V ới những quan niệm văn chương đúng đắn, tiến bộc ùng ý thức trách nhiệm
Nguy ễn Công Hoan
2.1.2.1 Dạng trần thuật từ ngôi thứ nhất với vai trò “người dẫn chuyện”
Thực chất đây vẫn là kiểu trần thuật ngôi thứ ba mà người kể chuyện được
“nhân vật hóa” để thực hiện vai trò dẫn chuyện. Trong kiểu trần thuật này, tác giả
phải thiết kế một khung cốt truyện để tạo lập mối quan hệ giữa đối tượng trần thuật và người kể chuyện. Trong những truyện ngắn này, “tôi” vừa là nhân vật phụ, vừa là người kể chuyện, đã chứng kiến trung thực, khách quan mọi chi tiết, sự kiện diễn
ra. Chẳng hạn, khi tôi đóng vai thám tử chứng kiến cảnh khốn nạn của hai vợ chồng
tìm từng hột vàng trong thùng phân (Gói đồ nữ trang); khi tôi thấy cảnh bi hài của
bạn (Bố anh ấy chết); hay khi tôi hiểu ra sự thay đổi nhanh chóng của con người do
sự tác động của hoàn cảnh (Người vợ lẽ bạn tôi).
Tất nhiên, khi đặt điểm nhìn ở cái “tôi dẫn chuyện”, câu chuyện vẫn ít nhiều
mang sắc thái chủ quan của người kể khi xen lời kể, tả, bình luận vào diễn biến và mọi hành động truyện cuối cùng vẫn là được lý giải, soi sáng từ điểm nhìn này. Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, đây cũng là một người kể chuyện rất dí
dỏm trong cách nhìn nhận về câu chuyện kể.
Ví dụ, để kết luận về sự thay đổi của con người, người kể chuyện xưng “tôi”
bình luận trong Người vợ lẽ bạn tôi:
“ Tôi biết Quý không khi nào có thể đi chơi với tôi. Vì cả đến cái tự do của anh
cũng bị cô vợ lẽ chiếm nốt. Hẳn từ nay, tự nhiên hoàn toàn anh bị tước quyền làm chủ nhân ông.
Thì ra ở đời, mỗi khi nước nọ xâm chiếm nước kia, cuộc chinh phục về mặt
kinh tế, về mặt chính trị, cũng đi dần dần từng bước nguy hiểm như vậy. Tôi đã thấy bao nhiêu ca thế rồi”.[70, tr.431]
Như vậy, thực chất dù “tôi” không phải là nhân vật chính nhưng điểm nhìn của
mình, hoặc không trực tiếp can dự vào câu chuyện thì cũng không thể nói rằng câu
chuyện được kể không có chút liên quan gì đến tôi. Bởi lẽ, khi một câu chuyện được kể ra có nghĩa là nó không tách rời ý thức của người kể. Đứng ở vị trí người
kể chuyện là nhân vật phụ, cái tôi không bị các nhân vật khác nhìn, chỉ có các nhân
vật khác bị nhìn theo quan điểm của “tôi” .
