V ới những quan niệm văn chương đúng đắn, tiến bộc ùng ý thức trách nhiệm
Nguy ễn Công Hoan
2.2. Cách thức tổ chức điểm nhìn trần thuật
Các nhà nghiên cứu Việt Nam quan niệm rằng “Sự miêu tả, trần thuật trong
nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một môi trường
nhất định.”[11, tr.170]
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học đã chỉ ra rằng
“Điểm nhìn là vị trí của chủ thể trong không gian. thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể được nhìn”[11, tr.192]
Như vậy, điểm nhìn của tác giả chính là vị trí dùng để quan sát và kể lại câu
chuyện nhằm hướng độc giả đến với các góc nhìn, phương hướng nhìn và khoảng
cách nhìn để có thể chỉ ra một cách khái quát và tiêu biểu nhất các đặc điểm của
khách thể được phản ánh.. Như vậy việc lựa chọn điểm nhìn và tổ chức điểm nhìn có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm tự sự. Ngoài việc tạo ra người kể chuyện, nhà văn còn phải chọn điểm đứng cho người kể chuyện sao cho vị trí đứng, quan sát đó tốt nhất cho việc chuyển tải nội dung, tư tưởng, ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Trong văn học truyền thống, “nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật” là điều
dường như chưa được quan tâm bởi hầu hết các tác phẩm tự sự đều được trần thuật
theo một điểm nhìn duy nhất là điểm nhìn của người kể chuyện và người kể chuyện thường mô tả, tái hiện đời sống từ ngôi thứ ba. Với cách nhìn như thế, người kể
chuyện nắm trong tay sự phát triển của mạch truyện cũng như số phận nhân vật. Tác
phẩm luôn thể hiện mọt giọng điệu duy nhất: phê phán hay ngợi ca đều được định hướng bởi quan điểm tác giả. Như vậy về cơ bản, văn học truyền thống chủ yếu
xuất phát từ cái nhìn bên ngoài- cái nhìn khách quan.
Tuy nhiên, trong văn học hiện đại đặc biệt là trong văn xuôi, các nhà văn luôn
có nhiều đổi mới, sáng tạo, tìm tòi. Họ đã sử dụng nghệ thuật trần thuật đa tuyến tạo nên tính đối thoại cởi mở giữa các tư tưởng khác biệt, thậm chí đối lập nhau. Theo đó nhà văn trình bày hiện thực không phải từ một điểm nhìn mà từ nhiều điểm nhìn, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Bởi vậy, tác phẩm văn học trở thành một cấu trúc đa
tầng, có khả năng phá vỡ tính đơn âm và cùng lúc vang lên nhiều tiếng nói khác
nhau trong cùng một tác phẩm.
Trong hai hình thức trần thuật với các dạng cụ thể như trên, điểm nhìn trần thuật
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước 1945 được tổ chức khá đa dạng, linh
hoạt. Có một số truyện chỉ sử dụng chủ yếu một điểm nhìn trần thuật, có một số
truyện phối hợp hài hòa nhiều điểm nhìn và có sự di chuyển điểm nhìn giữa tác giả
và nhân vật hoặc ngược lại. Điều đáng chú ý là, dù sử dụng chủ yếu một điểm nhìn hay phối hợp hài hòa nhiều điểm nhìn, cách thức tổ chức điểm nhìn trần thuật của
Nguyễn Công Hoan cũng có những đặc sắc, độc đáo riêng. Chính điều đó đã góp phần tạo nên tính đa thanh, phức điệu trong sáng tác của nhà văn.