Tiêu chí đánh giá thử nghiệm

Một phần của tài liệu thực trạng việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5 6 tuổi ở quận bình tân tp hồ chí minh (Trang 72 - 77)

8. Đóng góp của đề tài

3.4.5. Tiêu chí đánh giá thử nghiệm

Căn cứ hướng dẫn áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non vào đánh giá giáo viên [7], căn cứ vào nội dung chương trình giáo dục mầm non [5] và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi [9], chúng tôi xác định các tiêu chí và thang đánh giá chất lượng thực hiện lĩnh vực PTNT cho trẻ 5-6 tuổi của GVMN như sau:

3.4.5.1. Tiêu chí

a. Các tiêu chí về nhận thức

- Tiêu chí 2: Hiểu biết các nội dung PTNT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

- Tiêu chí 3: Hiểu biết các kết quả mong đợi ở lĩnh vực giáo dục PTNT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

- Tiêu chí 4: Hiểu biết các chỉ số đánh giá sự PTNT ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi..

b. Các tiêu chí về kỹ năng sư phạm

- Tiêu chí 1: Biết lập kế hoạch dạy học PTNT.

- Tiêu chí 2: Biết tổ chức các hoạt động dạy học PTNT cho trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ và biết tổ chức môi trường giáo dục PTNT phù hợp với điều kiện của nhóm/lớp

- Tiêu chí 3: Biết quan sát, đánh giá sự PTNT của trẻ.

3.4.5.2. Thang đánh giá

a. Về nhận thức của giáo viên

Tiêu chí 1: GV nắm được mục tiêu PTNT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

- Mức độ 1: GV xác định mục tiêu không phù hợp với mục tiêu của chương trình GDMN hoặc lứa tuổi của trẻ. 0 điểm

- Mức độ 2: GV xác định mục tiêu phù hợp với mục tiêu của chương trình GDMN và lứa tuổi của trẻ, có hướng tới thực hiện các kết quả mong đợi tương ứng. 1 điểm - Mức độ 3: GV xác định mục tiêu phù hợp với mục tiêu của chương trình GDMN và

lứa tuổi của trẻ, có hướng tới thực hiện các kết quả mong đợi và các chỉ số tương ứng trong bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. 2 điểm

Tiêu chí 2: GV nắm được các nội dung giáo dục PTNT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

- Mức độ 1: GV xác định các nội dung giáo dục PTNT cho trẻ không phù hợp với mục tiêu đặt ra, không phù hợp với nội dung chương trình hoặc lứa tuổi của trẻ.0 điểm - Mức độ 2: GV xác định các nội dung giáo dục PTNT cho trẻ phù hợp với mục tiêu

đặt ra, phù hợp với nội dung chương trình và lứa tuổi của trẻ. 1 điểm

- Mức độ 3: GV xác định các nội dung giáo dục PTNT cho trẻ phù hợp với mục tiêu đặt ra, phù hợp với nội dung chương trình và lứa tuổi của trẻ, có lựa chọn nội dung phù hợp nhu cầu hứng thú của trẻ hoặc phù hợp với các sự kiện trong từng thời điểm.

2 điểm

Tiêu chí 3: GV nắm được các kết quả mong đợi ở lĩnh vực GD PTNT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

- Mức độ 1: GV không xác định được kết quả mong đợi khi thực hiện giáo dục PTNT cho trẻ. 0 điểm

- Mức độ 2: GV xác định được kết quả mong đợi khi thực hiện giáo dục PTNT cho trẻ.

1 điểm

- Mức độ 3: GV xác định được kết quả mong đợi phù hợp với từng nội dung hoạt động PTNT của trẻ. 2 điểm

Tiêu chí 4: GV nắm được các chỉ số đánh giá sự PTNT ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

- Mức độ 1: GV không xác định được các chỉ số đánh giá sự PTNT ở trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. 0 điểm

- Mức độ 2: GV xác định được các chỉ số đánh giá sự PTNT ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

1 điểm

- Mức độ 3: GV xác định được các chỉ số đánh giá sự PTNT phù hợp với từng nội dung hoạt động PTNT của trẻ. 2 điểm

Thang đánh giá nhận thức của GV:

- Mức độ cao: Tổng điểm từ 6 – 8 (Không có điểm 0 ở các tiêu chí)

- Mức độ trung bình: Tổng điểm từ 3 – 5 (Chấp nhận 1 điểm 0 ở tiêu chí 3 hoặc tiêu chí 4)

- Mức độ thấp: Tổng điểm từ 0 – 3 (Có từ 2 điểm 0 ở các tiêu chí)

b. Về kỹ năng của giáo viên.

