Bài học kinh nghiệm về quản trị nhân lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ THÁI NGUYÊNTHÁI NGUYÊN (Trang 44 - 50)

1.2.3.1. Kinh nghiệm quản trị nhân lực của các công ty Singapore

Một tron những yếu tố thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào chính là nghệ thuật quản trị nhân lực. Yếu tố này tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ nhưng nó có vai trò rất lớn đối với việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

Singapore là quốc gia trẻ của châu Á (thành một nhà nước tự chủ vào năm 1959) được Âu hóa, thông thạo tiếng Anh. Theo thống kê vào năm 2010, dân số của nước này khoảng 4,6 triệu người (trong đó 76,8% là người Hoa; 13,9% người Mã

Lai; 7,9% người Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka; 1,4% người gốc khác), nguồn nhân lực của Singapore đa dạng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo. Chính phủ chú trọng đặc biệt đến giáo dục, đào tạo, đầu tư mạnh vào phát triển nguồn nhân lực. Singapore đã xác nhận các giá trị quốc gia cho phép công dân Singapore giữ được các đặc trưng và di sản văn hóa của mình gồm: Quyền lợi quốc gia đặt trên quyền lợi của cộng đồng; quyền lợi của xã hội đặt trên quyền lợi cá nhân; gia đình là hạt nhân cơ bản của xã hội; sự giúp đỡ cộng đồng và tôn trọng đối với cá nhân; đồng lòng, nhất trí, tránh xung đột; hòa chủng tộc và tôn giáo. Lãnh đạo thường xuyên nhắc nhở mọi người về sự cần thiết tôn trọng, hào hiệp giúp đỡ lẫn nhau. Chính phủ tham dự vào tất cả các lĩnh vực kinh tế của đất nước, dẫn đạo, định hình sự phát triển kinh tế, xã hội và quản lý xí nghiệp. Singapore đưa ra các chính sách khích lệ thu hút chất xám ở nước ngoài, kích thích đầu tư, chuẩn bị sẵn đội ngũ công nhân được đào tạo và có kỷ luật cao, tuyển chọn các công ty nước ngoài ổn định có công nghệ tiên tiến và đã được chuẩn bị để đầu tư lâu dài. Hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Singapore có tính chất chuyên nghiệp và có nhiều điểm giống thực tiễn quản trị nguồn nhân lực của phương Tây, cụ thể là:

- Đề cao vai trò của nguồn nhân lực. - Thực hiện hoạch định nguồn nhân lực.

- Áp dụng các kỹ thuật mới trong tuyển dụng nhằm tuyển được những nhân viên giỏi. Chú trọng đặc biệt công tác đào tạo, phát triển; coi đào tạo là một cơ sở quan trọng cho thăng tiến, bổ nhiệm.

- Áp dụng các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với nhân viên. - Chú trọng các biện pháp nâng cao quyền lực cho nhân viên.

- Kích thích nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. 1.2.3.2. Kinh nghiệm quản trị nhân lực cho Việt Nam

Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Do đó, có thể nói nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người gồm có thể lực và trí lực.

Công ty Cổ phần Thế Giới Số Thái NguyênTrần Anh , địa chỉ : 1174 Đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao (hơn 50% đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế, Kỹ thuật), đủ khả năng để có thể đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng. Không những thế, đội ngũ nhân viên của Trần Anh còn là những người đầy lòng nhiệt tình và có thái độ niềm nở trong cung cách phục vụ khách

hàng. Tất cả các cán bộ nhân viên trong công ty Trần Anh đều thấu hiểu: “Khách

hàng mới là người quyết định tương lai, sự tồn tại và phát triển của Trần Anh”. Để đạt được kết quả trên công ty đã có quá trình thực hiện về quản trị nhân sự như sau:

a. Quy trình tuyển chọn nhân viên

- Tuyển dụng phải dựa trên cơ sở nhu cầu về lao động. Đối tượng được tuyển dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ, sức khỏe, đúng ngành, đúng nghề đã được đào tạo

- Trong quá trình tuyển dụng ưu tiên con em trong công ty nếu học đúng chuyên ngành và đúng vị trí cần tuyển dụng. Ưu tiên những đối tượng học giỏi hoặc có năng lực công tác tốt, có kinh nghiệm làm việc cùng ngành hoặc khác ngành.

