L ập –Gioòng” có dạng kết cấu đặc biệt đó: Đầu tiên, người kể chuyện ngôi thứ
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
3.1.1. Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Công Hoan góp phần hoàn thiện văn
xuôi quốc ngữ.
Về mặt ngôn ngữ học, có thể nói rằng nhà văn Nguyễn Công Hoan đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Xuất hiện trên văn đàn từ khi văn xuôi quốc ngữ còn chập chững những bước đầu tiên, những
tác phẩm trong hơn nửa thế kỷ cầm bút của ông là minh chứng điển hình cho sự
trưởng thành nhanh chóng và hoàn thiện đó.
Trong lịch sử phát triển của truyện ngắn Việt Nam, Nguyễn Bá Học và Phạm
Duy Tốn được xem là những “nhà văn đầu tiên của nước ta viết truyện ngắn phản
ánh thành thị lúc đó đang tư sản hóa”[24, tr.328]. Họ là những nhà văn của giai đoạn giao thời, mang đậm tính chất bản lề giữa cũ và mới. Mặc dù đã sáng tác được
những truyện ngắn khá đặc sắc, phản ánh cuộc sống hiện tại, nhưng dấu ấn truyền
thống vẫn còn khá đậm nét trong tác phẩm của hai nhà văn này. Mặt khác, với một
số truyện còn quá khiêm tốn (Nguyễn Bá Học có chín truyện và Phạm Duy Tốn có
bốn truyện đăng trên Nam phong tạp chí) hai ông chưa thực sự trở thành một “hiện tượng” trong sự phát triển chung của thể loại. Tuy vậy, cùng với một số cây bút
khác, hai nhà văn đó đã trở thành “cánh chim báo hiệu” cho sự bùng nổ của truyện
ngắn ở giai đoạn sau mà một trong những người đặt viên gạch đầu tiên chính là Nguyễn Công Hoan.
Sau truyện ngắn của Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn, tiểu thuyết Tố Tâm
của Hoàng Ngọc Phách được coi là một sự kiện “làm đảo lộn bao nhiêu quan niệm
có tính chất cổ truyền về hai chữ “văn chương” vẫn đầy rẫy câu văn biền ngẫu,
Đến văn chương Tự lực Văn đoàn- cùng song hành với Nguyễn Công Hoan, dù
đã đề ra tôn chỉ phải “dùng một lối nói giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật
có tính cách An Nam”, nhưng chủ yếu vẫn là lối văn của trí thức sách vở, trí thức trưởng giả, ít chất sống, thiếu cái khỏe khoắn, góc cạnh, gân guốc của ngôn ngữ đời
sống, ngôn ngữ bình dân. Đó vẫn là thứ ngôn ngữ chải chuốt, gia công đẽo gọt để
chuyên chở lý tưởng về một cuộc sống nhiều mơ mộng lãng mạn. Vì thế cách xưng hô thường thấy trong văn chương Tự lực văn đoàn là những “chàng” và “nàng”.
Như vậy, ngay từ những năm hai mươi của thế kỷ XX, trong lúc trên báo chí còn những thứ văn chương lôi thôi, rườm rà hoặc cầu kỳ, hoa mỹ, hoặc vụng về và còn đệm vào vô số những tiếng “rằng”, “than ôi”,..thậm chí sau đó ít lâu tuy có xuất hiện nhiều “đoản thiên tiểu thuyết” với cách viết phần nào đã tránh được
những nhược điểm trên, nhưng thường đơn giản, kém hấp dẫn, thì văn Nguyễn Công Hoan đã khá gọn gàng, sáng sủa, thiết thực, linh hoạt.
Với truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, phải nói rằng, ở một số tác phẩm thời kỳ đầu 1920-1923, vẫn còn có những đoạn văn còn dài dòng, rườm rà và hơi cổ. Ví dụ như đoạn văn miêu tả cảnh thí sinh nhập trường trong truyện “Sóng vũ
môn”(1920): “Các quan vào trường tế một tuần dùng lễ tam sinh. Nửa đêm hôm
30, mưa phùn lầy đường, trời tối như mực, gió thổi lạnh buốt. Xứ Quý ăn cơm xong
sắp sửa các đồ dự bị vào trường, xắn quần vén áo, ngọn đuốc cầm tay; người nhà quảy lều, chiếu, yên, chõng theo sau, hai người lững thững bước ra phố.”[69, tr.76]
Nhưng từ những năm 1929-1930 trở đi, ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã thể hiện rõ ưu thế, sự độc đáo riêng biệt so với văn chương phổ biến cùng thời.
