Tính đa âm, đa giọng và tính đối thoại của giọng điệu.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (Trang 92 - 94)

L ập –Gioòng” có dạng kết cấu đặc biệt đó: Đầu tiên, người kể chuyện ngôi thứ

trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

3.2.1 Tính đa âm, đa giọng và tính đối thoại của giọng điệu.

Đọc truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, người đọc bắt gặp những đoạn văn

thật khó phân biệt cho rạch ròi đó là ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ trần thuật của người kể chuyện hay đó là lời bình đan xen của tác giả. Đây chính là biểu hiện của tính đa âm, đa giọng tạo nên sự sinh động và hấp dẫn cho tác phẩm.

Chúng ta hãy xem đoạn văn trong truyện ngắn Cụ Chánh Bá mất giày để thấy

sự đan xen, hòa quyện của ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện và thỉnh

thoảng là ngôn ngữ tác giả tạo nên sự đa giọng: “Phải hiểu rằng cụ Chánh Bá có thương nhà này thế nào, cụ mới quá bộ đến xơi rượu, chứ như nhà khác, dễ mà mời

nổi cụ đấy hẳn? Cụ lại không mắng cho vô số, chứ lại thèm đi à? Ấy thế mà mới

chập tối, họ đã để ngay đứa nào xà lọn mất đôi giày mới của cụ, có chết không! Ừ

thì đông người thì đông chứ, nhà có việc, nhà nào chả có nhiều kẻ ra vào! Nhưng

cụ ngồi chơi tận trên nhà thăm thẳm, thì có kẻ gian nào dám lẻn vào đó? Vả riêng mình cụ ngồi ở sập giữa thì còn ngờ ai đi lẫn được giày? Chẳng qua là lỗi tại chủ

nhà không biết trông nom cẩn thận người nhà người cửa, trong khi chúng hầu hạ mà thôi! Mà đứa nào lấy đôi giày ấy cũng to gan thực! Hỗn của ai thì hỗn, chứ sao được hỗn ngay của cụ chánh Bá! Thực là vuốt râu hùm!”[69, tr.329]

Cũng có khi tác giả miêu tả nhân vật nhưng người đọc lại tưởng như nhân vật đang tự bộc lộ mình: “Ai kia, chứ bà ấy thì thấy khổ lắm. bà bứt rứt, khó chịu, nhiều

lúc muốn vứt quăng cả chân tay đi, tưởng chừng như thế thì đỡ vướng víu. Bà rửa

mặt, lau mình cả ngày, mà da vẫn nóng hầm hập. Bà bới tóc ngỏng lên tận đỉnh đầu, ngồi ngửa bụng ra, chống hai tay lại đằng sau mà thở. Nhiều lúc ngó thấy trời xanh ngăn ngắt, bà chẩu cả đôi môi dầy và ướt, cau có nói:

- Lạy bố, thế này thì đến chẩy mỡ ra mất!”[70, tr.56] (Phành! Phạch!)

Bằng cách này, tác giả hòa giọng điệu của mình lẫn vào giọng điệu của nhân vật

khiến cho tính cách nội tâm của nhân vật hiện lên chân thực, đầy tính khách quan,

thuyết phục.

Cùng với sự phối hợp, đan xen giữa các giọng điệu, truyện ngắn Nguyễn Công

Hoan còn có tính đối thoại giữa các giọng điệu, có khi người kể chuyện đối thoại

với nhân vật, cũng có lúc người kể chuyện đối thoại với độc giả nhằm tăng tính hấp

dẫn, dí dỏm cho câu chuyện hoặc dẫn dắt câu chuyện hay tạo niềm tin cho độc giả.

Trong truyện ngắn Tôi tự tử, phần mở đầu chính là đối thoại giữa nhân vật xưng “tôi” với người kể chuyện: “Một loạt truyện ngắn của ông vừa rồi viết về quan trường, tôi có đọc hết. Tôi nhận thấy có truyện ông bịa thêm nhiều, có truyện

ông bịa thêm ít, nhưng cốt truyện đều có thực cả. Tôi không oán trách gì ông, trái lại, nhân tiện hôm nay gặp ông ở đây, tôi xin hiến ông thêm một tài liệu để ông

viết.”[70, tr.239]

Sau giọng đối thoại đó là câu chuyện của “tôi’, nhân vật trở thành người kể

chuyện, kể lại cách tự tử của mình để trốn tránh trách nhiệm làm cho đê vỡ. Như

vậy, từ việc nhân vật “tôi” đối thoại với nhà văn- người kể chuyện đến câu chuyện được kể đã có sự chuyển hóa giọng điệu bởi toàn bộ diễn biến sau đó là sự ghi chép

giọng khách quan, lạnh lùng của “người ghi chép” với giọng chủ quan, tự tố cáo

mình của “người kể chuyện- nhân vật tôi”

Cũng có khi người kể chuyện đối thoại với độc giả nhằm dẫn độc giả vào một

tình huống nào đó, khơi gợi niềm tin của độc giả hoặc thể hiện trực tiếp thái độ của người kể. Bởi thế, có nhiều đọan đối thoại, bình luận như khách quan, lạnh lùng

nhưng phía sau vỏ ngoài ấy lại ẩn chứa một nỗi lòng đau đớn: “Giá bà cụ dưới suối

vàng biết được người con trai, con dâu nó báo hiếu làm đám ma long trọng dường

này hẳn cũng phải ngậm cười”(Báo hiểu: trả nghĩa mẹ). Cái “ngậm cười” mà tác giả đang đối thoại với người đọc hẳn ai cũng hiểu ngược lại vì đó không phải là cái

cười thanh thản khi ra đi mà là cái cười chua xót khi nhận ra tất cả sự giả dối, bất

nhân, bất nghĩa của lũ con, và có lẽ cũng là cái cười mỉa mai, sung sướng khi không

còn phải sống chung với lũ con đại bất hiếu.

Lại có những đối thoại nhằm giúp người đọc nhìn rõ hơn muôn mặt cuộc sống như nó vốn có. Ví dụ như trong truyện ngắn Một tấm gương sáng, tác giả đối thoại

với người đọc để họ cùng suy nghĩ, để đồng tình hay phản đối với những chiêm nghiệm, suy nghĩ của mình: “Lương tâm là gì? Là cái bung xung của hạng hèn kém

nêu lên để gỡ tiếng xấu hổ. Nó chỉ là anh chàng quấy rối sự làm việc của mình, làm cản trở biết bao nhiêu thủ đoạn kinh thiên động địa của những đấng hào kiệt”, thế

nên “bọn có chút địa vị, đố ai làm nên mà còn nghĩ tới lương tâm”.[69, tr.518] Đôi khi, người kể chuyện cùng đối thoại, tranh luận với người đọc để cùng nhau kiếm tìm, khám phá tính cách nhân vật và chân lý cuộc đời như cách kết thúc

mở của truyện Cái thú tổ tôm: “Vậy độc giả đoán nét mặt ông Nghị Đào tôi lúc bấy giờ thế nào. Và ông có lên nhà xơi nước hay không?”

Cùng với tính đa âm, đa giọng và sự đối thoại giữa các giọng điệu, truyện ngắn

Nguyễn Công Hoan có sự hòa âm các kiểu giọng điệu trào phúng như sau

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)