Xác định nhu cầu hàng năm

Căn cứ vào nhu cầu khách hàng, khối lượng công việc tại các địa điểm siêu thị trong và ngoài tỉnh, căn cứ nhu cầu để thay thế nhân lực có ý định chuyển đơn vị công tác, mất sức, hay nghỉ hưu của Công ty. Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng rồi thông qua ban giám đốc và trình phòng tổ chức nhân sự và hội đồng tuyển dụng của Công ty

Thông báo tuyển dụng

Căn cứ nhu cầu về số lượng tuyển dụng phòng tổ chức nhân sự ra thông báo tuyển dụng: Số lượng, tiêu chuẩn(trình độ nghề nghiệp, trình độ học vấn, sức khỏe, tuổi đời…); hồ sơm; thời gian; địa điểm. Thực hiện các bước tuyển dụng:

- Sơ tuyển: Nhận hồ sơ, căn cứ vào thông báo tuyển dụng, phòng tổ chứng nhân sự tiến hành nhận hồ sơ hợp lệ do các đối tượng có nhu cầu được tuyển dụng nộp. Phòng lập danh sách các ứng viên báo cáo hội đồng tuyển dụng chính thức

Tuyển chính thức:

- Để tuyển dụng chính thức các ứng viên đạt yêu cầu vòng sơ tuyển sẽ phải trải qua hình thức kiểm tra trực tiếp

+ Phòng tổ chức nhân sự giới thiệu một số một hoặc một số phòng chức năng tổ chức kiểm tra trình độ của ứng viên. Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì phòng tổ chức nhân sự chuyển cho bộ phận y tế của Công ty kiểm tra toàn diện sức khỏe của ứng viên. Nếu kết quả kiểm tra không đạt thì trả hồ sơ cho ứng cử viên

+ Giải quyết tiếp tục thủ tục tuyển dụng( ký hợp đồng lao động, ban hành quyết định tuyển dụng,..)nếu ứng cử viên đạt yêu cầu sức khỏe.

- Lập kế hoạch, phổ biến nội quy thi, hội đồng tuyển dụng sẽ tiến hành cho thi tại chỗ môn sát hạch kỹ năng, nghiệp vụ tại chỗ của từng vị trí cần tuyển

- Chấm bài tại chỗ hoặc sau 2 ngày sẽ có kết quả ứng viên nào đỗ hay trượt và tiến hành lập danh sách ứng viên thi đỗ các vị trí.

- Phòng tổ chức gọi điện thông báo trực tiếp các ứng cử viên đã trúng tuyển hẹ ngày tập trung

- Để lực lượng mới tuyển có thể nắm bắt nhanh, tiếp cận ngay với công việc cần thiết phải đào tạo những kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động cũng như cấu thành của các thiết bị: laptop, điện thoại,….và phương pháp làm kỹ thuật với các loại máy đó.

b. Điều động:

- Người lao động có nguyện vọng chuyển công tác từ công ty này sang công ty khác, trình bày rõ lý do chuyển. Phòng tổ chức nhân sự sữ căn cứ định biên lao đọng, nhu cầu công tác để báo cáo Giám đốc.Giám đốc xem xét sẽ ký quyết định thôi việc.

c. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàng năm cứ vào ngày 20 tháng một các phòng chức năng sẽ căn cứ tình hình thực tế của đơn vị mình để xác định nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo trong năm

- Xác định nhu cầu đào tạo:

+ Bồi huấn thường xuyên và bồi huấn để bổ nhiệm + Thi tay nghề và kiểm tra năng lực hàng năm + Xét kết thúc thời gian thử việc

+ Xét cán bộ nhân viên đi thi vào hệ cao học, đại học, hệ tại chức tại các trường đại học, cao đẳng…

Việc xác định nhu cầu đào tạo chủ yếu được áp dụng với người lao động trực tiếp thông qua nhận xét, quyết định, ý kiến của cán bộ phụ trách đào tạo tại Công ty căn cứ vào phiếu xác định nhu cầu đào tạo.