Với quan niệm: “Tôi chú ý nhất là làm cho câu văn giản dị, sáng sủa, dễ hiểu cho lỗ
tai bình thường của người Việt Nam. Nghĩa là làm thế nào đặt câu văn viết như lời
nói chuyện, và phải cố làm thế, dù đó là một khó khăn cho người cầm bút mang cố
tật ăn nói bằng văn chương”.[22] Nguyễn Công Hoan đã tạo ra ngôn ngữ sống động, phong phú, gần với cuộc sống với những câu văn giản dị, sáng sủa, ngắn gọn
Bởi vậy ngay từ năm 1932, Trúc Hà trong bài viết về Nguyễn Công Hoan đã nhận thấy đây là “một ngọn bút mới”, “Không réo rắt như cung đàn, không nhẹ nhàng như một bài thơ”[15, tr.47], nó đối lập với những xu hướng văn chương lãng mạn đương thời đầy cầu kỳ, hoa mĩ. Để có được những trang viết ngắn gọn, dễ hiểu,
những trang viết sinh động, linh hoạt như thế, bản thân nhà văn đã xác định cho
mình một cách viết riêng: “Trong nghề viết văn, cách đặt câu là điều khá quan trọng. Tôi thường cố gắng sao cho câu văn của tôi được gọn gẫy và rõ. Cho nên tôi
thường chỉ đặt những câu ngắn. Phải để một câu quá hai dòng là điều vạn bất đắc
dĩ và là sự khổ tâm của tôi”[22].
Có được thành công này một phần còn do ông chịu ảnh hưởng của văn Pháp
trong những năm học ở trường Sư phạm, một phần do ảnh hưởng của văn Tản Đà,
thơ Tú Xương, văn học dân gian, truyện tiếu lâm và văn báo chí đương
thời....Nguyễn Công Hoan đã tiếp nhận phần lớn những ảnh hưởng tốt, hay, gạn lọc
lấy những phần tinh túy, nhuần nhuyễn vào ngòi bút, tạo thành một phần máu thịt trong câu văn của ông, chứ không phải là sự dập khuôn máy móc, sống sượng, thô
thiển. Vì thế, ông nhanh chóng chinh phục độc giả
Chúng tôi cho rằng, yếu tố nổi trội, bao trùm, có khả năng chi phối các yếu tố mang tính đặc trưng của ngôn ngữ tự sự truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, biến ông
trở thành một phong cách trào phúng riêng biệt, độc đáo chính là ngôn ngữ giản dị,
tự nhiên, mang màu sắc dân gian đúng như tâm niệm của chính ông: “Truyện thế
nào, cứ viết nôm na như thế”.
3.1.2. Ngôn ngữ người kể chuyện
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngôn ngữ trần thuật là “ phần lời văn độc
thoại thể hiện quan điểm tác giả hay người kể chuyện, nó chẳng những có vai trò then chốt trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà
văn, nhằm truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả”[16]
Theo Nguyễn Xuân Nam thì “Ngôn ngữ người kể chuyện là ngôn ngữ của tác
giả hoặc của nhân vật được tác giả dùng để kể lại câu chuyện trong tác phẩm tự
tiếp với ngôn ngữ các nhân vật khác- lời trực tiếp: “Lời gián tiếp là lời văn đảm đương chức năng trần thuật, giới thiệu miêu tả, bình luận của con người và sự kiện,
phân biệt với lời trực tiếp được đặt trong ngoặc kép hoặc sau gạch đầu dòng”.
Như vậy, ngôn ngữ người kể chuyện (ngôn ngữ trần thuật) có khi là lời của tác
giả trong tác phẩm, có khi là lời của người kể chuyện trực tiếp hóa thân vào nhân vật, cũng có khi đứng ngoài câu chuyện nhằm biểu hiện những xúc cảm, thái độ, tư tưởng của người kể chuyện trong phạm vi miêu tả. Ngôn ngữ người kể chuyện
“không chỉ tái hiện cái được kể mà còn tái hiện người kể”, nó “mang dấu ấn về
cách cảm thụ thế giới và cuối cùng là mang tư chất trí tuệ và tình cảm của người kể
chuyện, mang tính cách của anh ta”. Nói đến ngôn ngữ kể chuyện ta thường nói
đến ba thành phần cơ bản: lời kể, lời miêu tả và lời bình luận. Điểm đặc sắc trong
ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan được thể hiện ở
sự tự nhiên, sinh động, trong lời kể và tả, hóm hỉnh thú vị trong lời bình luận. 3.1.2.1.Ngôn ngữ kể và tả tự nhiên, sinh động, mang màu sắc dân gian
Trong hồi ký Đời viết văn của tôi, Nguyễn công Hoan đã từng tâm sự về nghề
dạy học mà ông vẫn nói vui là nghề “godautre”: “Nghề dạy học là nghề gần gũi vì
người ta tin rằng nghề làm thầy không phải là nghề làm hại người. Bao nhiêu phụ huynh đến với tôi là từng ấy người sẵn sàng cho tôi biết đời sống của họ....Thế là
20 năm trong giáo giới, tôi lại được học thêm ở cuốn sách thiên nhiên những điều
rất hay trong những trang rộng lớn và vô tận. Tôi được biết thêm nhiều nhân vật từ cách ăn mặc, cử chỉ đến các sinh hoạt thường và bất thường cho đến cách nghĩ
ngợi và ăn nói[22]”. Như vậy, chính đời sống của ông giáo luôn bị đổi đi nhiều nơi như Hải Dương, Nam Sách, Kinh Môn, Trà Cổ, Lào Cai cùng với những bôn ba cực
nhọc của nghề lại tạo cho ông một vốn sống phong phú cùng với sự hiểu biết sâu
sắc về tâm lý, ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói của nhiều loại người trong xã hội. Vì thế,
ông hiểu và sử dụng linh hoạt từ ngữ, khẩu ngữ...để xây dựng ngôn ngữ nhân vật,
giọng điệu người kể chuyện trong những truyện ngắn của mình.
Ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ mang đậm hơi
hết vẻ đài các, xa vời để trở thành ngôn ngữ tự nhiên, gần gũi. Chúng ta dễ dàng nhận thấy lời kể trong truyện ngắn của ông thật giản dị tự nhiên: “Chẳng phải cái chương trình phá giá các hóa sản vạn quốc của Tố Nga, đây chỉ là chương trình giữ giá của cụ Phán Thị. Cụ Phán Thị phải giữ giá vì cụ vừa làm phán sự đầu tòa, vừa được Thị độc học sĩ vậy...”(Chương trình năm năm) Qua lời kể ở câu văn trên, người đọc nhận thấy người kể chuyện đang thuật lại câu chuyện với giọng
trung hòa, khách quan mà không biểu lộ cảm xúc gì.
Ở một tác phẩm khác, khi kể về tâm trạng của anh ba Cốc, bên cạnh ngôn ngữ tự
nhiên gần gũi như lời ăn tiếng nói hàng ngày, tác giả còn đưa vào nhiều thành ngữ
dân gian thể hiện sinh động nỗi lòng của nhân vật : “Anh ba Cốc từ ngày lấy được
vợ thì đâm lo. Lo ngày, lo đêm. Sao cho chóng trả được món nợ cưới. Không thì rầy
rà to chứ chẳng chơi! Đúng vào những chỗ hóc búa, lắm lúc rát cả mặt!”(Vợ). Lời
kể này giúp người đọc hình dung ra tâm trạng lo lắng của nhân vật và phần nào cảm
thấy sự cảm thông chia sẻ của tác giả với nỗi lo của anh ba Cốc.
Khi đọc truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, chúng ta dễ dàng nhận thấy trong bản thân mỗi câu văn của ông dường như đã mang mâu thuẫn, hài hước đối lập. Mâu thuẫn đó có khi được thể hiện qua giọng điệu mỉa mai: “Bởi cần kiếm
thêm nhiều tiền, nên tôi phải bớt nhiều sự liêm chính” (Tôi tự tử), có khi đó là sự hài hước trong lời kể: “Nàng vì quá nhẹ dạ, nên phải nặng lòng, cái khối lo nó đương nằm co ở trong bụng. Chàng lo vì vô tình định thỏa bụng muốn, bây giờ phải
cố tình đẩy cái không muốn ra”(Oẳn tà roằn), cũng có khi mâu thuẫn cười ra nước
mắt được thể hiện ngay ở nhan đề: Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn...
Cùng với đó, để tạo cho ngôn ngữ có tính hành động, tính kịch, nhà văn thường
ít dùng lời văn miêu tả rườm rà, dài dòng với các danh từ, tính từ mà thường dùng nhiều động từ và nhiều câu văn ngắn: “Nó đứng ở cạnh bàn, run lên bần bật. Nó
liếc nhìn quan. Ngài oai vệ quá. Nó lại sợ hơn nữa. Nhưng dù run hay sợ, nó cũng
không quên được việc vi thiềng quan”(Đồng hào có ma). Câu văn nhiều khi còn
được lược bớt chủ ngữ để phục vụ ý đồ sáng tạo của người kể chuyện: “Anh này hiểu ý, ra hiên đứng nhìn, rồi đến cạnh cụ, cúi xuống nhặt...rồi thu thu vào trong
bọc. Rồi len lén ra ngoài ao. Rồi giơ thẳng cánh tay, ném xuống nước. Tõm!....”
