Tiêu chí đánh giá việc thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu thực trạng việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5 6 tuổi ở quận bình tân tp hồ chí minh (Trang 36)

8. Đóng góp của đề tài

1.2.9. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ

trẻ 5-6 tuổi của GVMN

Căn cứ hướng dẫn áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non vào đánh giá giáo viên [5], căn cứ vào nội dung chương trình giáo dục mầm non [3] và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi [7], chúng tôi xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng thực hiện lĩnh vực PTNT cho trẻ 5-6 tuổi của GVMN như sau:

1.2.9.1. Các tiêu chí về nhận thức

- Tiêu chí 1: Hiểu biết mục tiêu PTNT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. - Tiêu chí 2: Hiểu biết các nội dung PTNT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

- Tiêu chí 3: Hiểu biết các kết quả mong đợi ở lĩnh vực giáo dục PTNT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

- Tiêu chí 4: Hiểu biết các chỉ số đánh giá sự PTNT ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi..

1.2.9.2. Các tiêu chí về kỹ năng sư phạm

- Tiêu chí 2: Biết tổ chức các hoạt động dạy học PTNT cho trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ và biết tổ chức môi trường giáo dục PTNT phù hợp với điều kiện của nhóm/lớp.

- Tiêu chí 3: Biết quan sát, đánh giá sự PTNT của trẻ.

Tiểu kết chương 1

Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non đã được quy định trong chương trình giáo dục mầm non. Giáo dục PTNT cho trẻ là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có định hướng, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm hình thành cho trẻ một số biểu tượng đơn giản về thế giới xung quanh và phương thức hoạt động nhận thức sơ đẳng góp phần phát triển những năng lực và nhu cầu hoạt động nhận thức ở trẻ.

Có 3 nội dung chính về lĩnh vực PTNT trong chương trình GDMN đó là làm quen với toán, khám phá khoa học và khám phá xã hội. Vì vậy, nghiên cứu việc thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi là nghiên cứu việc PTNT cho trẻ thông qua 3 nội dung này.

Việc thực hiện lĩnh vực PTNT trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi chỉ đạt hiệu quả khi GVMN nắm vững được mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi được quy định cụ thể trong chương trình. Ngoài ra, để việc đánh giá sự PTNT của trẻ có hiệu quả, GV phải nắm vững những chỉ số trong bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi ở lĩnh vực này. Bên cạnh đó, GV cần phải có các kỹ năng như: xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động giáo dục PTNT, xây dựng môi trường hoạt động và đánh giá sự PTNT của trẻ. Các kỹ năng này không tách rời nhau mà hỗ trợ lẫn nhau, kỹ năng này là tiền đề cho kỹ năng kia phát triển. Chính vì vậy, để thực hiện tốt lĩnh vực PTNT, GV cần được bồi dưỡng và hoàn thiện cả bốn kỹ năng này.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN LĨNH VỰC PHÁT

TRIỂN NHẬN THỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ

5-6 TUỔI Ở QUẬN BÌNH TÂN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Quận Bình Tân được hình thành từ việc tách huyện Bình Chánh cũ thành huyện Bình Chánh mới và quận Bình Tân theo nghị định 130/2003/NĐ-CP ngày 5/11/2003 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau 10 năm hình thành và phát triển, hiện nay GDMN quận Bình Tân có 12 trường MN công lập, 30 trường dân lập – tư thục và 70 nhóm lớp MN. 112 trường, nhóm lớp phân bố đều trên 10 phường của quận. Tuy nhiên trong đó, có phường Bình Hưng Hòa không có trường MN công lập nào.

Trong hệ thống 12 trường MN Công lập, trường MN Hương Sen được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, là trường được đầu tư về cơ sở vật chất và bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho đội ngũ, là trường chọn để thực hiện thí điểm các chuyên đề của Ngành MN trong Quận. Ngoài ra, các trường mầm non 19/5, mầm non Hoa Hồng, mầm non Sen Hồng là những trường tiên tiến cấp Thành phố nhiều năm liền, có chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt, được phụ huynh rất tin tưởng.

Năm học 2011-2012 các trường bắt đầu thực hiện chuyển đổi việc xây dựng kế hoạch GD lấy chủ đề là hình thức tổ chức thực hiện nội dung chương trình sang đưa nội dung chương trình vào các hình thức GD khác trong chế độ sinh hoạt hằng ngày, ngoài chủ đề. Đây cũng là cách thức giúp nâng cao chất lượng trong thực hiện chương trình GDMN với phương châm đảm bảo cho trẻ phát triển tốt nhất. Song song đó, các trường và nhóm - lớp đẩy mạnh công tác phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân - béo phì, tăng cường mua sắm trang thiết bị – đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài trời giúp bé tham gia hoạt động tích cực, nhằm phát triển tốt thể lực và phát triển trí thông minh.