- Các hình thức đào tạo

+ Đào tạo tại chức: Là hình thức cử người lao động đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…

+ Đào tạo trực tiếp tại công ty: Đây là hình thức đào tạo xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Do vậy công ty cần huấn luyện người lao động ngay tại nơi làm việc để họ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra, đó là hình thức bồi huấn thường xuyên.

+ Các khóa huấn luyện chuyên đê: Các khóa học này do công ty mời Giảng viên về giảng dạy hoặc liên kết các trung tâm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của tỉnh như: Nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp, nghiệp cụ kế toán, nghiệp vụ kỹ thuật, kỹ năng bán hàng…

Đánh giá chung công tác đào tạo của công ty: Công tác đào tạo bồi huấn cũng như ban lãnh đạo công ty quan tâm chú ý và thực hiện thường

xuyên, ngày càng cải tiến và chú trọng công tác bồi dưỡng huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân kỹ thuật và nhân viên bán hàng.

Công ty tổ chức lớp đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lao động quanr lý, tổ chức bồi dưỡng tay nghề cho nhân viên toàn công ty. Hàng năm thì đội ngũ lao động có tay nghề được naag cao. Số lượng lao động không có trình độ giảm nhiều so với trước.

Trong quá trình đào tạo công ty đã xây dựng được một chương trình khá hoàn chỉnh và cụ thể cho từng đối tượng, điều đó giúp lao động có một chương trình học toàn diện hơn.

Quản trị nhân lực là khoa học về quản lý con người dựa trên niềm tin cho rằng, nhân lực đóng vai trò quan trọng bậc nhất tới sự thành công lâu dài của doanh nghiệp, là quá trình phân tích, đánh giá, hoạch định, quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Một doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh của mình bằng cách sử dụng người lao động một cách hiệu quả, tận dụng kinh nghiệm và sự khéo léo của họ nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Quản trị nguồn nhân lực nhằm mục đích tuyển chọn được những người có năng lực, nhanh nhạy và cống hiến trong công việc, quản lý hoạt động và khen thưởng kết quả hoạt động cũng như phát triển năng lực của họ.

Từ những kinh nghiệm hoạt động quản trị nhân lực trên thế giới thì bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đó là:

Về giáo dục - đào tạo: Cần quan tâm, phát huy những tiềm năng hiện có và tăng cường năng lực cho đội ngũ “lao động chất xám”. Từ đó hình thành đội ngũ các nhà khoa học giỏi, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, giáo dục đào tạo. Khuyến khích các mô hình đào tạo sử dụng quản lý nhân lực có hiệu quả tiến tới xây dựng quản lý phù hợp.

Về sử dụng và quản lý nhân lực: Có chính sách linh hoạt trong việc tuyển dụng và giữ chân người tài giỏi trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, quan tâm đến những quyền lợi về vật chất và tinh thần của người lao động. Xây dựng môi

trường làm việc thân thiện, hiệu quả, thực hiện “chế độ tham dự’’ theo mô hình của Nhật Bản trong một số cơ quan, doanh nghiệp.

Phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp (hoạt động theo hình thức“Công đoàn trong nhà’’ như tại Nhật Bản), nhằm tăng cường sự ổn định và phát triển doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo những quyền lợi của người lao động…

Tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu người lao động, chú trọng giới thiệu người lao động đến các nước có nền kinh tế phát triển, ổn định, quan tâm đến quyền lợi và đời sống của người lao động xuất khẩu. Khuyến khích Việt kiều, đặc biệt là các nhà khoa học, du học sinh – sinh viên tốt nghiệp về thành phố công tác, xây dựng kế hoạch đào tạo và thu hút nhân tài cho thành phố và đất nước.

1.2.3.3 Bài học cho công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Thế Giới Số - Cần đề cao vai trò quản trị nhân lực

- Thực hiện tốt hoạch định nhân lực

- Chú trọng đặc biệt công tác đào tạo, phát triển; coi đào tạo là một cơ sở quan trọng cho thăng tiến, bổ nhiệm

- Áp dụng cã kỹ thuật mới trong tuyển dụng nhăm tuyển được những nhân viên giỏi

- Áp dụng biện pháp khuyễn khích vật chất và tinh thần đối với nhân viên - Kích thích nhân viên gắn bó lâu dài với công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ THÁI NGUYÊNTHÁI NGUYÊN (Trang 44 - 50)