Trần thuật từ ngôi thứ ba

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (Trang 38 - 45)

V ới những quan niệm văn chương đúng đắn, tiến bộc ùng ý thức trách nhiệm

2.1.1Trần thuật từ ngôi thứ ba

Nguy ễn Công Hoan

2.1.1Trần thuật từ ngôi thứ ba

Đây là hình thức trần thuật đặc biệt phổ biến trong văn học, xuất hiện từ những

sử thi cổ đại cho tới những sáng tác văn học hiện đại ngày nay. Ở hình thức trần

thuật này, câu chuyện đời sống được tái hiện tự nhiên qua lời kể của nhân vật kể

chuyện “vô hình” nhưng “biết hết” mọi người, mọi việc và giữ vai trò thống soái

trong miêu tả, kể chuyện, dẫn chuyện. Người kể chuyện giấu mặt này biết mọi thứ

cần biết về nhân vật, sự kiện và không bị giới hạn nào về thời gian, không gian, có thể hoàn toàn tự do di chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác. Dường như anh

ta bao quát hết mọi diễn biến của câu chuyện đã xảy ra và thuật lại với chúng ta.

Tác giả Diệp Tú Sơn trong Mỹ học tiểu thuyết đã nói: “Tác giả có quyền xuất

hiện ở mọi nơi, hiểu biết về tất cả, có thể phơi bày ra toàn bộ các khía cạnh của các

sự việc và các nhân vật, cảm giác lập thể rất phong phú. Tác giả ngự trị bên trên toàn bộ thế giới tiểu thuyết, từ trên cao nhìn xuống để quan sát điều chỉnh tất cả.

Bằng cặp mắt tinh tường của mình, tác giả quan sát từ đầu đến cuối câu chuyện,

quan sát nguyên nhân, kết quả, quan sát lời nói, cử chỉ, thế giới nội tâm của nhân

vật. Tác giả tìm hiểu tất cả những gì về nhân vật, kể cả những điều mà chính bản

thân nhân vật cũng không hay biết hoặc không ý thức được”[49, tr.34]. Với hình thức trần thuật này, câu chuyện được kể dưới nhiều góc nhìn, nhiều quan điểm và cách lý giải đánh giá khác nhau nhằm tạo nên tính chân thực, khách quan, lôi cuốn người đọc.

Trong bài “Từ việc thật đến truyện đặt” (sách Nguyễn Công Hoan với nghề văn), tác giả đã nêu rõ quan điểm của mình khi lựa chọn hình thức kể chuyện:

“...Nhưng trình bày truyện không có nhiều hình thức như ở hát chèo, ở thơ ca.

Ngoài hình thức kể chuyện mà tác giả làm như người ngoài truyện, còn một hình thức nữa là tác giả làm như chính mình là người trong truyện. Tác giả vờ đóng vai

chủ động để kể chuyện mình, xưng với độc giả là tôi...Theo tôi nhận xét, khi một

truyện diễn ra từ đầu đến cuối bằng nhiều cảnh, nhiều việc, thì tác giả nên đóng vai người ngoài đã nhìn thấy những cảnh, những việc ấy, mà kể lại cho độc giả nghe.

chuyện được coi là hình thức rất thông thường”[39, tr38.]. Như vậy, nếu truyện có

nhiều sự việc khác nhau, nhiều cảnh khác nhau thì nhà văn thường dùng điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ ba nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước 1945, chúng tôi nhận thấy nhà

văn đã tổ chức điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ ba trong truyện ngắn của mình với

hai dạng cụ thể: Trần thuật từ ngôi thứ ba có khoảng cách và trần thuật từ ngôi thứ

ba với sự hòa nhập song trùng chủ thể.

2.1.1.1.Trần thuật từ ngôi thứ ba có khoảng cách.

