Giai đoạn 2008-2013 là giai đoạn cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Thuỷ bắt đầu có sự chuyển dịch dần theo hướng tiến bộ.
- Xét theo khu vực kinh tế, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp đã bắt đầu giảm dần, từ 49,8% trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện năm 2008 (giá cố định năm 1994), giảm xuống còn 37,9% năm 2013. Trong khi đó tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng có sự gia tăng (năm 2013 tăng 5% so với năm 2012). Tỷ trọng của khu vực dịch vụ có có chiều hướng tăng nhưng còn ở mức thấp, chỉ từ 25,6% (năm 2008) lên mức 38,3% (năm 2013).
Nếu so sánh, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp huyện Thanh Thuỷ còn khá cao so với của tỉnh, ngược lại khu vực công nghiệp và xây dựng thì lại quá thấp so với tỉnh. Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ của Thanh Thuỷ từ năm 2008 đến nay luôn cao hơn so với tỷ trọng chung của tỉnh và có xu hướng nâng dần tỷ trọng, đây là tín
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 hiệu tốt trong xu hướng và khả năng phát triển dịch vụở Thanh Thuỷ.
Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của huyện thể hiện tại bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của huyện Thanh Thuỷ
Đơn vị tính: %
Năm Nông nghiệp Công nghiệp-XD Dịch vụ
2008 49,8 24,6 25,6 2009 50,9 22,5 26,6 2010 46,6 25,1 28,3 2011 43,40 29,2 27,4 2012 39,1 18,8 42,1 2013 37,9 23,8 38,3
(Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Thanh Thuỷ)
- Xét theo thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ, thành phần kinh tế Nhà nước không lớn, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có, toàn bộ gần như là kinh tế ngoài Nhà nước. Trong kinh tế ngoài Nhà nước thì kinh tế cá thể là thành phần chủ yếu nhất. Các cơ sở và hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản có chiều hướng giảm, còn các ngành khác có xu hướng tăng lên.
- Xét theo vùng lãnh thổ: những vùng ven đê sông Đà tuy còn nghèo nhưng nhìn chung kinh tế phát triển đa dạng hơn và cũng mạnh hơn các vùng khác trong huyện.