(Cụ chánh Bá mất giày).
Cùng với việc dùng nhiều động từ, câu văn có nhịp ngắn, một trong những đặc điểm của lời văn Nguyễn Công Hoan là việc đưa vào khá nhiều khẩu ngữ khi kể
chuyện. Chúng ta hãy xem lời kể của tác giả ở đoạn đối thoại giữa bác Phô gái và thầy lý trong Tinh thần thể dục:
“- Lạy thầy, nhà con thì chưa cắt cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám
đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà
con đi xem bóng đá vội.
- Ồ, việc nhà quan không phải như chuyện đàn bà của các chị!
….
- Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không
đi thì người ta đá bóng cho chó nó xem à?
- Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả dám kêu. Nhưng thưa
thầy, từ đây lên huyện, những chín cây- lô-mếch, sợ nhà con đi nắng thì cảm, rồi
phải lại thì oan gia”[70, tr.204]
Độc giả tưởng như đang chứng kiến một cuộc đối thoại quen thuộc và nhận ra
ngay ngôn ngữ đặc trưng của từng loại nhân vật: bác Phô gái là người ít học, gia
cảnh cùng đinh nói năng thực thà, vụng về; ông lý đầy quyền uy, hống hách nói năng lỗ mãng, thô thiển.
Có nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng Nguyễn Công Hoan chính là người tiếp
nối xuất sắc nhất mạch truyện tiếu lâm của dân tộc mà sau ông vẫn chưa có người
kế tiếp. Tạo nên được màu sắc dân gian trong tác phẩm của mình một phần bởi chữ
dùng của ông thường giản dị, giàu hình ảnh, cụ thể, hay so sánh ví von làm người đọc dễ có những liên tưởng thú vị.
Trong lời kể, nhà văn cũng thường có những so sánh nho nhỏ mà rất độc đáo,
bất ngờ, thú vị: “Xe thứ bảy, thì một cô xấu nhưng tân thời, mặt phấn má hồng, môi đỏ, rẽ lệch, chiếc áo căng lườn, trông tức anh ách như một bài thơ thất luật” (Đào
tượng: “Mĩ thuật nhất là cái ngực đầy như cái ví của nhà tư bản, chứ không như cái
óc của ông Nghị ngay cả trước ngày họp hội đồng” (Samandji); “Quan ngắm một
lúc, hai con mắt sáng quắc như hai ngọn đèn giời”...(Thật là phúc). Hoặc ông so sánh để mỉa mai, chua chát: “ban đêm trộm cắp như rươi”, “Cứ sáng tinh sương,
lính cỏ đã chia nhau đứng các đường xua người ta như xua vịt”(Cấm chợ);
“....người ta ngờ, người ta canh, người ta giữ, coi nó như một con con chó đói”(Thằng ăn cắp); “Chỉ vì nó chẳng tốt như bà lão cụt, như thằng bé lòa” (Cái
vốn để sinh nhai).
Trong văn học hiện thực phê phán, các nhà văn như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ
Trọng Phụng thường sử dụng biện pháp so sánh với những mục đích riêng, tạo hiệu
quả nghệ thuật cao. Nếu Nam Cao thường dùng những so sánh để diễn tả những suy tư, triết lý, dằn vặt; Ngô Tất Tố dùng so sánh cùng cái thâm thúy của nhà nho trí thức; Vũ Trọng Phụng mang tâm trạng phẫn uất mãnh liệt dồn vào những đả kích
châm biếm quyết liệt thì Nguyễn Công Hoan lại so sánh táo bạo, ác liệt và sự gai
góc bộc lộ mạnh mẽ, trực tiếp trên bề mặt câu chữ. Như vậy, so sánh không chỉ là biện pháp tu từ mà còn là phong cách của mỗi nhà văn.
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là truyện ngắn trào phúng nên thường ngắn
gọn, có tính kịch cao. Tiếng cười thường được bật ra bởi sự mâu thuẫn đối lập giữa
bản chất- hiện tượng. Bởi thế tác phẩm của ông ít có lời miêu tả thiên nhiên. Tuy vậy ở một vài truyện ngắn, khi cần tạo bối cảnh, làm nền cho sự xuất hiện của nhân
vật, nhà văn có đưa vào một số lời miêu tả thiên nhiên. Tuy không nhiều nhưng lời
tả thiên nhiên thường rất độc đáo và mang theo dụng ý nghệ thuật nào đó. Trong truyện ngắn Báo hiếu: Trả nghĩa cha, câu văn tả cảnh mùa đông xuất hiện ngay từ