Tồn tại cơ bản của GDMN của quận hiện nay là trường lớp vẫn còn thiếu so với nhu cầu học tập của con em và so với yêu cầu hiện đại hóa nhà trường. Quy hoạch trường lớp đã có và quận tập trung rất quyết liệt, nhưng tiến độ xây dựng trường lớp vẫn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng dân số cơ học. Hiện vẫn còn GV chưa tạo cơ hội cho trẻ tự khám phá, thử nghiệm.

Các trường MN chủ động, tích cực trong việc đầu tư cho cơ sở vật chất và đội ngũ ở đơn vị mình, thực hiện ngày càng tốt cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ MN. Các trường MN công lập được quan tâm về chuyên môn và lực lượng GV.

Tuy nhiên, đội ngũ GVMN chưa được quan tâm về các mặt đời sống, chỉ quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn. Việc bồi dưỡng này chỉ tập trung một số GV nổi trội, nòng cốt dẫn đến sự không đồng đều trong đội ngũ.

2.1.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.2.1. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở Quận Bình Tân – TP Hồ Chí Minh và tìm hiểu một số nguyên nhân của thực trạng.

2.1.2.2. Khách thể nghiên cứu

- 30 giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ 5-6 tuổi ở 4 trường Mầm non Hương Sen, Mầm non 19/5, Mầm non Hoa Hồng và Mầm non Sen Hồng là khách thể nghiên cứu chính của đề tài.

- 40 trẻ và 8 CBQL ở 4 trường Mầm non Hương Sen, Mầm non 19/5, Mầm non Hoa Hồng và Mầm non Sen Hồng là khách thể nghiên cứu bổ trợ của đề tài

2.1.2.3. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu

- Khảo sát chất lượng thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi của GVMN thông qua chương trình giáo dục tháng 10, 11, 12/2012 và tháng 1, 2, 3/2013.

- Bước đầu tìm hiểu một số nguyên nhân của thực trạng việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi.

2.1.2.4. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó phương pháp quan sát và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ đạo, còn lại các phương pháp khác như phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo dục của giáo viên mầm non và sản phẩm hoạt động của trẻ là phương pháp bổ sung, hỗ trợ.

Chúng tôi tiến hành dự giờ 30 tiết học phát triển nhận thức (bao gồm hoạt động làm quen với toán, khám phá khoa học và khám phá xã hội).

- Làm quen với toán bao gồm các đề tài: Nhận biết tên khối cầu, khối trụ Đo độ dài của đối tượng

Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật Nhận biết các chữ số và đếm trong phạm vi 5,6 Nhận biết các chữ số và đếm trong phạm vi 7 Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo Tách các số lượng bằng các cách khác nhau Xác định trong ngoài của 1 vật so với vật khác

Đếm và nhận biết các chữ số, số lượng trong phạm vi 9 Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo - Khám phá khoa học bao gồm các đề tài:

Thí nghiệm trồng củ hành, củ tỏi bằng nước. Thí nghiệm sự bốc hơi của nước.

Quan sát gà trống. Quan sát con ếch. Quan sát con dế. Quan sát con cá. Quan sát quả cam.

Thí nghiệm quá trình phát triển của cây đậu. Quan sát hoa mai.

Quan sát một số loại rau.

- Khám phá xã hội bao gồm các đề tài: Quan sát bạn trai, bạn gái.

Quan sát bảng nội quy của trường. Trò chuyện với cô làm vườn. Mời cô giáo đến lớp.

Mời ông già Noel đến lớp. Mời cô cấp dưỡng đến lớp. Mời cô y sĩ đến lớp

Trò chuyện về cô và mẹ. Quan sát một số loại quần áo. Tham quan bãi xe trong trường.

Trong quá trình dự giờ, chúng tôi ghi chép lại các hoạt động của giáo viên và hoạt động của trẻ, đặc biệt là quan sát việc tổ chức hoạt động của giáo viên theo những tiêu chí được xây dựng trong biên bản quan sát thực trạng thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên mầm non [phụ lục 3].

Biên bản quan sát gồm 12 tiêu chí sau: + Chuẩn bị của GVMN

+ Nội dung hoạt động

+ Tạo động cơ cho trẻ tham gia vào hoạt động + Phương pháp hướng dẫn của GV

+ Quá trình tham gia hoạt động của trẻ + Cách sử dụng và hiệu quả sử dụng học cụ

+ Quan hệ giữa cô và trẻ trong quá trình giờ hoạt động + Quan hệ giữa các trẻ trong giờ hoạt động

+ Nội dung và cách thức giáo viên nhận xét hoạt động của trẻ + Kết thúc hoạt động

+ Kết quả so với mục tiêu cần đạt

+ Cách thiết kế môi trường để thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức

b. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi dành cho 30 giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ 5-6 tuổi của 4 trường Mầm non Hương Sen, mầm non 19/5, Mầm non Hoa Hồng và Mầm non Sen Hồng ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.

Bảng câu hỏi gồm 15 câu hỏi [phụ lục 1] nhằm tìm hiểu:

- Nhận thức của giáo viên về việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi (câu 1, 2, 3, 4, 5).

