8. Đóng góp của đề tài
2.1.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở Quận Bình Tân – TP Hồ Chí Minh và tìm hiểu một số nguyên nhân của thực trạng.
2.1.2.2. Khách thể nghiên cứu
- 30 giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ 5-6 tuổi ở 4 trường Mầm non Hương Sen, Mầm non 19/5, Mầm non Hoa Hồng và Mầm non Sen Hồng là khách thể nghiên cứu chính của đề tài.
- 40 trẻ và 8 CBQL ở 4 trường Mầm non Hương Sen, Mầm non 19/5, Mầm non Hoa Hồng và Mầm non Sen Hồng là khách thể nghiên cứu bổ trợ của đề tài
2.1.2.3. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
- Khảo sát chất lượng thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi của GVMN thông qua chương trình giáo dục tháng 10, 11, 12/2012 và tháng 1, 2, 3/2013.
- Bước đầu tìm hiểu một số nguyên nhân của thực trạng việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
2.1.2.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó phương pháp quan sát và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ đạo, còn lại các phương pháp khác như phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo dục của giáo viên mầm non và sản phẩm hoạt động của trẻ là phương pháp bổ sung, hỗ trợ.
Chúng tôi tiến hành dự giờ 30 tiết học phát triển nhận thức (bao gồm hoạt động làm quen với toán, khám phá khoa học và khám phá xã hội).
- Làm quen với toán bao gồm các đề tài: Nhận biết tên khối cầu, khối trụ Đo độ dài của đối tượng
Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật Nhận biết các chữ số và đếm trong phạm vi 5,6 Nhận biết các chữ số và đếm trong phạm vi 7 Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo Tách các số lượng bằng các cách khác nhau Xác định trong ngoài của 1 vật so với vật khác
Đếm và nhận biết các chữ số, số lượng trong phạm vi 9 Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo - Khám phá khoa học bao gồm các đề tài:
Thí nghiệm trồng củ hành, củ tỏi bằng nước. Thí nghiệm sự bốc hơi của nước.
Quan sát gà trống. Quan sát con ếch. Quan sát con dế. Quan sát con cá. Quan sát quả cam.
Thí nghiệm quá trình phát triển của cây đậu. Quan sát hoa mai.
Quan sát một số loại rau.
- Khám phá xã hội bao gồm các đề tài: Quan sát bạn trai, bạn gái.
Quan sát bảng nội quy của trường. Trò chuyện với cô làm vườn. Mời cô giáo đến lớp.
Mời ông già Noel đến lớp. Mời cô cấp dưỡng đến lớp. Mời cô y sĩ đến lớp
Trò chuyện về cô và mẹ. Quan sát một số loại quần áo. Tham quan bãi xe trong trường.
Trong quá trình dự giờ, chúng tôi ghi chép lại các hoạt động của giáo viên và hoạt động của trẻ, đặc biệt là quan sát việc tổ chức hoạt động của giáo viên theo những tiêu chí được xây dựng trong biên bản quan sát thực trạng thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên mầm non [phụ lục 3].
Biên bản quan sát gồm 12 tiêu chí sau: + Chuẩn bị của GVMN
+ Nội dung hoạt động
+ Tạo động cơ cho trẻ tham gia vào hoạt động + Phương pháp hướng dẫn của GV
+ Quá trình tham gia hoạt động của trẻ + Cách sử dụng và hiệu quả sử dụng học cụ
+ Quan hệ giữa cô và trẻ trong quá trình giờ hoạt động + Quan hệ giữa các trẻ trong giờ hoạt động
+ Nội dung và cách thức giáo viên nhận xét hoạt động của trẻ + Kết thúc hoạt động
+ Kết quả so với mục tiêu cần đạt
+ Cách thiết kế môi trường để thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức
b. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi dành cho 30 giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ 5-6 tuổi của 4 trường Mầm non Hương Sen, mầm non 19/5, Mầm non Hoa Hồng và Mầm non Sen Hồng ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.
Bảng câu hỏi gồm 15 câu hỏi [phụ lục 1] nhằm tìm hiểu:
- Nhận thức của giáo viên về việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi (câu 1, 2, 3, 4, 5).
- Những khó khăn của giáo viên khi thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi (câu 9, 14).
- Những phương pháp, biện pháp giáo viên sử dụng khi thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi (câu 6, 7, 8, 10,11,12, 13).
- Những đề xuất, kiến nghị của giáo viên trong việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi (câu 15).
Cách tính điểm của bảng hỏi như sau:
Căn cứ vào câu trả lời của GVMN, chúng tôi tiến hành mã hóa từng câu trả lời bằng phần mềm SPSS for windowns 16.0. Điểm số sau khi mã hóa sẽ quy thành điểm trung bình (đối với dữ liệu định lượng) và tính tần số, tỉ lệ % (đối với dữ liệu định tính).
* Cách quy đổi điểm
- Tính theo điểm trung bình, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, chia làm 5 mức, cụ thể như sau: Từ 1 đến 1.5: Cao Từ 1.51 đến 2.5: Khá cao Từ 2.51 đến 3.5: Trung bình Từ 3.51 đến 4.5: Thấp Từ 4.51 đến 5: Rất thấp c. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành với cán bộ quản lý trường mầm non và giáo viên mầm non nhằm bổ sung cứ liệu cho các phương pháp khác để góp phần làm rõ thực trạng.
d. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo dục của giáo viên mầm non và sản phẩm hoạt động của trẻ
Chúng tôi đánh giá thực trạng thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi qua việc nghiên cứu các kế hoạch (giáo án) của GVMN và một số bài tập trong vở tìm hiểu khám phá của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.