Tiêu chí 1: GV có kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học giáo dục PTNT.

- Mức độ 1: Kế hoạch không đảm bảo các yêu cầu cần thiết về mục tiêu, chuẩn bị, cách tiến hành. 0 điểm

- Mức độ 2: Kế hoạch đảm bảo các yêu cầu cần thiết về mục tiêu, chuẩn bị, cách tiến hành; xác định các kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu của chương trình và phù hợp với trẻ 1 điểm

- Mức độ 3: Kế hoạch đảm bảo các yêu cầu cần thiết về mục tiêu, chuẩn bị, cách tiến hành; xác định các kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu của chương trình và phù hợp với trẻ; xây dựng các hoạt động phù hợp với mục tiêu đặt ra. 2 điểm

Tiêu chí 2: GV có kỹ năng tổ chức hoạt động PTNT cho trẻ. Tiêu chí 2.1: Tạo động cơ cho trẻ tham gia vào hoạt động

− Mức độ 1: Chỉ giới thiệu tên hoạt động 0 điểm

− Mức độ 3: Dùng lời nói, thủ pháp ngôn ngữ, thủ thuật, trò chơi gây sự chú ý, bất ngờ cho trẻ về đối tượng, trẻ cảm nhận được ý nghĩa của đối tượng qua hoạt động

2 điểm

Tiêu chí 2.2: Phương pháp hướng dẫn của GV

− Mức độ 1: Sử dụng phương pháp không thích hợp với hình thức tổ chức hoạt động và tính đặc trưng của hoạt động, thực hiện phương pháp chưa chính xác  0 điểm − Mức độ 2: phương pháp phù hợp với hình thức tổ chức hoạt động và tính đặc trưng

của hoạt động nhưng chưa tự tin thực hiện phương pháp, chưa chú ý đến khả năng và vốn kinh nghiệm của trẻ 1 điểm

− Mức độ 3: phương pháp phù hợp với hình thức tổ chức hoạt động và tính đặc trưng của hoạt động , tự tin khi thực hiện phương pháp, có sự linh hoạt và biết điểu chỉnh phương pháp phù hợp với khả năng và vốn kinh nghiệm của trẻ  2 điểm

Tiêu chí 2.3: Quá trình tham gia hoạt động của trẻ

− Mức độ 1: Trẻ không được thực hành, không có cơ hội để thể hiện bản thân  0 điểm

− Mức độ 2: Trẻ được thực hành (được làm, suy nghĩ, quan sát), có cơ hội thể hiện bản thân1 điểm

− Mức độ 3: Trẻ được thực hành (được làm, suy nghĩ, quan sát), có nhiều cơ hội thể hiện bản thân, hoạt động hứng thú; trẻ đặt câu hỏi, diễn đạt các ý tưởng bằng ngôn ngữ của bản thân 2 điểm

Tiêu chí 2.4: Cách sử dụng và hiệu quả sử dụng học cụ

− Mức độ 1: Cô sử dụng học cụ không đúng cách, không hiệu quả, không đủ số lượng cho trẻ thực hành, không có tác dụng giáo dục phát triển nhận thức ở trẻ  0 điểm

− Mức độ 2: Cô sử dụng học cụ đúng cách, tương đối hiệu quả, đủ số lượng cho trẻ thực hành, có tác dụng giáo dục phát triển nhận thức ở trẻ 1 điểm

− Mức độ 3: Cô sử dụng học cụ đúng cách, tận dụng được hết hiệu quả của học cụ, đủ số lượng cho trẻ thực hành, có tác dụng giáo dục phát triển nhận thức ở trẻ  2 điểm

− Mức độ 1: Cô tác động quá nhiều đến trẻ, gò bó trẻ trong cách thực hiện các nhiệm vụ (bài tập) cô đưa ra, chưa để trẻ được độc lập giải quyết vấn đề theo cách của trẻ

0 điểm

− Mức độ 2: Cho phép trẻ giải quyết vấn đề theo cách của trẻ dưới sự trợ giúp bằng lời gợi ý, chỉ dẫn của Cô 1 điểm

− Mức độ 3: giao tiếp tích cực với trẻ, cho phép trẻ hoàn toàn chủ động giải quyết các nhiệm vụ theo cách của trẻ, gợi ý bằng lời khi trẻ cần sự trợ giúp từ cô 2 điểm

Tiêu chí 2.6: Quan hệ giữa các trẻ trong giờ hoạt động

− Mức độ 1: trẻ không có cơ hội giao tiếp với nhau trong quá trình hoạt động  0 điểm