- Những khó khăn của giáo viên khi thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi (câu 9, 14).

- Những phương pháp, biện pháp giáo viên sử dụng khi thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi (câu 6, 7, 8, 10,11,12, 13).

- Những đề xuất, kiến nghị của giáo viên trong việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi (câu 15).

Cách tính điểm của bảng hỏi như sau:

Căn cứ vào câu trả lời của GVMN, chúng tôi tiến hành mã hóa từng câu trả lời bằng phần mềm SPSS for windowns 16.0. Điểm số sau khi mã hóa sẽ quy thành điểm trung bình (đối với dữ liệu định lượng) và tính tần số, tỉ lệ % (đối với dữ liệu định tính).

* Cách quy đổi điểm

- Tính theo điểm trung bình, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, chia làm 5 mức, cụ thể như sau: Từ 1 đến 1.5: Cao Từ 1.51 đến 2.5: Khá cao Từ 2.51 đến 3.5: Trung bình Từ 3.51 đến 4.5: Thấp Từ 4.51 đến 5: Rất thấp c. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành với cán bộ quản lý trường mầm non và giáo viên mầm non nhằm bổ sung cứ liệu cho các phương pháp khác để góp phần làm rõ thực trạng.

d. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo dục của giáo viên mầm non và sản phẩm hoạt động của trẻ

Chúng tôi đánh giá thực trạng thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi qua việc nghiên cứu các kế hoạch (giáo án) của GVMN và một số bài tập trong vở tìm hiểu khám phá của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở Quận Bình Tân trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở Quận Bình Tân

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc thực hiện lĩnh vực phát triển

nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi

2.2.1.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại Quận Bình Tân Tp.HCM

Sau khi gửi phiếu trưng cầu ý kiến cho 30 GVMN dạy lớp 5-6 tuổi thuộc 4 trường mầm non trên địa bàn quận Bình Tân, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Tổng Tỉ lệ (%) Trình độ

Trung học 8 26.7

Cao đẳng 10 33.3

Đại học 12 40.0

Những năm gần đây Phòng GD&ĐT quận đã có sự tập trung đầu tư xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong quận. Số liệu thống kê cho thấy 100% giáo viên đạt chuẩn từ Trung học Sư phạm trở lên, có 22/30 giáo viên có trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, trong đó có 12/30 giáo viên có trình độ đại học, đạt 40%; 10/30 giáo viên có trình độ cao đẳng, đạt 33.3%. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục đối với trẻ 5 tuổi, đồng thời cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành đối với bậc học mầm non.

Theo cô Đ.T.T.V – Hiệu trưởng trường mầm non HH, trình độ chuyên môn của giáo viên hiện nay đã được nâng lên rất nhiều. Điều này rất thuận lợi cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trình độ chuyên môn của giáo viên quyết định rất lớn đến chất lượng giáo dục trẻ. Giáo viên có trình độ chuyên môn cao thường linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ và nhạy bén trong việc lĩnh hội những cái mới để vận dụng trong công tác chuyên môn của mình. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, có một số giáo viên tuy chỉ có trình độ trung học sư phạm nhưng cũng thực hiện rất tốt công tác giáo dục trẻ không thua kém gì những giáo viên có trình độ chuyên môn cao. Nếu những giáo viên này tiếp tục được đào tạo để đạt trình độ chuyên môn cao hơn thì năng lực sư phạm của họ sẽ rất tốt. Chính vì vậy, để đảm bảo các nhiệm vụ giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi, BGH nhà trường thường lựa chọn giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học để phân công phụ trách các lớp 5-6 tuổi.

Bảng 2.2. Thâm niên công tác của giáo viên mầm non dạy lớp 5-6 tuổi

Tổng Tỉ lệ (%) Thâm niên Dưới 5 năm 7 23.3 Từ 5 - 10 năm 16 53.3 Từ 10 - 15 năm 5 16.7 Trên 15 năm 2 6.7

Số liệu thống kê cho thấy số giáo viên mầm non dạy lớp 5-6 tuổi có thâm niên công tác dưới 10 năm là 23/30 giáo viên, chiếm tỉ lệ 76.6%; thâm niên trên 10 năm có 7/30 giáo viên, chiếm tỉ lệ 23,4%. Điều này cho thấy đa số giáo viên còn rất trẻ, rất tâm huyết với nghề. Đây cũng là một thuận lợi cho công tác giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Vì giáo viên trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới và năng động, sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.

Cô N.T.T.N – Hiệu trưởng trường mầm non HS cho rằng thâm niên công tác của giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi phần nào ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện việc giáo dục nhận thức cho trẻ. Những giáo viên mới thường chưa có nhiều kinh nghiệm nên gặp nhiều khó

Một phần của tài liệu thực trạng việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5 6 tuổi ở quận bình tân tp hồ chí minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)