Hay như trong truyện ngắn Mánh khóe, nhân vật “tôi” xuất hiện rất phụ, nhưng
khá dí dỏm khi giới thiệu kinh nghiệm để quảng cáo sách: “Quyển sách nào xuất
bản, mà được mạnh sự phê bình, thì tất nhiên bán chạy. Đó là kinh nghiệm. Bởi
vậy, một tác phẩm nào nhấp nhổm ra đời, thì người thân sinh ra nó phải cần nhiều
sự có: có tiền, có hàng sách quen, có những tay phê bình người nhà. Đó là mánh
khóe. Nếu được ba thứ này hợp lệ, thì những bài phê bình xúm nhau lại mà bôi phấn, xoa nước hoa và cõng tác phẩm ấy, tất thế nào cuốn sách cũng chạy và thành có giá trị thơm tho”[69, tr.661]. Sau đó “tôi” kể về việc “được hân hạnh bạn với
nhà...Lê Văn Tầm và nhà phê bình rất quen tên, Việt Sỹ” để rồi trở thành cầu nối để Lê Văn Tầm gặp Việt Sỹ vì anh Tầm mới xuất bản cuốn tiểu thuyết Mịt mù đang
muốn nghe ý kiến của nhà phê bình. Tình huống hài hước xảy ra khi họ gặp nhau,
nhà phê bình Việt Sỹ giận dữ hết lời sỉ vả cuốn tiểu thuyết Mịt mù, xé làm tư, vất
xuống đất mà không biết chính tác giả cuốn sách đó vừa mời ông ta ăn cơm, uống rượu và đang ngồi trước mặt mình với vẻ mặt tái xanh, gần như mếu. Tác giả để cho
nhân vật “tôi” hết khoèo chân đến hất cẳng, để nhắc bạn ngừng lời mà không được,
sau phải đánh trống lảng, làm vẻ ngẩn ngơ, cố hỏi chen vào phố Tiền Quân Thành ở đâu, rồi phàn nàn những là “nhiều tên phố, khó nhớ’. Kết thúc truyện là tâm trạng
thất vọng, chán nản, chua chát của nhà tiểu thuyết: “Lúc ấy Lê Văn Tầm run run.
Anh nhìn tôi bằng đôi mắt nằn nì, rồi cố lấy gân sức, để lộ một nụ cười khó đăm đăm. Anh lắc đầu, thở dài, đáp bằng giọng như mếu:
- Vâng, tôi cũng không nhớ hết tên phố...”[69,tr671]
Nhờ cách trần thuật này, tác phẩm đã gây dựng được niềm tin, sự thuyết phục
chuyện, tham gia câu chuyện. Như vậy, quan niệm về hình thức trình bày truyện của nhà văn thật quan trọng để tạo ra hiệu quả trần thuật tối đa.
Trong truyện ngắn Thằng Quýt I, người kể chuyện là một nhân vật phụ đồng
thờilà người dẫn chuyện bởi “anh ta” được chứng kiến toàn bộ câu chuyện và một
phần nào đấy tham gia vào nó.
Câu chuyện được bắt đầu bằng lời bình luận của chính cái tôi về mối quan hệ
của đứa ở, đầy tớ với các ông chủ, bà chủ. Kết thúc lời bình luận mở đầu, cái tôi dẫn
chuyện xin phép trình bày lý do:
“Sở dĩ tôi phải thay mặt các chủ lên tiếng than phiền sự ác nghiệt của bọn đầy
tớ, là vì hôm hai mươi tám Tết năm ngoái, tôi được chứng kiến một ông chủ bị đầy
tớ đòi tiền công.
Ông Dự, chủ nhà trọ tôi, làm việc Nhà nước, lương mỗi tháng được hơn bẩy
chục.
...Ông nuôi một thằng đầy tớ rất nhanh nhảu, khỏe mạnh. Nó bảo từ bé, nó vẫn
tên là thằng Quýt.
...Nhà không có đàn bà thì đầy tớ là nội trợ. Thằng Quýt không những phải gánh nước, thổi cơm, dọn dẹp cửa nhà cho tươm tất, nó còn phải vá quần áo rách, đưa thư vay tiền, kỳ lưng và bẻ bão cho chủ nữa. Làm từng ấy công việc, thằng
Quýt mỗi tháng được đồng hai bạc công...”[70, tr.9]
Mọi việc trở nên không bình thường khi cuối năm, thằng Quýt xin lấy tiền công
về nhà ăn Tết và để ra giêng cưới vợ mà ông Dự thì chưa có tiền để trả. Ông vay tạm của chính người kể chuyện “tôi” với lời hứa sẽ trả đủ vào sáng hôm sau. Đêm đó, nhân vật “tôi” vô tình chứng kiến một màn kịch đặc sắc: Ông Dự lấy trộm món
tiền công của thằng Quýt mà ông vừa vay :
“Tự nhiên, tôi thấy ông Dự lay vai tôi. Tôi quay lại. Ông lấy tay bịt ngay miệng
tôi, và giúi vào tay tôi tập giấy mềm mềm.
