Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận

Một phần của tài liệu thực trạng việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5 6 tuổi ở quận bình tân tp hồ chí minh (Trang 42 - 51)

8. Đóng góp của đề tài

2.2.1.Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận

nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi

2.2.1.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại Quận Bình Tân Tp.HCM

Sau khi gửi phiếu trưng cầu ý kiến cho 30 GVMN dạy lớp 5-6 tuổi thuộc 4 trường mầm non trên địa bàn quận Bình Tân, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Tổng Tỉ lệ (%) Trình độ

Trung học 8 26.7

Cao đẳng 10 33.3

Đại học 12 40.0

Những năm gần đây Phòng GD&ĐT quận đã có sự tập trung đầu tư xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong quận. Số liệu thống kê cho thấy 100% giáo viên đạt chuẩn từ Trung học Sư phạm trở lên, có 22/30 giáo viên có trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, trong đó có 12/30 giáo viên có trình độ đại học, đạt 40%; 10/30 giáo viên có trình độ cao đẳng, đạt 33.3%. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục đối với trẻ 5 tuổi, đồng thời cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành đối với bậc học mầm non.

Theo cô Đ.T.T.V – Hiệu trưởng trường mầm non HH, trình độ chuyên môn của giáo viên hiện nay đã được nâng lên rất nhiều. Điều này rất thuận lợi cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trình độ chuyên môn của giáo viên quyết định rất lớn đến chất lượng giáo dục trẻ. Giáo viên có trình độ chuyên môn cao thường linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ và nhạy bén trong việc lĩnh hội những cái mới để vận dụng trong công tác chuyên môn của mình. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, có một số giáo viên tuy chỉ có trình độ trung học sư phạm nhưng cũng thực hiện rất tốt công tác giáo dục trẻ không thua kém gì những giáo viên có trình độ chuyên môn cao. Nếu những giáo viên này tiếp tục được đào tạo để đạt trình độ chuyên môn cao hơn thì năng lực sư phạm của họ sẽ rất tốt. Chính vì vậy, để đảm bảo các nhiệm vụ giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi, BGH nhà trường thường lựa chọn giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học để phân công phụ trách các lớp 5-6 tuổi.

Bảng 2.2. Thâm niên công tác của giáo viên mầm non dạy lớp 5-6 tuổi

Tổng Tỉ lệ (%) Thâm niên Dưới 5 năm 7 23.3 Từ 5 - 10 năm 16 53.3 Từ 10 - 15 năm 5 16.7 Trên 15 năm 2 6.7

Số liệu thống kê cho thấy số giáo viên mầm non dạy lớp 5-6 tuổi có thâm niên công tác dưới 10 năm là 23/30 giáo viên, chiếm tỉ lệ 76.6%; thâm niên trên 10 năm có 7/30 giáo viên, chiếm tỉ lệ 23,4%. Điều này cho thấy đa số giáo viên còn rất trẻ, rất tâm huyết với nghề. Đây cũng là một thuận lợi cho công tác giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Vì giáo viên trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới và năng động, sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.

Cô N.T.T.N – Hiệu trưởng trường mầm non HS cho rằng thâm niên công tác của giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi phần nào ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện việc giáo dục nhận thức cho trẻ. Những giáo viên mới thường chưa có nhiều kinh nghiệm nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ. Nhà trường thường ưu tiên phân công giáo viên có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên để phân công phụ trách các lớp 5-6 tuổi. Ở những giáo viên này, với tuổi đời và tuổi nghề phù hợp sẽ đảm bảo việc thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục trẻ. Tuy nhiên, đối với những giáo viên có thâm niên quá cao (đã lớn tuổi) thì cũng không phù hợp với việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi do đã lớn tuổi nên việc tiếp nhận và ứng dụng những cái mới có nhiều hạn chế.