− Mức độ 2: trẻ giao tiếp khi cần sự giúp đỡ, chia sẻ đồ dùng, học cụ 1 điểm

− Mức độ 3: trẻ có sự phối hợp với nhau để giải quyết các nhiệm vụ cô đưa ra; biết bàn bạc, phân công nhiệm vụ với nhau 2 điểm

Tiêu chí 2.7: Nội dung và cách thức giáo viên nhận xét hoạt động của trẻ

− Mức độ 1: tập trung trẻ và cô nhận xét chung chung (chỉ khen trẻ hoặc chê trẻ)  0 điểm

− Mức độ 2: Cô tuyên dương những điều trẻ làm được và chỉ ra những chỗ trẻ còn hạn chế 1 điểm

− Mức độ 3: Cho trẻ tự nhận xét hoạt động của mình (về những điều trẻ đã làm tốt và những điều trẻ chưa làm tốt), cô tuyên dương những điều trẻ làm được và hướng dẫn trẻ cách khắc phục những điều trẻ chưa làm được 2 điểm

Tiêu chí 2.8: Kết thúc hoạt động

− Mức độ 1: kết thúc hoạt động đột ngột 0 điểm − Mức độ 2: hướng trẻ đến các hoạt động khác1 điểm

− Mức độ 3: hướng trẻ đến hoạt động khác có liên quan đến nội dung vừa hoạt động hoặc gợi ý cho trẻ tham gia hoạt động khác có liên quan đến chủ đề trong ngày  2 điểm

Tiêu chí 2.9: Kết quả so với mục tiêu cần đạt

− Mức độ 1: mục tiêu không rõ ràng, kết quả không thỏa mục tiêu cần đạt 0 điểm − Mức độ 2: mục tiêu rõ ràng, phù hợp, kết quả trên 50% trẻ đạt được mục tiêu đề ra

− Mức độ 3: mục tiêu rõ ràng, phù hợp, kết quả trên 70% trẻ đạt được mục tiêu đề ra2 điểm

Tiêu chí 2.10: Cách thiết kế môi trường để thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức

+ Mức độ 1: Thiết kế môi trường chỉ mang tính trang trí, trẻ không có cơ hội hoạt động trong môi trường 0 điểm

+ Mức độ 2: Thiết kế môi trường phù hợp với mục tiêu phát triển nhận thức, sắp xếp đồ dùng đồ chơi thuận tiện cho trẻ tự phục vụ, trẻ có cơ hội hoạt động trong môi trường  1 điểm

+ Mức độ 3: Thiết kế môi trường phù hợp với mục tiêu phát triển nhận thức, có tính mở, sắp xếp đồ dùng đồ chơi thuận tiện cho trẻ tự phục vụ, trẻ dễ dàng di chuyển để giao tiếp với cô với bạn, trẻ có nhiều cơ hội hoạt động trong môi trường 2 điểm

Thang điểm đánh giá tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ

- Đạt: Tổng điểm từ 15 – 20 ( không có điểm 0 ở các tiêu chí )

- Trung bình: Tổng điểm từ 9 – 15 ( chấp nhận 1 điểm 0 ở các tiêu chí, trừ tiêu chí

2.2, 2.3, 2.4 và 2.9)

- Không đạt: Tổng điểm từ 0 – 9 ( có từ 2 điểm 0 ở các tiêu chí )

Tiêu chí 3: GV có kỹ năng đánh sự phát triển nhận thức của trẻ.

- Mức độ 1: GV đánh giá trẻ theo kinh nghiệm, không sử dụng bộ công cụ khi đánh giá. 0 điểm

- Mức độ 2: GV có xây dựng và sử dụng bộ công cụ đánh giá sự PTNT của trẻ  1 điểm

- Mức độ 3: GV đánh giá theo kết quả mong đợi của chương trình giáo dục kết hợp với bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, có sử dụng bộ công cụ đánh giá. 2 điểm

Thang đánh giá kỹ năng của GV:

- Mức độ cao: Tổng điểm từ 19 - 24 (Không có điểm 0 ở các tiêu chí)

- Mức độ trung bình: Tổng điểm từ 11 – 19 (Chấp nhận 1 điểm 0 ở các tiêu chí, trừ tiêu chí 1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.10)

- Mức độ thấp: Tổng điểm từ 0 – 11 (Có từ 2 điểm 0 ở các tiêu chí)

Một phần của tài liệu thực trạng việc thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5 6 tuổi ở quận bình tân tp hồ chí minh (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)