Đây là dạng truyện xuất hiện nhiều nhất trong các truyện trần thuật theo ngôi thứ

ba. Trong tác phẩm, nhân vật được trần thuật ở ngôi thứ ba đằng sau họ là tác giả

(người kể chuyện). Giữa người kể chuyện và nhân vật luôn có một khoảng cách để

câu chuyện mang tính khách quan. F. Shelling đã nói: “Bằng điểm nhìn của lối kể, người kể chuyện thường xuyên tách mình ra khỏi sự đồng cảm lớn đối với nhân vật,

và chỉ hướng sự chú ý của người nghe vào những kết quả thuần túy”. G.Gennette gọi đây là trường hợp “người kể chuyện lớn hơn nhân vật”, còn Pospelov lại gọi là “người trần thuật không nhân vật hóa mà đằng sau là tác giả”. Đặc điểm của hình thức trần thuật này là người kể chuyện có khả năng am hiểu hoàn toàn về nhân vật được kể, cả hành động, lời nói bên ngoài lẫn nhưng suy nghĩ, cảm xúc nội tâm thầm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kín bên trong. Và trong đó, người kể chuyện luôn giữ một “khoảng cách an toàn”

giữa mình với nhân vật trong cái nhìn “biết hết”, phần lớn thường đứng cao hơn

nhân vật khi kể lại câu chuyện, những sự việc mà mình từng thấy. Trong tác phẩm, người kể chuyện này cũng biết nhiều hơn và nói nhiều hơn bất cứ nhân vật nào trong tác phẩm.

Việc trần thuật từ ngôi thứ ba có khoảng cách trong truyện ngắn của Nguyễn

Công Hoan lại có hai trường hợp: có trường hợp truyện dùng toàn ngôi thứ ba hoặc

có tên cụ thể ( Phong, Sinh, Nghĩa, Nguyệt....) hoặc không có tên cụ thể (ông, bác,

ngài, anh, chị, cô, chú,...). Số lượng các truyện này rất nhiều, tiêu biểu như Người

roằn, Hai thằng khốn nạn, Thật là phúc....Đây là cách thức hữu hiệu để tác giả phơi bày toàn bộ thế giới câu chuyện.

Báo hiếu: trả nghĩa cha được mở đầu bằng câu văn có nhịp rất ngắn: “Mưa

phùn. Gió bấc. Rét buốt đến tận xương” để rồi sau đó với ngòi bút khách quan

người kể chuyện từ ngôi thứ ba đã mô tả một đám giỗ linh đình, khách dự tiệc toàn những ông nọ bà kia, giàu có, sang trọng, danh giá mà “ông chủ” thì muốn tỏ ra “

chẳng phải hạng uống nước quên nguồn- bởi đạo làm con phải báo hiếu cho cha

mẹ, để khỏi phụ công sinh thành dưỡng dục”. “Cho nên ai đến, ông cũng chắp tay

vái chào cung kính, rồi mời mọc ân cần, quí quí hóa hóa, ăn nói rõ ra một nhà nền

nếp, gia giáo”. Còn “bà chủ” nhân lúc khách nhờ “vô phép cụ cố bà” thì vội thanh

minh, cảm tạ hết lời...

“ Cái lễ phép tắc trách đã làm xong, chủ khách ăn uống rất êm đềm vui vẻ.

Vui vẻ, êm đềm thực! Sung sướng thay! Củi lò sưởi nổ đôm đốp, át cả tiếng giọt mưa phùn. Chuyện nói to làm lấp cả tiếng gió bấc thổi. Hơi rượu nồng nàn, ai nghĩ đến rét buốt thấu xương.”[69, tr.299]

Và rồi vẫn giữ giọng văn bình thản khách quan, người kể chuyện lại giới thiệu

cảnh “Mưa phùn. Gió bấc. Rét buốt thấu xương”, có một bà cụ già bỡ ngỡ dòm vào cửa nhà đang ăn uống kia. Nhưng bà cụ bị ngay ông chủ mắng nhiếc, vứt cho hai hào, rồi gọi thằng bếp đuổi ra ngay, lại cho lệnh cấm các xe ở phố không được kéo