2.2.1.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi

80 26.7 66.7 63.3 86.7 46.7 33.3 36.7 56.7 40 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Trình độ chuyên môn của giáo viên Thâm niên công tác của giáo viên Tinh thần trách nhiệm trong công tác của giáo viên Kỹ năng lập kế hoạch chương trình của giáo viên Kỹ năng lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học của giáo viên Kỹ năng đánh giá trẻ của giáo viên Cơ sở vật chất của nhà trường Sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường Trình độ

của trẻ tâm phối Sự quan hợp của

phụ huynh

Biểu đồ 2.1. Nhận định của giáo viên về những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Nhìn vào biểu đồ 2.1, chúng ta thấy 2 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện giáo dục nhận thức cho trẻ được giáo viên lựa chọn nhiều nhất đó là yếu tố kỹ năng lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học của giáo viên (86.7% giáo viên lựa chọn) và trình độ chuyên môn của giáo viên (80% giáo viên lựa chọn). Điều này cho thấy giáo viên rất quan tâm đến việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học, cũng như quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn. Đây là một tín hiệu khả quan cho chất lượng giáo dục trẻ. Một yếu tố nữa cũng được giáo viên khá quan tâm ( được 66.7% giáo viên lựa chọn) đó là tinh thần trách nhiệm trong công việc của giáo viên. Quả thật, đây là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong công việc của người giáo viên. Nếu thật sự có tinh thần trách nhiệm thì giáo viên sẽ làm việc bằng cả tấm lòng, cả nhiệt huyết của mình, sẽ vượt qua được mọi rào cản để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Và như vậy, người giáo viên sẽ đạt được thành quả của mình đó chính là sự phát triển của trẻ theo đúng kết quả mong đợi. Cô P.T.H – Hiệu trưởng trường mầm non SH cho rằng: “Tinh thần trách nhiệm quyết định hiệu quả công việc của giáo viên. Khi có tinh thần trách nhiệm, có lòng đam mê yêu thích công việc đang làm thì giáo viên sẽ muốn làm nhiều việc tốt cho trẻ, không ngại tìm tòi thử, nghiệm cái mới”.

Bảng 2.3. Kết quả nhận thức của giáo viên về chương trình GDMN

Stt Nội dung Tần số Tỉ lệ %

1 Là chương trình khung: Nội dung cốt lõi phù hợp với

từng độ tuổi. 28 93.3

2 Là chương trình mang tính chất mở: có thể linh hoạt lựa

chọn nội dung phù hợp với từng độ tuổi. 25 83.3 3 Là chương trình mà GV được tự do lựa chọn nội dung

dạy trẻ phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng của mình. 20 66.7 4

Là chương trình mà GV có thể chủ động lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của trẻ, điều kiện của địa phương.

19 63.3

5 Là chương trình mà hình thức tổ chức các hoạt động

không gian hoặc theo số lượng trẻ.

6 Là chương trình cho phép tổ chức hoạt động giáo dục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo chủ đề, chủ điểm. 28 93.3

7 Là chương trình mà phương pháp giáo dục chú trọng

việc trẻ “học cái gì” hơn là việc trẻ “học như thế nào”. 17 56.7 8 Là chương trình chú trọng việc tổ chức môi trường hoạt

động nhằm rèn luyện kỹ năng cho trẻ . 23 76.7 9 Là chương trình mà việc đánh giá trẻ theo từng chủ đề

thông qua các bài tập kiểm tra. 12 40

Số liệu bảng 2.3 cho thấy giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về chương trình GDMN hiện hành: 93.3% giáo viên cho rằng chương trình GDMN là chương trình khung (Nội dung cốt lõi phù hợp với từng độ tuổi), 83.3% giáo viên cho rằng chương trình GDMN là chương trình mang tính chất mở (có thể linh hoạt lựa chọn nội dung phù hợp với từng độ tuổi), 93.3% giáo viên cho rằng chương trình GDMN là chương trình cho phép tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề, chủ điểm. Thật vậy, chương trình GDMN hiện hành mang tính chất là chương trình khung cấp quốc gia đã được Bộ GD và ĐT ký quyết định tạm ban hành vào tháng 9/2006 và đến ngày 25 tháng 7 năm 2009 thì chương trình GDMN chính thức được ban hành. Chương trình này được xây dựng theo quan điểm GD tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo nguyên tắc đồng tâm phát triển, tạo điều kiện cho mỗi trẻ được hoạt động tích cực, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục [8].