Tôi toan nhỏm dậy, thì ông kéo nằm xuống, ghé tai nói thầm:
Vụt hiểu cả ý tứ và mưu mô ông Dự, tôi giật mình toan rú lên. Nhưng thình lình, tôi bị cái đấm vào cạnh sườn đau đánh nhói’’.[70, tr.18]
Vậy thì không biết những đứa ở ác nghiệt với ông chủ bà chủ hay những ông
chủ lại nhẫn tâm, độc ác cướp không số tiền công cả năm trời của kẻ đầy tớ. Rõ ràng ở những truyện như thế này, hình thức trần thuật của cái tôi với vai trò người
dẫn chuyện là hoàn toàn hợp lý và rất có hiệu quả. Việc tham gia vào câu chuyện
với vai trò nhân vật phụ đã giúp cho câu chuyện kể ra chân thực, sinh động, thuyết
phục người đọc bởi người kể chuyện đã chứng kiến trung thực, khách quan mọi sự
việc. Mặt khác hình thức người trần thuật từ cái tôi dẫn chuyện này còn mang đến cho người đọc sự bất ngờ, hấp dẫn bởi lúc đầu người kể chuyện tỏ ra đồng tình, thông cảm với nhân vật ông chủ (ông Dự) để đến cuối truyện thì xoay ngược lại thành mỉa mai, chỉ trích.
Theo nhà văn “...viết truyện là đánh vào tình cảm của người đọc”[64, tr.356] nên cái tài của nhà văn là để “tôi’ giả vờ (mà độc giả có thể cũng biết là giả vờ) nhưng cứ bị cuốn hút theo dòng chảy của những biến cố. Ở đây là giả vờ chứ không
phải nói dối vì nói dối là không thật, là đánh lừa còn giả vờ là vừa giả, vừa thật. Giả
vờ, trước hết phải như thật nhưng phải hé cho người đọc thấy điều giả vờ này không phải là thật. Như vậy mới tạo được sức hấp dẫn của cái thật mà giả, giả mà thật, mới
lôi cuốn, thu hút được sự chú ý của độc giả.
Ví dụ ngay ở phần mở đầu truyện Cái lò gạch bí mật, người kể đã “vô phép”
độc giả nếu “trong khi kể chuyện có điều gì sơ suất xin được bỏ quá đi cho”. Nghĩa
là chuyện sắp kể chưa chắc đã thật, mà nếu có thật chưa chắc đã tin được. Thế nhưng chính điều này lại buộc độc giả phải đọc tiếp để xác định thực hư thế nào nhằm thỏa mãn sự tò mò.
Hoặc ở truyện Lại chuyện con mèo, “tôi” lôi cuốn người đọc từ bất ngờ này
đến bất ngờ khác qua các câu hỏi rồi tự trả lời: “Đi nhà thương ?....hay thằng
Jean...?”. Nhưng “Nó vẫn hồng hào, ngoan ngoãn....”, “Đẻ? Ai đẻ? Hay bà chủ?
Không có lý. Bà ấy mới có mang được bốn tháng....Hay là đẻ non?”. Những câu hỏi
Jean sắp đi? Chủ tôi sắp đi? Đi đâu? Không có lẽ ông lại đi nhà thương để đẻ?” Rõ ràng là nhân vật “tôi” chẳng liên quan gì đến câu chuyện nhưng anh ta lại chứng
kiến toàn bộ sự việc và chính sự ngây ngô, dớ dẩn của “tôi” lại tạo ra sự hấp dẫn, lôi
cuốn người đọc. Chắc hẳn độc giả thừa hiểu “tôi” này giả vờ, vì làm gì có chuyện
“có mang bốn tháng” mà ‘đẻ non”, lại càng không có chuyện “ông chủ lại đi nhà
thương để đẻ” nhưng họ vẫn bị cuốn theo sự ngớ ngẩn của người kể chuyện để rồi
cuối cùng “tôi” mới bật mở nguyên nhân quá đỗi bình thường: con mèo Mini của
ông chủ sắp đẻ.
