Các lĩnh vực kinh tế của huyện Thanh Thuỷ đều có sự phát triển tương đối khá, cụ thể:
* Ngành nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng và phát triển khá, song cũng có những biến đổi bất thường.
Có thể nói, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu nhất, quan trọng nhất của huyện Thanh Thuỷ hiện nay (chiếm 66,64% diện tích tự nhiên, 75,99% lực lượng lao động và 37,9% giá trị sản xuất của huyện).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Trong những năm đổi mới vừa qua, chưa có giai đoạn nào sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung, của tỉnh Phú Thọ cũng như huyện Thanh Thuỷ nói riêng lại gặp nhiều khó khăn như giai đoạn 2008-2013: thiên tai, dịch bệnh, sự biến động của giá cảđầu vào, đầu ra diễn ra liên tục và hết sức phức tạp. Mặc dù vậy, nông nghiệp của Thanh Thuỷ nhìn chung vẫn phát triển toàn diện, tuy nhiên tốc độ phát triển có những diễn biến bất thường tại những thời điểm nhất định.
Tỷ trọng của nông nghiệp trong giá trị sản xuất chung của toàn ngành đã giảm dần và tỷ trọng của lâm nghiệp đã tăng lên, đây là một xu hướng tiến bộ, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch như vậy còn chậm và chưa ổn định. Nếu lấy năm 2013 so với năm 2008 thì tỷ trọng của nông nghiệp chỉ giảm có 2,54%, tỷ trọng của lâm nghiệp chỉ tăng có 0,31%, tỷ trọng của thuỷ sản tăng 2,23%.
Cơ cấu giữa các ngành trong nội bộ nông nghiệp đã có chuyển dịch theo hướng tiến bộ và hiện đại.
* Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản
Các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ có sự phát triển khá, điều này được thể hiện rõ qua các khía cạnh chủ yếu sau đây:
Giá trị sản xuất Công nghiệp - xây dựng đạt 109.000 triệu đồng; tăng 19,6%/năm; giá trị tăng thêm đạt 27.300 triệu đồng, tăng 18,4%/ năm.
Sản xuất công nghiệp- xây dựng được chú trọng, các cấp các ngành đã tích cực thực hiện nghị quyết chuyên đề của huyện uỷ về phát triển tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hàng năm 19,6%, kết cấu hạ tầng có bước phát triển tốt. Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu khai thác khoáng sản: quặng cao lanh thô, khai thác cát sỏi do nhu cầu xây dựng phát triển nên tăng mạnh.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển ở một số ngành nghề như chế biến nông sản, thực phẩm, sửa chữa cơ khí, điện tử, điện lạnh và may mặc, gia công nhôm kính, sắt thép, sản xuất đồ mộc ... Huyện đã xây dựng một số cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, tạo môi trường thuận lợi, thu hút vốn đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mở rộng sản xuất, nhân cấy nghề mới, khôi phục ngành nghề truyền thống của địa phương....
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 Hiện nay có 36 doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã và gần 2.000 hộ cá thể có các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp hoạt động hiệu quả.
* Ngành dịch vụ - thương mại
Ngành dịch vụ - thương mại tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Năm 2008 tăng hơn năm 2007 là 18,9%; năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 13,8%, năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 11,7% và năm 2011 so với năm 2010 tăng 19,69%, năm 2012 tăng 13% so với năm 2011, năm 2013 tăng 12,8% so với năm 2012.
Giá trị sản xuất ngành dịch vụđạt 176.000 triệu đồng, tăng 13,7%/ năm; giá trị tăng thêm đạt 105.600 triệu đồng, tăng 10,8%/ năm.
Thực trạng phát triển một số ngành trong dịch vụ - thương mại: + Thương mại và Du lịch
Do có điều kiện tương đối thuận lợi, đặc biệt là có khu du lịch nước khoáng nóng nên hệ thống các cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ phát triển khá nhanh, nhất là ở các xã, Bảo Yên, Hoàng Xá, Yến Mao, Thạch Đồng, Đào Xá, thị trấn Thanh Thuỷ
Cùng với hệ thống các cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, nhà hàng, khách sạn, thì hệ thống chợ nông thôn cũng đã được quy hoạch và xây dựng ở các xã trong huyện.
Năm 2013 so với năm 2008, số cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sửa chữa tăng 918 đơn vị, tăng 98,1%; số nhà hàng, khách sạn tăng 53 cơ sở, tăng 37,3%. Số chợ tuy không tăng, song có 2 chợđã được xây dựng kiên cố là chợ Hoàng Xá và chợ Yến Mao.
Nhờđó, hoạt động thương mại và du lịch của huyện Thanh Thuỷđã diễn ra khá sôi động, đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất cũng như đời sống của người dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương đến với Thanh Thuỷ.
+ Dịch vụ vận tải
Dịch vụ vận tải trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ đã có sự phát triển đi vào chất lượng hơn. Lượng hành khách và hàng hoá luân chuyển trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ giai đoạn 2008 - 2013 đã có sự phát triển. Năm 2013 so với 2008 lượng hàng hoá luân chuyển đã tăng tới 5.380 ngàn tấn/km, tăng 196,2%; đặc biệt lượng hành khách luân chuyển tăng 5.758 ngàn/km người, tăng 641,7%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 Khối lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách từ 2008 - 2013 đều tăng nhanh, nhất là vận chuyển hành khách.
+ Dịch vụ tài chính, ngân hàng
Các tổ chức tài chính, ngân hàng trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ đã tập trung mọi nỗ lực để khai thác các nguồn thu và đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu chi tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nổi bật là cơ quan tài chính và thuế vụ các cấp, đặc biệt là chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam.