo viên đã nắm được mục tiêu, nội dung kết quả mong đợi của lĩnh vực PTNT, đồng thời nắm được các chỉ số sự phát triển nhận thức trong bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Hầu hết giáo viên đã có kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục PTNT và kỹ năng đánh giá sự PTNT của trẻ. Đặc biệt, từ 100% giáo viên không xây dựng và sữ dụng bộ công cụ đánh giá sự PTNT của trẻ (trước thử nghiệm) thì sau thử nghiệm 100% giáo viên đã xây dựng và sử dụng bộ công cụ này, tuy hiệu quả sử dụng chưa thật sự cao nhưng đây cũng là một thành quả đáng lưu ý mà đề tài đã mang lại. Từ đây, việc đánh giá trẻ không còn là gánh nặng đối với giáo viên mà trở thành thước đo hiệu quả công việc của chính người giáo viên. Tất cả những điều này đã chứng tỏ các biện pháp áp dụng trong quá trình thực nghiệm đã có tác dụng tích cực đối với việc nâng cao chất lượng thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi. Kết quả thử nghiệm cũng đã chứng minh cho giả thuyết mà chúng tôi đưa ra là đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Kết quả thử nghiệm cũng đã cho thấy hiệu quả của việc nâng cao chất lượng thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi là do tác động của những biện pháp sau đây:
- Thứ nhất, tập huấn giáo viên thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
- Thứ hai, hỗ trợ giáo viên về kỹ năng thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
- Thứ ba, tôn trọng sự tự do trong ý tưởng, trong cách làm của mỗi GV; động viên, khuyến khích, khen thưởng GV kịp thời.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin được phép đưa ra những kết luận sau đây: 1.1. GD phát triển nhận thức cho trẻ là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có định hướng, có kế hoạch của nhà GD đến trẻ nhằm hình thành cho trẻ một số biểu tượng đơn giản về thế giới xung quanh và phương thức hoạt động nhận thức sơ đẳng góp góp phần phát triển những năng lực và nhu cầu hoạt động nhận thức ở trẻ .
Nghiên cứu việc thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi là rất cần thiết nhằm giúp GV thực hiện một cách có hiệu quả lĩnh vực này, qua đó góp phần chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ bước vào học lớp 1.
1.2. Kết quả điều tra thực trạng cho thấy:
Tất cả GV dạy lớp 5-6 tuổi tại một số trường mầm non ở quận Bình Tân đều có thực hiện giáo dục PTNT cho trẻ, thể hiện qua việc lập kế hoạch, tổ chức hoạt động giáo dục nhận thức, xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ và đánh giá sự PTNT của trẻ. Tuy nhiên, chất lượng thực hiện lĩnh vực này chưa cao thể hiện ở những điểm sau:
Đa số GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục nhận thức cho trẻ, tuy nhiên vẫn còn 10% giáo viên cho rằng không cần thiết phải lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục nhận thức cho trẻ. Chính vì vậy, vẫn còn một số GV chưa quan tâm đầu tư xây dựng kế hoạch, vẫn còn hiện tượng sao chép lẫn nhau. (Còn 6.7% kế hoạch đạt mức độ thấp).
Khi tổ chức các hoạt động giáo dục PTNT, GV vẫn còn bỏ sót một số nội dung khó mà không đưa vào giờ học (Ví dụ: nội dung so sánh và sắp xếp theo quy tắc). Ngoài ra, GV vẫn chưa sử dụng các biện pháp để phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong hoạt động học. Phần lớn GV còn sử dụng biện pháp dạy học dùng lời (93.3% GV lựa chọn thường xuyên đến rất thường xuyên sử dụng biện pháp này).
Việc xây dựng môi trường giáo dục để PTNT cho trẻ đã được GV quan tâm. Tuy nhiên, GV chỉ mới quan tâm và xây dựng tốt môi trường cho trẻ học toán và một số bảng biểu giúp trẻ hoạt động, ôn luyện các kiến thức và kỹ năng. Việc xây dựng môi trường cho trẻ khám phá khoa học (góc khoa học) chưa được GV quan tâm đầu tư đúng mức. Chính vì vậy, hầu hết trẻ không thích hoạt động ở góc này.
Việc đánh giá sự PTNT của trẻ hiện nay có được GV thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả. GV chỉ đánh giá trẻ theo kinh nghiệm của bản thân mà chưa xây dựng và sử dụng bộ công cụ nào để đánh giá trẻ.
1.3. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nhưng chủ yếu xuất phát từ hạn chế của GV về mặt nhận thức cũng như kỹ năng thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi. GV vẫn còn gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch, việc tổ chức các hoạt động giáo dục PTNT cho trẻ, việc xây dựng môi trường (đặc biệt là xây dựng môi trường cho trẻ khám phá khoa học) và việc đánh giá sự PTNT của trẻ.
Đối với việc xây dựng kế hoạch, vẫn còn một số GV chưa thấy được tầm quan trọng của công tác này. Vì vậy, GV còn lập kế hoạch qua loa và hình thức. Trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục PTNT, GV chưa có thói quen sử dụng những phương pháp, biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ. GV vẫn còn ngại tìm tòi, suy nghĩ và xây dựng cái mới; ngại quan sát trẻ để tìm hiểu nhu cầu, hứng thú của trẻ để tìm ra các nội dung hoạt động cho trẻ. Trong công tác xây dựng môi trường cho trẻ khám phá khoa học, GV vẫn còn ngại khó nên chưa tích cực đầu tư đồ dùng đồ chơi và chưa tìm ra các nội dung hoạt động hấp dẫn trẻ. Riêng đối với việc đánh giá sự PTNT của trẻ, GV hoàn toàn chưa xây dựng và sử dụng bộ công cụ nào để đánh giá trẻ nên hiệu quả của công tác này còn rất thấp và mang tính chủ quan.
Một nguyên nhân khác khiến cho GV chưa thực hiện tốt lĩnh vực này là do GV phải đảm nhận rất nhiều công việc vừa giảng dạy, vừa chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, vừa thực hiện các công tác vệ sinh, phòng bệnh cho trẻ, mà lớp học lại đông khiến GV không có thời gian đầu tư cho công tác chuyên môn. Bên cạnh đó, GV hiện nay cũng chưa biết sắp xếp quỹ thời gian của mình một cách hợp lý để dành thời gian đầu tư cho công tác chuyên môn.
1.4. Xuất phát từ thực trạng trên, những biện pháp sau đây có thể giải quyết để nâng cao chất lượng thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi:
- Thứ nhất, tập huấn giáo viên thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
- Thứ hai, hỗ trợ giáo viên về kỹ năng thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
- Thứ ba, tôn trọng sự tự do trong ý tưởng, trong cách làm của mỗi giáo viên; động viên, khuyến khích, khen thưởng giáo viên kịp thời.
Các biện pháp này đã được thử nghiệm bước đầu và mang đến một số kết quả khả quan trong quá trình nâng cao chất lượng thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Kết quả này cũng phù hợp với giả thuyết khoa học mà chúng tôi đặt ra.
2. Kiến nghị
Trên cơ sở những kết luận trên, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
2.1. Với Sở Giáo dục & Đào tạo TP. Hồ Chí Minh và Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Bình Tân
- Cần có sự đầu tư, quan tâm kịp thời về việc xây dựng trường lớp nhằm tích cực giảm sĩ số học sinh ở các nhóm lớp hiện nay.
- Cần tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi cho CBQL và GVMN.