Như vậy, thông qua nhân vật người kể chuyện, tác giả đã bày tỏ những nhận xét, bộc lộ cảm xúc của mình với nhân vật: khi là khinh bỉ (Thằng Quýt I), khi là
thương xót (Người vợ lẽ bạn tôi), khi là mỉa mai (Mánh khóe)...Nhờ đó nhà văn đã thể hiện linh hoạt những tình huống bi hài lẫn lộn và đằng sau tiếng cười thường
là những giọt nước mắt, đúng như ý kiến của Bielinxki: “Kết hợp giữa cái bi và cái hài là biết thể hiện cuộc sống theo bản chất của nó”
Nhìn chung, với kiểu trần thuật từ ngôi thứ nhất với vai trò người kể chuyện, tác
giả đã thể hiện được tư tưởng, tình cảm của mình một cách tự nhiên hơn trong
những tác phẩm khác nhau. Đó là những tư tưởng, tình cảm quan niệm của cá nhân cùng thái độ đánh giá chung của cả cộng đồng tạo nên phong cách trần thuật in đậm
dấu ấn tinh thần của nhà văn- chủ thể trần thuật đích thực. Đây cũng là những đóng
góp quý báu của Nguyễn Công Hoan cho văn học hiện thực phê phán.
2.1.2.2.Dạng trần thuật từ ngôi thứ nhất với những nhân vật hướng nội
Trong hình thức trần thuật này, chủ thể trần thuật được “nhân vật hóa” làm
người kể chuyện của chính mình với ý thức hướng nội, tự vấn hoặc chiêm nghiệm.
Cách kể này phá vỡ khoảng cách người trần thuật với câu chuyện được kể, làm tăng
tin cậy của câu chuyện được kể lại. Do đó, hình tượng tác giả trong những tác phẩm này khá đa dạng và phong phú. Nhân vật “tôi” có khi in đậm dấu ấn của chính tác
giả với những trạng thái tâm hồn, cảm xúc hoặc cuộc đời, số phận; cũng có khi nhân
vật chỉ là một khách thể độc lập được tác giả quan sát và thể hiện ở ngôi thứ nhất để tăng sức thuyết phục bởi màu sắc chủ quan của nhân vật. Khác với điểm nhìn trần
thuật ở ngôi thứ ba hướng tới sự kiện, tâm trạng của một khách thể bên ngoài, ở
kiểu trần thuật này, điểm nhìn hướng vào những diễn biến tâm lý bên trong của cái
“tôi”chủ thể đóng vai trò người kể chuyện. Bởi vậy với hình thức trần thuật này, nhân vật hiện lên là những con người có đời sống nội tâm với quá trình diễn biến
tâm lý tinh tế, phức tạp.
Trong những câu chuyện này, mỗi nhân vật “tôi” lại sống một cuộc đời riêng làm cho mỗi câu chuyện được kể một cách linh hoạt bằng nhiều giọng điệu, nhiều
tâm trạng, cảnh ngộ và tình huống khác nhau. Đó có thể là những trải nghiệm “hú
vía’’ về tình yêu hồi “tôi’ mười chín tuổi trong Nhân tình tôi: “Tôi” là Trần văn Căn, con cụ lớn Tuần, giả ký tên Minh Châu nữ sĩ để được nói chuyện với Kim Chi
nữ sĩ trên mục văn nữ giới, nhằm lợi dụng cơ hội đạt mục đích riêng. Sau khi viết
những bức thư qua lại đầy tình tứ “tôi’ mới nhận ra Kim Chi nữ sĩ cũng cùng một
giới với “Minh Châu nữ sĩ” mà thôi. Đó cũng có thể là cảm nhận thực tế của “tôi”
về sự tàn khốc của chiến tranh, không chỉ là trên chiến trường, đối diện với kẻ thù
trong bom đạn, mà ngay cả sau trận chiến, những thương binh không còn khả năng
chiến đấu vẫn phải đối diện với cái chết được ban tặng bởi chính viên tướng của
mình trong truyện ngắn Chiến tranh. Sự có mặt của “tôi” làm tăng thêm giá trị tố
cáo vì chính “tôi” cầm súng, chính “tôi” bị thương, chính “tôi” nhìn thấy viên đại úy gí súng vào thái dương của Hitsto, chính “tôi” còn sống kể lại câu chuyện. Thế thì ai còn bắt bẻ vào đâu được.
