Thanh Thủy thuộc về tiểu vùng trung du của tỉnh Phú Thọ. Do đặc điểm cấu tạo tự nhiên huyện Thanh Thủy dài và hẹp, 1 phía giáp sông, 3 phía được bao bọc bởi núi cao, tiêu biểu của vùng đất bán sơn địa.
Với kết cấu địa lý, độ dốc từ Tây sang Đông, địa hình của Thanh Thuỷ chia làm hai dạng chủ yếu:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất khá bằng phẳng, nằm dọc bờ tả đê sông Đà và phần đất bồi tụ ngoài đê. Được xem là vùng đất khá phì nhiêu, rất thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày.
Địa hình đồi núi: Chủ yếu là núi thấp và đồi, gò có độ cao dưới 400 m, và có độ dốc từ 8 - 25o, địa hình này tập trung ở các xã phía Tây của huyện. Đất đồi núi của huyện Thanh Thuỷ thích hợp cho việc trồng một số cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp.
3.1.3. K hí hậu
Thanh Thủy mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có chia 2 mùa rõ rệt trong năm là mùa nóng và mùa lạnh:
Mùa nóng còn gọi là mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Đặc điểm mùa này là nhiệt độ cao, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam. Theo số liệu của trạm khí tượng Phú Thọ, mùa này có nhiệt độ trung bình là 26,50C; lượng mưa trung bình tháng là 218,2 mm; số ngày mưa trung bình là 12,3 ngày/tháng; số giờ nắng trung bình là 5,44 giờ/ngày, tổng tích ôn toàn mùa khoảng 5.6540C.
Mùa lạnh còn gọi là mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa lạnh nhiệt độ trung bình là 18,40C; lượng mưa trung bình tháng là 38,2 mm; số ngày mưa trung bình là 7,8 ngày/tháng; số giờ nắng trung bình 2,08 giờ/ngày và tổng tích ôn năm khoảng 2.7820C.
Trên địa bàn Thanh Thuỷ thường có 2 loại gió chính: Gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10 và gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng hai mặt tới việc sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Thuỷ là:
+ Ảnh hưởng tích cực là: ở huyện Thanh Thuỷ có nhiệt độ thích hợp, lượng mưa khá nhiều, tổng tích ôn dồi dào, thuận lợi cho việc tiến hành sản xuất nông nghiệp nhiều vụ, nhiều loại cây trồng trong một năm. Điều kiện khí hậu thuận lợi ruộng đất sẽ được khai thác tốt, hiệu quả sử dụng đất đai ngày càng được nâng cao.
+ Ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện khí hậu ở Thanh Thuỷ là: Do chếđộ mưa nhiều, lượng mưa lại phân bổ không đều trong năm đặc biệt lượng mưa lớn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 thường gây ra xói mòn, rửa trôi rất mạnh đối với đất đồi, gây lũ lụt và ngập úng đối với đất ruộng. Ngược lại vào các tháng 11, 12, 1và 2 lượng mưa ít gây hạn hán cho cây trồng vụ đông xuân, làm tăng quá trình đá ong hoá ởđất đồi.
3.1.4. Thủy văn
Huyện Thanh Thủy có sông Đà chạy qua bắt đầu từ xã Tu Vũ qua các xã Yến Mao, Phượng Mao, Trung Nghĩa, Đồng Luận, Đoan Hạ và Bảo Yên, La Phù, Tân Phương, Thạch Đồng, Xuân Lộc và nhập vào sông Hồng tại xã Hồng Đà hàng năm bồi đắp và tưới tiêu cho 15 xã, thị trấn trong huyện.
Tổng chiều dài sông Đà chảy qua huyện Thanh Thủy khoảng 35 km, chỗ rộng nhất tại xã Xuân Lộc là 1.600 m; chỗ hẹp nhất tại xã Phượng Mao là 320 m; chiều rộng trung bình là 700 m. Nếu không kể bờ sông thì diện tích chiếm đất là 2.450 ha (không kể bờ sông). Theo kết quảđo đạc lượng nước chảy qua sông Đà, tại huyện Thanh Thủy lượng nước hàng năm rất lớn. Trong các tháng mùa mưa vào khoảng 2.004 m3/giây. Trong các tháng mùa khô khoảng 220 m3/giây. Sông Đà góp phần bồi đắp chủ yếu đồng ruộng cho các xã trên địa bàn huyện. Đây cũng là con sông đảm nhận việc tưới tiêu nước chủ yếu cho 15 xã, thị trấn huyện Thanh Thủy.