Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ THÁI NGUYÊNTHÁI NGUYÊN (Trang 50 - 53)

nhân lực trong doanh nghiệp.

Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, những yếu tố cạnh tranh truyền thống của các doanh nghiệp như: Vốn, nguyên vật liệu, công nghệ... đã dần trở nên bão hòa. Thay vào đó, một nguồn lực mới, một yếu tố cạnh tranh mới mang tính quyết định đối với tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó chính là con người- nguồn nhân lực

Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực hiện nay được nói đến rất nhiều không chỉ ở các giáo trình quản trị nhân lực được giảng dạy tại các trường

kinh tế mà còn có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu tại Việt Nam cũng như nước ngoài.

Ở Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực, sau đây tôi xin nêu một số đề tài nghiên cứu mà tôi đã tham khảo

- Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty mua bán nợ - Bộ tài chính”. Các vấn đề lý luận về công tác đào tạo và phát triển nhân lực được hệ thống trong luận văn là nguồn tham khảo cho tôi. Hơn nữa, đề tài luận văn đã chỉ ra những mặt mạnh, hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác đào tạo và phát triển nhân lực, đặc biệt luận văn đi sâu vào việc đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo (ĐT) và phát triển nhân lực (PTNNL) là nguồn tài liệu giúp ích cho việc nghiên cứu đề tài của tôi.

- Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng ”. Đề tài luận văn này giúp tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề tuyển dụng nhân lực.

- Tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng – Số 5(40).2010 bài viết: Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực – Võ Xuân Tiến; Đại học Đà Nẵng, năm 2010. Đây là nguồn tài liệu quan trọng cho bài nghiên cứu của tôi về một số vấn đề cơ bản về đào tạo và phát triển nhân lực.

- Luận án tiến sĩ kinh tế Lê Thị Mỹ Linh: “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”. Luận án đã phân tích rất chi tiết thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Có thể nói đây là thực trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp hiện tại ở Việt Nam và Công ty Cổ phần Thế Giới Số Thái Nguyêncũng không là ngoại lệ.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu và viết về công tác quản trị nhân lực như:

Giáo trình “Quản trị nhân lực của tác giả TS Phan Thị Thái và ThS Nguyễn Thanh Thủy của trường Đại học Mỏ địa chất xuất bản năm 2008. Giáo trình này

cung cấp cho người đọc các kiến thức cơ bản về nhân lực, quản trị nhân lực, có cái nhìn tổng quan và có hệ thống về công tác quản trị nhân lực trong các tổ chức.

“Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực” của Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu. Tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực, khái niệm phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, tác giả khẳng định phát triển chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, nhà xuất bản chính trị quốc gia, của Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm(1996). Nội dung cuốn sách nói về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia, trong đó có chính sách phát triển nhân lực ở một số nước trên thế giới.

Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải, Quản trị nhân lực, NXB Thống Kê, 2005. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB thống kê. Đại học kinh tế quốc dân, 2007

Martin Hilb, Quản trị nhân sự tổng thể: mục tiêu - chiến lược - công cụ, NXB thống kê, 2003.

Nguyễn Hữu Thân, Quản Trị nhân sự, NXB Lao động – Xã Hội, 2008.

Viện nghiên cứu và đào tạo nghề quản lý, Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự, NXB lao động – Xã hội, 2004.

Kết luận chương 1

Qua nội dung chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống lại các vấn đề lý luận cơ bản về quản trị nhân lực trên cơ sở lý luận khoa học và khẳng định vai trò của trị nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng.

Chương 1 là cơ sở lý luận, kim chỉ nam cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị nhân lực ở chương 2 và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực của Công ty CP Thế Giới Số tại chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN

LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ THÁI NGUYÊNTHÁI NGUYÊN (Trang 50 - 53)