L ập –Gioòng” có dạng kết cấu đặc biệt đó: Đầu tiên, người kể chuyện ngôi thứ
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
3.2.2.3 Giọng châm biếm, tố cáo
Giọng điệu này xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan bởi niềm phẫn
nộ của tác giả với sự giả dối, bất lương. Đối tượng mà giọng châm biếm cay độc hướng tới tố cáo chính là xã hội thực dân phong kiến với những sản phẩm dị dạng
của nó. Đó là lũ người giả dối, lố lăng, độc ác trong những truyện như: Đồng hào có ma, Thịt người chết, Răng con chó nhà tư sản, Báo hiếu: trả nghĩa cha, Tôi tự tử...
Đoạn mở đầu truyện ngắn Đồng hào có ma đã thể hiện ngay giọng châm biếm
tố cáo bản chất tham lam, ti tiện, hống hách, ngạo ngược của tên huyện Hinh: “Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm
Tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp. Mà rồi thằng khốn nạn ấy,
ông truy cho cùng, không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt ra được. Bởi vì ông có sẵn trong tay hàng mớ pháp luật, thì ông ngại gì không khép thằng bảo quan béo
vào tội “làm rối cuộc trị an”. Thế là việc công việc tư, ông đều được trọn vẹn.”[70, tr.93]
Ở giọng tố cáo, nhiều khi người viết nâng các đặc điểm vốn có lên tới mức khôi
hài, lố bịch, làm cho người đọc nhận thức được mặt trái của hiện tượng đã tới mức
phải căm ghét, phẫn nộ, đôi khi có sức kích động, khiến người đọc cảm thấy cần
thiết phải tiêu diệt hiện tượng đó và cả những điều kiện sản sinh ra nó trong cuộc
sống.
Trong Răng con chó của nhà tư sản, giọng văn tố cáo, châm biếm chua cay đã vạch trần bản chất của một tên tư sản có bề ngoài giàu sang nhưng tâm địa độc ác,
tàn nhẫn. Thoạt đầu, tác giả cho biết tên tư sản đã chán ngấy cả chuyện khoe
khoang về cái dinh cơ, cái ô tô, buồng ăn, buồng khách...nên để đổi mốt, hắn khoe đến con chó: “- Ấy, chính nó là giống Bleu d’Auvergne đấy, bác ạ. Tôi mua nó mất ba trăm bảy mươi đồng. Cái người tây bán nó cho tôi, vì nể tôi lắm, mới để rẻ thế.
Chứ kể ra thì những hơn bốn trăm kia!...Hẳn ban nãy, bác đã thấy cái dáng nó oai
vệ là ngần nào rồi đấy nhỉ. Có phải bao giờ nó cũng đi trước tôi mười bước không?
Cứ lấy thước mà đo, cũng chả sai mấy tí đâu. Lúc đi như thế, cái mắt nó đưa đưa,
cái mũi nó ngửi ngửi, trông đẹp đáo để..” Thật lố bịch khi hắn vừa ca ngợi sự lễ
phép của con chó thì nó lại “nhảy tót lên ngồi chồm hỗm trên ghế”, khi mâm cơm
bưng ra, chủ khách mời nhau chạm cốc thì con chó lại “nhảy tót lên bàn, chồm hỗm
ngồi trước chủ”. Nhưng cái đích mà nhà văn hướng tới không phải dừng ở đấy,
người ăn xin khốn khổ ngửi thấy mùi thức ăn thơm ngào ngạt đã cố gào đến rã bọt mép để xin ít “cơm thừa canh cặn” nhưng đã bị hắn hầm hầm quát mắng đuổi đi
trong khi con chó lại được hắn “phụng dưỡng” một đĩa cơm trộn thịt. Đói quá,
người ăn mày sà vào, rón lấy dúm cơm chó bỏ vào miệng. Con chó xông ra cắn. Vì phải tự vệ, người ăn mày lấy hòn gạch ném chó, rồi sợ hãi lùi ra ngoài. Nghe tiếng
chó kêu, “nhà tư sản” lồng lên, “bỏ cả bát đũa, lẫn vợ, lẫn khách, cầm đèn, hấp tấp
chạy ra:
- Thôi chết rồi! Con Lu làm sao thế này! Ối giời ơi! Nó gẫy hai cái răng rồi!
Khổ tôi quá!”[69, tr.129]
Hắn đùng đùng nổi giận, chạy ra, nhảy phắt lên ô tô, phóng xe, định bụng kẹp
chết tươi ngay người ăn mày. Hắn nghĩ, bất quá, chỉ phải đền mạng kẻ khốn nạn đến ba mươi đồng là cùng. Câu chuyện được tác giả dẫn dắt đến cái kết cục phơi trần được bụng dạ của “nhà tư sản” bất lương.
3.2.2.3 Giọng giễu nhại
Nhại (tiếng Pháp: pastiche) được hiểu là: “Sự bắt chước một cách hài hước đối
với một hay một nhóm tác phẩm nghệ thuật, có thể nhại một thi pháp tác phẩm, một
tác giả, một thể loại, một nhãn quan tư tưởng; tính chất hài của cái nhại: nhại một
cách hài hước, nhại một cách châm biếm, với nhiều tầng bậc chuyển tiếp” [9, tr.101]
Giễu nhại (parody) ở một góc độ nào đó có thể xem là hình thức tổng hợp của
cả hai tính chất tự phản tỉnh và liên văn bản, biểu hiện của cái mà giới nghiên cứu thường gọi là thi pháp của sự mâu thuẫn trong giọng điệu trần thuật.
Chức năng của lời văn nhại là hạ bệ, bóc trần những gì gọi là nghiêm túc để hiện
ra cái giả dối, cái lố bịch, cái đáng cười đúng như M. Bakhtin đã nói: “phỏng nhại
hóa là tạo ra những kẻ đồng dạng bị hạ bệ, đó cũng là thế giới lộn trái”[15, tr.404]
Yếu tố nhại trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan khá đa dạng, phong phú. Đó có thể là nhại lời văn, phong cách của thể loại văn khác hoặc nhại