Xưa nay thường thì khi mình khen mình, người đời khó tin. Mình chê mình,
người đời thường là tin, vì ở đời mấy ai “vạch áo cho người xem lưng”. Bởi thế
trong Tôi tự tử, “Tôi” tự kể chuyện của mình về “ngày ấy”, thời “tôi” làm quan: “Tính tôi thích chơi bời” và “Bởi cần kiếm thêm nhiều tiền, nên tôi phải bớt nhiều
sự liêm chính”. Thế nên “tôi” vô trách nhiệm để đê vỡ “nào những nhà trôi, người
chết, nào những của cải tan tành.” “Tôi” trốn tránh trách nhiệm bằng cách giả vờ tự
tử. Kết quả thật không ngờ “Nhờ việc tự tử tôi thoát nạn và sự gian dối ấy có lợi
Nếu như không có “tôi” trong truyện mà thay vào đó là một nhân vật mang ngôi
thứ ba, chắc hẳn độc giả sẽ nghi ngờ tính xác thực của câu chuyện. Cũng sẽ có người cho rằng, chắc tác giả thù hằn một tên quan đểu giả nào đó nên dựng lên để tố
cáo. Chính sự xuất hiện của cái “tôi” kể chuyện đã phá tan sự nghi ngờ này. Độc giả
sẽ càng tin hơn khi cuối truyện, chính “tôi” bổ sung kinh nghiệm sau lần tự tử đó:
“Bây giờ, đến tuổi về hưu, tôi nhớ lại việc cũ, cho là có nói thật cũng không hại gì
cho bước đường công danh của tôi”.
Ở một số truyện khác, khi “tôi” vừa là một người tự kể chuyện, vừa là một nhân
vật trải nghiệm trong câu chuyện thì nhân vật “tôi” thường đóng vai một người ngốc
nghếch, dại dột. Câu chuyện do đó thường mang ý nghĩa châm biếm, phê phán và tiếng cười mang sắc thái tinh quái.
Ví dụ trong Quan tham nửa giờ, cái “tôi” dại dột kể lại câu chuyện khi “tôi” mười tám tuổi, với vẻ ngoài đạo mạo, nghiêm trang, lịch sự đã xin đi nhờ xe ô tô và vì sĩ diện, được tâng bốc làm quan tham nửa giờ mà “tôi” phải chịu thiệt mất hẳn
“một đồng bạc” cho anh lái xe.
Với dạng trần thuật ở ngôi thứ nhất với những nhân vật hướng nội, mỗi truyện được kể rất linh hoạt bởi nhân vật “tôi’ có thể tự do dẫn dắt người đọc đến câu
chuyện của mình bất kể nó ở thời điểm nào (hiện tại hay quá khứ) và có thể thoải
mái chia sẻ mọi suy nghĩ, trải nghiệm của mình với họ. Bởi vậy, một mặt, nó là cái tôi “khách quan’, mặt khác cũng là cái tôi “chủ quan”, cái tôi “nội tâm”, cái tôi “tâm
lý’.
Trong một truyện ngắn khác là Thằng ăn cướp diễn biến sự việc lại được tạo
nên từ những lời trò chuyện giữa nhân vật chính xưng “Tôi” với một người khác
“anh” , “tôi’ trình bày với người đối thoại tất cả những tâm tư, suy nghĩ của mình về
nghề ăn cướp, về cuộc đời: “Anh muốn biết vì lẽ gì tôi bỏ nghề đi ăn cướp ấy à?