Trần thuật từ ngôi thứ nhất

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (Trang 51 - 53)

V ới những quan niệm văn chương đúng đắn, tiến bộc ùng ý thức trách nhiệm

Nguy ễn Công Hoan

2.1.2 Trần thuật từ ngôi thứ nhất

Về vấn đề trần thuật từ ngôi thứ nhất, M.Bakhtin đã có ý kiến rất xác đáng:

Trần thuật từ ngôi thứ nhất là tương tự với sự trần thuật của người kể chuyện. Đôi

khi hình thức này do dụng ý dựa trên lời kể của kẻ khác quy định; đôi khi như lối kể

của Tuôcghenhiep, nó có thể tiếp cận và cuối cùng là hòa nhập với lời trực tiếp của

tác giả, tức là hoạt động với lời giọng của một ngôi thứ hai”[31, tr.380].

Trong nỗ lực đổi mới văn học, nhằm thay đổi cách nhìn mới về hiện thực, về con người, nhà văn không thể nhìn con người theo cái nhìn cũ: đơn giản hóa, lý tưởng hóa mà nhìn con người trong tính đa chiều. Để nhìn thấy sự đa dạng, phức

tạp, bí ẩn của con người và cuộc sống không có lợi thế nào hơn khi giao điểm nhìn trần thuật cho nhân vật. Bởi vậy, trần thuật từ ngôi thứ nhất chính là hình thức trần

thuật phổ biến trong văn học hiện đại.

Hình thức trần thuật này mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ

XX. Trong hình thức trần thuật này, người trần thuật được “nhân vật hóa” (chữ

dùng của G.N.Pospelop) dưới hình thức một cái “tôi” nào đó, hoặc tự kể câu chuyện

của chính mình theo ngôi một, hoặc thực hiện vai trò của người dẫn chuyện hướng điểm nhìn trần thuật đến những nhân vật khác ở ngôi thứ ba. Khi tác giả nhảy vào làm trò, tức là tác giả nhập vai nhân vật. Lúc này điểm nhìn trần thuật là điểm nhìn

từ nhân vật, phá vỡ khoảng cách trần thuật giữa chủ thể trần thuật và các sự kiện được trần thuật.

Như đã nói ở trên, việc tác giả lựa chọn kiểu người kể chuyện nào để kể hoàn toàn không phải là một sự ngẫu nhiên mà nó mang tính quan niệm nhằm mục đích

chuyển tải tư tưởng, nội dung một cách hiệu quả nhất. Vẫn trong bài Từ việc thật đến truyện đặt, tác giả đã nêu rõ quan điểm của mình khi lựa chọn hình thức kể

chuyện từ ngôi thứ nhất: “Nhưng khi một tiểu thuyết chỉ tựa vào cảnh, vào việc để

nói lên sự diễn biến của tâm lý, của tư tưởng, thì người viết truyện dùng hình thức

kể chuyện cũng không sao, nhưng tốt hơn là nên dùng hình thức mình kể chuyện

mình. Mình nói tâm lý, tư tưởng mình thì được người nghe dễ tin là thực, là đúng. Hơn thế nữa, nếu vai trò chủ động là một người có tâm lý xấu, hoặc có nhiều ý nghĩ

ngốc nghếch, dại dột, đáng buồn cười, kể chuyện mình, xưng là tôi, thì dù ai cũng

xấu, ngốc dại như người trong truyện, có bị chạm nọc, họ cũng không giận tác giả đã lật tẩy họ. Tôi đã không dùng hình thức mình kể chuyện mình trong Hai thằng

khốn nạn, Thày cáu bởi vì những truyện này cần tả nhiều cảnh, nhiều việc. Nhưng tôi đã xưng tôi trong Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo để tả những ý nghĩ bẩn

thỉu của bọn nhà giàu vì danh hão mà bị lừa và đi lừa lẫn nhau. Tôi đã xưng tôi

trong Cái lò gạch bí mật để tả ý nghĩ của vai phụ, là một anh lố này phụ một anh lố

khác, vì anh lố khác cứ tự cho mình là tinh khôn”.[39]

Lựa chọn điểm nhìn ở ngôi thứ nhất kể chuyện, Nguyễn Công Hoan đã đưa người đọc như là đồng hành, nhập thân vào với các sự kiện và biến cố của câu

chuyện, khiến cho cảm giác và cảm xúc được đưa lại rất mạnh mẽ. Người đọc cảm

nhận được rằng nhân vật tự kể chuyện chính mình nên các câu chuyện trở nên có sức thuyết phục và đáng tin cậy. Mặt khác nhân vật “tôi” luôn có vai trò xâu chuỗi

các sự kiện và có mối quan hệ với các nhân vật khác trong truyện, khởi động và vận

hành dòng trần thuật. Trao điểm nhìn cho nhân vật “tôi” tức là tác giả đã chủ động xóa đi hình ảnh người kể chuyện toàn năng để có thể soi chiếu đối tượng dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều cách nhìn khác nhau.

Do đó, đây cũng là hình thức trần thuật được Nguyễn Công Hoan sử dụng

thành công trong nhiều truyện ngắn trào phúng trước 1945 dưới hai dạng cụ thể:

Trần thuật từ ngôi thứ nhất với vai trò “người dẫn chuyện” và trần thuật từ ngôi thứ

nhất với những nhân vật hướng nội.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)