Theo tác giả Lê Thu Hương (2008), chương trình GDMN hiện hành là chương trình có độ mở, có thể “giúp giáo viên chủ động linh hoạt hơn trong việc thực hiện nội dung chương trình, tích hợp các lĩnh vực nội dung theo các chủ đề phù hợp với độ tuổi của trẻ” [28]. Kết quả phỏng vấn giáo viên và cán bộ quản lý cũng cho thấy: “Áp dụng chương trình này, giáo viên chủ động, sáng tạo hơn, không bị áp đặt như chương trình trước đây.” (Cô T.T.B.V – Hiệu trưởng trường mầm non 19.5)

Tuy nhiên, số liệu bảng 2.3 cũng cho thấy, có 40% giáo viên cho rằng chương trình GDMN là chương trình mà việc đánh giá trẻ thực hiện theo từng chủ đề thông qua các bài tập kiểm tra. Như vậy, có khoảng gần một nửa giáo viên được khảo sát chưa nắm bắt được thời điểm và phương pháp đánh giá trẻ mẫu giáo. Về thời điểm, việc đánh giá trẻ không chỉ được thực hiện ở cuối mỗi chủ đề mà còn được đánh giá qua các hoạt động hàng ngày và đánh giá trẻ ở cuối độ tuổi; về phương pháp, việc đánh giá trẻ không chỉ thông qua các bài

tập đánh giá mà còn thông qua việc sử dụng các tình huống, thông qua việc quan sát trẻ hoặc trò chuyện với trẻ, ngoài ra giáo viên còn có thể đánh giá trẻ thông qua việc phân tích sản phẩm của trẻ hoặc trao đổi với phụ huynh. Đôi lúc giáo viên cũng phải phối hợp các phương pháp để đánh giá trẻ để tránh việc đánh giá một cách phiến diện hoặc chủ quan.

Bảng 2.4. Kết quả nhận thức của GV về mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Tần số Tỉ lệ (%) Thích tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh. Hay đặt

câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? Làm thế nào? Khi nào? 28 93.3 Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi. 20 66.7 Phân loại được một số đối tượng theo 2-3 dấu hiệu cho

trước. Tự tìm ra dấu hiệu phân loại. 27 90

Nhận biết được phía phải, phía trái của người khác. 25 83.3 Phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai. 22 73.3 Có biểu tượng về số trong phạm vi 10, biết thêm bớt trong

phạm vi 10. 26 86.7

Phân biệt các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ

nhật qua các đặc điểm nổi bật. 24 80

So sánh và sử dụng được các từ: To nhất – nhỏ hơn – nhỏ nhất; cao nhất – thấp hơn – thấp nhất; rộng nhất – hẹp hơn – hẹp nhất; nhiều nhất – ít hơn – ít nhất.

27 90

Phân biệt một số công cụ, sản phẩm, công việc, ý nghĩa của

một số nghề phổ biến, nghề truyền thống ở địa phương. 25 83.3 Biết được một số công việc của các thành viên trong gia

đình, của cô giáo và trẻ trong lớp, trường mầm non. 18 60 Nhận biết một vài nét đặc trưng về danh lam thắng cảnh của

