2. Tổng đàn bò Con 11.374 14.264 13.853 1420 9.263 8
3.6.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thanh Thủy
* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thanh Thủy
Trong giai đoạn tới, huyện Thanh Thủy có tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá sẽ diễn ra nhanh và mạnh, diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn này cần phải xác định rõ các quan điểm phát triển như sau:
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội, tập trung khai thác thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng vềđất đai.
- Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ, cải tạo đất, tăng tỷ lệ che phủđất.
- Sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
- Phương hướng sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ và nông trại là con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ.
* Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới
Căn cứđểđịnh hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
- Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020.
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 và quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020.
- Kết quả nghiên cứu đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất thông qua hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững của huyện đến năm 2020 như sau:
*Tiểu vùng 1 : Tập trung nâng cao kỹ thuật để tăng năng suất, cố gắng giữ được diện tích các loại cây được coi là cây trồng thế mạnh của vùng như: lúa, chuyên rau màu, ngô; diện tích ngoài bãi bồi ven sông cần tận dụng triệt đểđưa vào sản xuất. Ngoài ra cũng phải giảm diện tích một số loại cây có giá trị kinh tế không cao và không là cây chủđạo của vùng như: đậu tương và lạc để tận dụng quỹ đất vào mục đích khác. Đặc biệt cho các vùng có địa hình thấp chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc lúa - cá mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhằm mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
*Tiểu vùng 2 : Do có địa hình đồi núi, cần tập trung phát triển các LUT mang lại hiệu kinh tế, xã hội và môi trường đặc biệt là hiệu quả môi trường. Vì thế phát triển các LUT cây công nghiệp lâu năm (Chè), LUT Lúa - Cá, LUT chuyên màu, LUT cây ăn quả, LUT rừng sản xuất. Do đó diện tích các LUT trên được mở rộng trong tương lai.
Bảng 3.18: Định hướng các loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất (LUT) Diện tích (ha) Tăng (+)/ Giảm (-) Hiện trạng Đề xuất 1. Chuyên lúa 4.032,69 3.859,09 -173,6 2. Lúa -NTTS 94,04 142,04 +48,0 3. 2 Lúa - Màu 943,52 953,57 + 10,05 4. Lúa - Màu 27,43 27,43 0 5. Chuyên màu 158,29 173,99 +15,7 6. Cây ăn quả 243,72 267,72 + 24,0 7. Cây công nghiệp lâu năm 354,99 420,79 + 65,8 8. Rừng sản xuất 1.162,16 1.285,46 + 123,30 9. Nuôi trồng thủy sản 820,49 860,99 + 40,5