“cụ” để phạt bà cụ phải đi bộ cho mà chừa. Vậy người đàn bà ấy là ai? “ Bà ấy là một người đàn bà góa. Đã ngoại ba mươi năm nay, có một đêm, bà ấy trót dại chiều

chồng, mà tình cờ đẻ ra được một đứa con trai. Sinh được ít lâu, trời bắt tội bà ấy

góa bụa. Nhà nghèo, làm ăn vất vả, kiếm chẳng đủ ăn, nhưng bà ấy chẳng nhẫn tâm để bó đứa bé ngây thơ trả nhà chồng để đi bước nữa mà vui thú với cái tuổi xuân hơ hớ”.

Với tư cách là người biết hết, tác giả giúp người đọc khám phá ra bản chất của

vấn đề: “Qua mấy năm khó nhọc, khi sài, khi đẹn, suýt chết mấy lần, thì đứa bé đến

tuổi đi học. Rồi vì nghèo khó quá, nó phải ra tỉnh kiếm ăn theo anh em. Nhờ được

một ít vốn, rồi lấy được ở đâu một con vợ giầu. Từ đó, thằng ấy ngày một khá, buôn

bán phát tài. Nay nó giầu đến hàng mươi vạn. Thằng con ấy tức là ông chủ hiệu xe cao su kiêm chủ hãng ô tô “Con cọp” vậy.[69, tr.403]

Thì ra người mẹ khốn khổ ấy bị chính đứa con bất hiếu của mình đẩy ra đường

rồi “vấp một cái, ngã xoài ngay ra rãnh cống. Quần áo mặt mũi lấm bê bết”. Kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thúc truyện là hình ảnh: “Mưa để khóc, gió để rên. Rét để cắt đứt ruột mẹ con người

mà họ đang khen là hiếu tử” làm cho độc giả phải suy nghĩ về nhân tình thế thái... Qua lời trần thuật từ ngôi thứ ba có khoảng cách, câu chuyện diễn ra như một

tấn đại hài kịch. Dường như nó rất đúng với định nghĩa của Tsecnusepxki: “Sự

trống rỗng và vô nghĩa ở bên trong được che đậy bằng một vẻ bề ngoài huênh hoang tự cho rằng nó có nội dung và ý nghĩa thực sự”[64].

Ở một truyện ngắn khác là Hai thằng khốn nạn, người trần thuật lại kể về hai

nhân vật là Bác Lan và ông nghị Trinh: một người cha buộc phải bán con để hai cha

con khỏi chết đói, một ông nghị Trinh giàu có hiếm hoi muốn mua một đứa con

nuôi. Tình huống ấy tưởng như rất bình thường và có thể dễ dàng được giải quyết nhưng nghịch cảnh trớ trêu dần dần hiện ra qua điểm nhìn khách quan của tác giả-

người kể chuyện.

Mở đầu truyện là lời giới thiệu hoàn cảnh của tác giả: “Năm 1926, nước to, đê vỡ tứ tung, nhân dân bêu rếch, khổ sở. Nhất là khi nước đã ra rồi, trông cảnh tượng

mới lại càng đáng ngậm ngùi hơn nữa”. Tiếp đó là cảnh ngộ nhân vật: “Bởi thế, bác

Lan luôn mấy tháng, nào nhà đổ, nào trâu chết, nào đất bán, nào ruộng cầm. Gia

tài tuy chẳng được là bao, nhưng đến cái cảnh tai bay vạ gió mà sạch sành sanh, thì dẫu ông vua đời xưa mất nước, hay thằng bé bây giờ mất tiền, cái tâm lý cũng đau đớn cũng ngang nhau vậy. Không những thế, vợ bác lại mới chết về bệnh dịch, để