địa phương và quê hương đất nước. 22 73.3

Số liệu bảng 2.4 cho thấy giáo viên đã nắm bắt được mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Ở các mục tiêu phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi, đều có từ 80% giáo viên trở lên lựa chọn. Điều này là một thuận lợi lớn cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi. Nắm bắt được mục tiêu, giáo viên sẽ có định hướng tốt cho

các nội dung và phương pháp giáo dục trẻ nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong chương trình. Tuy vậy, số liệu bảng 2.4 cũng cho thấy chỉ có 60% giáo viên cho rằng biết được một số công việc của các thành viên trong gia đình, của cô giáo và trẻ trong lớp, trường mầm non là mục tiêu của phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là vì giáo viên cho rằng mục tiêu này thấp so với trẻ 5-6 tuổi. Phỏng vấn cô N.T.C – giáo viên trường mầm non SH, chúng tôi được biết rằng: “Hiện nay nhận thức của trẻ phát triển rất tốt, hầu hết trẻ 4-5 tuổi đều đã có thể biết được một số công việc của các thành viên trong gia đình, của cô giáo và trẻ trong lớp, trường mầm non. Vì vậy, tôi nghĩ không cần đưa mục tiêu này vào thực hiện”. Tương tự như vậy, chỉ có 66.7% giáo viên cho rằng mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi. Giáo viên cũng cho rằng mục tiêu này thấp so với trẻ 5-6 tuổi nên không cần đưa vào thực hiện. Nghiên cứu yêu cầu cần đạt ở lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi, chúng ta thấy rằng các mục tiêu này đều có ở các lứa tuổi 3-4 tuổi, 4-5 tuổi và 5-6 tuổi. Tuy nhiên, mức độ của các mục tiêu này được nâng dần lên qua các độ tuổi. Ví dụ: nếu mục tiêu ở 4-5 tuổi là trẻ nói họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân thì mục tiêu ở 5-6 tuổi là trẻ nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân...

Bảng 2.5. Nhận xét của giáo viên về những khó khăn trong việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức

Stt Nội dung

Tỉ lệ %

1 Ban giám hiệu nhà trường chưa chỉ đạo cụ thể 0.0 2 GV chưa nắm vững chương trình giáo dục trẻ

5-6 tuổi 16.7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 GV chưa nắm vững phương pháp – biện pháp

giáo dục nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 36.7 4 Nội dung lĩnh vực phát triển nhận thức trong

chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi quá nhiều 73.3 5 Nội dung lĩnh vực phát triển nhận thức trong

chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi quá khó 6.7

6 Lớp học đông trẻ 80.0

yêu cầu thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi

8

GV chưa có tài liệu hướng dẫn thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi

16.7

9 Giữa nhà trường và gia đình chưa có sự kết hợp 30.0 10 GV chưa có sự hiểu biết tốt về tâm lý của trẻ 6.7 11

Thời gian dành cho việc thực hiện giờ học toán, giờ học khám phá tự nhiên và xã hội trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi còn ít

53.3

Số liệu bảng 2.5 cho thấy khó khăn lớn nhất của giáo viên hiện nay là lớp học đông trẻ. Đây là thực tế tồn tại nhiều năm qua và rất khó khắc phục, đặc biết đối với quận Bình Tân là một quận mới có số lượng dân nhập cư đông và số lượng trẻ ra lớp đều tăng ở mỗi năm. Đối với các lớp 5 – 6 tuổi sĩ số trẻ luôn ở mức 44 – 45 trẻ/lớp/2 giáo viên. Đây là khó khăn lớn cho giáo viên khi tổ chức hoạt động dạy cho trẻ.

Có 73,3% giáo viên cho rằng nội dung phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi quá nhiều, gây khó khăn cho giáo viên khi thực hiện. Nghiên cứu chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi, chúng ta thấy nội dung giáo dục nhận thức cho trẻ không quá nhiều, chủ yếu là kế thừa và phát triển các nội dung đã được thực hiện ở các lứa tuổi trước.

Một phần của tài liệu thực trạng việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5 6 tuổi ở quận bình tân tp hồ chí minh (Trang 42 - 51)