Di chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (Trang 66 - 67)

V ới những quan niệm văn chương đúng đắn, tiến bộc ùng ý thức trách nhiệm

Nguy ễn Công Hoan

2.2.2. Di chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt

Bên cạnh những truyện ngắn sử dụng chủ yếu một điểm nhìn trần thuật, các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan có những đổi mới về cách thức tổ chức điểm

nhìn trần thuật, đó là sự phối hợp hài hòa, đan xen nhiều điểm nhìn và di chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt. Đây là cách thức nhà văn kết hợp nhiều điểm nhìn và

thay đổi linh hoạt các điểm nhìn để tạo ra điểm nhìn thích hợp

Dịch chuyển điểm nhìn là điểm nhìn không ở một vị trí bất biến, cố định mà có sự thay đổi, chuyển dịch. Có nhiều cách để dịch chuyển điểm nhìn như: dịch chuyển điểm nhìn theo không gian, thời gian; Dịch chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện

sang nhân vật kể chuyện, từ nhân vật này sang nhân vật khác. Tác giả để cho các điểm nhìn đối thoại với nhau, soi chiếu nhân vật từ nhiều góc độ, từ đó khắc họa

toàn vẹn chân dung, tính cách, số phận nhân vật và khái quát thành vấn đề nhân sinh

có tính phổ quát. Việc kết hợp nhiều điểm nhìn xoay quanh hệ thống nhân vật sẽ tạo ra trường nhìn bao quanh nhân vật và các sự kiện biến cố. Nguyễn Công Hoan đã tổ

chức nên những trường nhìn có khi là sự hòa điệu, bổ sung, có khi là đối lập, xung

khắc, từ đó tạo nên sự đối thoại dân chủ giữa các nhân vật, giữa nhân vật và người đọc, giữa tác giả và người đọc, tác giả và nhân vật....Đặc biệt điểm nhìn tác giả

trong mối quan hệ với tất cả các điểm nhìn khác không phải là lời phán quyết cuối

cùng. Việc kết hợp nhiều điểm nhìn của tác giả, của nhân vật trong tác phẩm tạo

nên bức tranh nhiều bình diện, đan xen vào nhau, vừa phân biệt lại vừa bổ sung cho

nhau.

Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, điểm nhìn trần thuật không phải cố định

mà có sự thay đổi. Nhà văn đã di chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt, chủ yếu là chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác, từ điểm nhìn bên ngoài vào

khi luân chuyển nhịp nhàng tạo nên mạch trần thuật đa dạng, phong phú, có chiều

sâu, góp phần thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả.

Ông chủ báo chẳng bằng lòng có thể tiêu biểu cho sự luân phiên điểm nhìn trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Truyện được bắt đầu với điểm nhìn hàm ẩn,

kể lại một cách khách quan những hành động của nhân vật từ cái nhìn bên ngoài: “Hễ bao giờ ông chủ nhiệm tờ Đời Mới đến tòa báo mà ngậm cái tẩu thuốc lá chệch

sang một bên hàm, và hay khịt mũi, thì như hôm ấy, ông có việc gì chẳng bằng

lòng”[69, tr.215]. Sau đó điểm nhìn của người kể chuyện hàm ẩn này được chuyển sang điểm nhìn của nhân vật xưng “tôi”: “muốn các độc giả hiểu rõ câu chuyện này, tôi xin lấy một việc mới xẩy ra ở Hà Thành trong ít lâu nay làm thí dụ.” Và điểm

nhìn từ bên trong mang tính chủ quan của nhân vật lại được chuyển sang điểm nhìn

bên ngoài để kể nốt câu chuyện, để làm rõ hơn lý do vì sao ông chủ báo chẳng bằng

lòng. Điểm nhìn bên ngoài có lúc lại chuyển vào điểm nhìn bên trong của các nhân

vật như ông chủ bút hay ông phóng viên. Qua đó độc giả hiểu vì sao ông chủ báo

chẳng bằng lòng. Thì ra ông muốn nuôi những tin giật gân để câu khách, để moi

tiền của người đọc. Trong khi đó ông phóng viên lại suy nghĩ đơn thuần và giản dị

là cần thông tin nhanh chóng: “Thưa ông, tôi tưởng báo hàng ngày ăn thua nhau ở

tin tức nhanh chóng. Hẳn chỉ có một mình tôi biết tin ấy, chứ các báo khác có

phóng viên ở Lào Cai đâu?”[69, tr.228]. Việc di chuyển linh hoạt các điểm nhìn tạo

ra sức thuyết phục cho tác phẩm tự sự vì đã kết hợp được cả tính chủ quan lẫn

khách quan trong cùng một câu chuyện.

Một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan còn có sự dịch chuyển điểm nhìn trên hai hay nhiều người kể chuyện xưng “tôi”, “ta”. Những cái tôi này không phải

là sự phân thân của một cái tôi nào đó. Mỗi cái tôi được miêu tả như một ý thức.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)