cho bác một đứa con trai mới biết ngồi. Cái cảnh gà sống không còn mồi mà nuôi con mới đáng đau lòng. Bác Lan thực là một thằng khốn nạn vậy”.[69, tr.143] Thế rồi người kể chuyện phát huy lợi thế biết hết của mình để diễn tả những sợ

hãi, lo lắng của người nông dân khốn khổ ấy: “Đi mãi mấy làng, bác mới đến nhà ông nghị Trinh. Trời đã sẩm tối. Đứng ở cổng, trông vào trong nhà, bác thấy gạch

tây đánh bóng lộn, sập gụ tủ chè, gương đứng, giường tây, thật có vẻ đỉnh chung sung sướng”. Kể cả những suy nghĩ thầm kín, những ước muốn, toan tính của nhân

vật người kể chuyện ở ngôi thứ ba cũng biết hết “Bác Lan, vì cái đói cái khát nó

cấp bách quá, nên tưởng tượng ngay độ dăm phút nữa thì bụng sẽ được no đầy....bác Lan tuy trong bụng lép kẹp, nhưng thấy như được no một nửa vậy”.

Cũng vì là người kể chuyện “toàn tri”, lại có khả năng di chuyển từ nhân vật

này sang nhân vật khác mà không bị một giới hạn nào nên người kể chuyện có thể

rời khỏi nhân vật để hướng tới độc giả đang theo dõi câu chuyện để đối thoại, bàn luận về giá cả mua đứa bé: “Người bán không nói giá, người mua không biết giá, thì làm thế nào? Độc giả các ngài đánh giá hộ đi? Một người như chúng ta đấy, khéo

nuôi, khéo dạy, thì chưa biết chừng, vĩ nhân cũng nên đấy. Một trăm nhé! Hai trăm nhé! Năm trăm nhé!”. Người đọc bị hấp dẫn bởi người kể chuyện có duyên, dường như bình đẳng dân chủ với chính họ.Vì thế mà họ bị bất ngờ khi theo dõi diễn biễn

tiếp theo của câu chuyện: “Ông Nghị thấy bác Lan lưỡng lự, không muốn nói giá, đương ngồi xổm trước cái thúng, bỗng đứng phắt dậy:

- Đáng lẽ anh cho không tôi, tôi cũng không lấy, vì tôi phải nuôi nó cho anh. Nhưng thôi, việc phúc đức, tôi cho anh ba hào, cầm lấy.”[69, tr.146]

Thật không ngờ, giá trị thằng bé con đáng giá ba hào. Điều ấy khiến bác Lam

gãi tai, thở dài và vẩn vơ nghĩ mãi. Tác giả lại nhìn sâu trong suy nghĩ của bác để kể

tiếp: “Nửa giờ sau, bác không thể nào nhịn nổi được cái dạ dày rỗng tuếch từ hôm trước. Thôi thì ba hào thì ba. Con mình được chỗ ấm no nương tựa, còn hơn là bố

con bêu rếch, xó chợ đầu đường”. Bởi thế bác đã cố mà đồng ý, nào ngờ sau khi xem xét đứa bé kỹ càng, làm giấy tờ xong thấy sau lưng nó có nhiều nốt rồi quá ông

Nghị lại chê nó xấu, phạt bớt tiền hai xu. “Bác Lan lạy van mãi. Nhưng bác nghĩ,

nếu cố nằn nì hai xu, thì chưa chắc đã được, mà không khéo thì bị trả tiền lại. Nghĩ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nực cười, mình đã khốn nạn, mà lại gặp một thằng khốn nạn hơn nữa, thì thôi, chịu

cầm hai hào tám vậy.”[69, tr.147]

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó, bộ mặt và bản chất của ông Nghị được

Nghị, hai mắt vẫn nhìn cái lưng nốt ruồi, nét mặt còn như tiếc món tiền tiêu vô ích khi nãy” ra ý hối hận muốn bớt hẳn năm xu rồi quát thằng bếp tìm bác Lan trả tiền

mà lấy lại con ngay....Và rồi “Bác Lan giật nảy mình, co cẳng, ù té chạy bán sống

bán chết, vừa chạy vừa đếm: Một, hai. Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám....[69, tr.148].

