L ập –Gioòng” có dạng kết cấu đặc biệt đó: Đầu tiên, người kể chuyện ngôi thứ
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
3.2.2.2. Giọng mỉa mai, giễu cợt
Trong truyện ngắn của mình, nhà văn dùng giọng mỉa mai, giễu cợt để bật lên tiếng cười trào phúng.
Ngôn ngữ giễu cợt của Nguyễn Công Hoan thể hiện đậm nét ở đoạn văn sau:
“Hình như trời đã đặt một cái khuôn riêng để đúc nặn các người làm bà lớn. Nên chẳng mấy chốc, bà phủ đã được đúng kiểu mẫu. Chỉ riêng có bộ mặt đã long trọng. Người ta tưởng chiếc bánh dầy đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự, và
ngay đầu quả chuối, nằm dài hai múi cà chua. Rồi khi hai múi cà chua tách ra để
theo nhịp với cặp mắt híp, đưa quan ông vào chốn nát- bàn, thì ai cũng phải thấy
một cái hố sâu thăm thẳm, sâu như bụng dạ đàn bà” (Đàn bà là giống yếu)[69, tr.481]
Hay để mỉa mai quan lại, nhà văn mượn lời nhân vật: “Nếu tao có thể xử đê tiện đểu giả thế, thì bây giờ ít ra tao cũng làm đến tuần phủ rối, chứ lại chịu nghèo xơ
Hoặc như trong truyện Xuất giá tòng phu, nhà văn lại sử dụng giọng điệu mỉa
mai, giễu cợt để lột trần tình trạng đạo đức “lộn ngược” trong xã hội thời Pháp
thuộc. Chiều 30 tết, thông thường mọi người lo sắm sửa làm mâm cơm trang trọng
cúng gia tiên và cả gia đình sum vầy quanh bữa cơm tất niên. Thế mà nhân vật
“ngài” ở trong tác phẩm này thì không chịu để cho vợ làm gì cả: “Không cần! Chả
cúng bây giờ thì tám giờ, chín giờ, mười giờ đêm, lúc nào mợ về hãy hay. Mà chẳng
có thì tôi cứ trầu nước mời các cụ về cũng được, chứ đã làm sao?...” Sau đó ngài
một mực từ dỗ dành đến dọa nạt, chửi rủa, đánh đập để bắt vợ phải đi “tết” “ông ấy”
(chắc là quan trên của ngài). Nhưng điều kỳ lạ “ngược đời” ở chỗ, ngài không ‘tết”
quan trên những thứ đồ lễ bình thường mà chính bằng tấm thân của vợ ngài: “Cái giống đàn bà xưa nay vẫn thế kia! Lúc đến thì đừng có lù lù đằng cổng trước, nghe chưa? Mà khi nào ông ấy cho về mới được về. Tao mà thấy ông ấy tỏ ý không bằng
lòng thì chớ chết!”[69, tr.699] Giọng điệu mỉa mai, chế giễu cùng với việc sắp xếp
các tình tiết, diễn biến của câu truyện rất hợp lý đã tạo ra giá trị tố cáo đặc sắc.
Như vậy, mỉa mai, giễu cợt là phương thức biểu hiện cái hài trong văn học
trào phúng giống như nhà văn đã quan niệm: “Khi tôi viết, tôi cố ý đặt những câu
bình thường, tự nhiên, giản dị, như tôi vẫn quen nói với bạn tôi, cho giọng nói đúng
là của tôi, hay pha trò, hay ỡm ờ, hay chế giễu, hay chua chát” [22]