Thế mới biết, một người cha không nuôi nổi con phải bán con đi đã là khốn nạn,

ai ngờ một người giàu có tiêu hàng vạn lo nghị viên không tiếc lại tiếc mấy xu mua

con thì đúng là tận cùng của khốn nạn. Câu chuyện Hai thằng khốn nạn qua lời kể

của người kể chuyện ở ngôi thứ ba vừa cảm động, vừa chua xót vừa cay đắng xót

xa. Trong xã hội thực dân nửa phong kiến, giá trị một con người thật rẻ rúng biết

bao.

Ở một số trường hợp khác, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện sự sáng tạo tìm tòi của mình khi đưa thêm ngôi thứ nhất xưng “tôi” xuất hiện ở đầu câu chuyện và

hướng tới đối tượng cụ thể là “độc giả”, “bạn đọc”, “các ngài” nhằm đối thoại trực

tiếp với người đọc về vấn đề đưa ra trong câu chuyện, nhằm gây lòng tin của độc

giả. Thế nhưng sau đó phần còn lại của câu chuyện hoàn toàn được kể từ ngôi thứ

ba- tác giả bởi cái tôi đó không phải là một nhân vật nào trong truyện cả. “Tôi”

đứng ngoài và mọi suy nghĩ, tâm lý, bản chất của các nhân vật hiện lên qua hành

động, ngôn ngữ, suy tính của họ. Những tác phẩm Quyền chủ, Hé! Hé! Hé!, Được

chuyến khách, Một tin buồn, Chính sách thân dân, Tinh thần thể dục, Đồng

hào có ma, Ông chủ báo chẳng bằng lòng, Vợ, Cô Kếu- gái tân thời..là những

tác phẩm tiêu biểu cho truyện kể xuất hiện ngôi thứ nhất đan xen với ngôi thứ ba mà thực chất ngôi thứ ba giữ vai trò kể chuyện chính này.

Một tấm gương sángrào đón người đọc bằng đoạn đối thoại giữa “tôi” và “độc

giả” để khẳng định câu chuyện “tôi” sắp kể là chuyện thật một trăm phần trăm:

“ Điều tôi lấy làm bực mình nhất, là thế nào cũng có độc giả đa nghi, xem xong

câu chuyện này, bảo một bạn rằng:

- Hắn bịa

- Thưa không bịa tí nào.

Rồi không để ông độc giả ấy nói thêm, tôi phải tiếp luôn:

- Ngài cho là vô lý? Ngài nên hiểu, nghe chuyện gì mà ngài cứ lấy cái óc “cổ điển” ra mà xét, thì cũng cho là vô lý cả. Vì “thế sự” đã xoay thành ngược, mà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“đời” ngày nay chẳng phải là một bà hiền mẫu biết thưởng phạt công minh. “Đời” đã hóa ra một con mụ chửa hoang đẻ bậy, sinh non ra toàn những hạng mất dạy,

hoặc đói cơm.

Không. Ngài cho phép tôi nói nốt đã. Hạng đói cơm thì ngài thấy nhan nhản

khắp mọi nơi. Thường họ gõ của nhà ngài xưng là “thất nghiệp”. Họ bị ngài đuổi đi, sau khi đã bố thí cho một bài học siêng năng không hợp thời. Còn hạng mất dạy,

cũng chẳng ít. Họ rất no đủ, sang trọng, song, chuyên môn đeo mặt nạ để lừa dối,

bóc lột lẫn nhau.

Nghe đến đây, chắc độc giả đã hơi bình tâm. Tôi liền đứng dậy, lên giọng nhà diễn thuyết, hùng hồn mà quả quyết rằng:

-Đời là thế, thì những chuyện tôi kể ra không có gì là vô lý cả. Vả tôi hãy kể

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (Trang 38 - 45)