Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 85 - 88)

2. Tổng đàn bò Con 11.374 14.264 13.853 1420 9.263 8

3.5.2. Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp

Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà hoạch định chính sách. Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội là những chỉ tiêu khó định lượng, do đó trong phạm vi của đề tài này chỉđề cập đến một số chỉ tiêu như sau:

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất.

- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.

Đối với đất rừng sản xuất công lao động được tính từ giai đoạn kiến thiết cơ bản đến giai đoạn chăm sóc, bảo dưỡng và cho thu hoạch.

Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất, tiến hành so sánh mức độđầu tư lao động và hiệu quả trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng.

Bảng 3.14: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất (LUT) Vùng Lao động (Công) GTSX/LĐ (1000đ/ha) GTGT/LĐ (1000đ/ha) 1. Chuyên lúa 1 455 149,8 56,6 2 375 123,0 20,5 2. Lúa - cá 1 630 122,9 64,3 2 670 93,7 42,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 3. 2 lúa - màu 1 684 140,1 56,3 2 696 120,7 44,1 4. lúa - màu 1 769 128,8 54,6 5. Chuyên màu 1 557 106,9 54,2 2 451 141,9 52,5 6. Cây ăn quả 1 450 161,7 41,2 2 389 199,4 77,3 7. Cây CN lâu năm 2 455 108,5 76,0 8. Trồng rừng sản xuất 2 332 107,5 68,4 9. NTTS 1 400 105,0 66,6 2 405 72,6 40,7 (Nguồn tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng ta thấy: * Tiểu vùng 1:

LUT lúa – màu sử dụng nhiều công lao động nhiều nhất (769 công), giá trị ngày công 54,6 nghìn đồng/ha; LUT nuôi trồng thủy sản sử dụng công lao động ít nhất (400 công) nhưng giá trị ngày công tương đương LUT lúa - màu. LUT lúa – màu và LUT chuyên màu sử dụng công lao động nhiều hơn LUT chuyên lúa, tuy nhiên giá trị ngày công của các LUT tương đương nhau. LUT chuyên lúa có ý nghĩa lớn nhất trong đảm bảo đời sống xã hội của con người không chỉ trong vùng sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy giá trị ngày công không cao nhưng đa số người dân chấp nhận vì đây là loại hình sử dụng đất truyền thống, là nguồn cung cấp lương thực chính cho toàn huyện.

Trong các kiểu sử dụng đất của LUT lúa – màu thì kiểu sử dụng đất cà chua xuân – LM – Su hào đông sử dụng nhiều công lao động nhất (788 công) nhưng giá trị ngày công lại thấp hơn so với các kiểu sử dụng đất khác (49,3 nghìn đồng/ha) (thể hiện tại bảng 3.11). Ngoài ra, LUT lúa – cá khả năng đáp ứng lao động tương đối cao (630 công), giá trị ngày công cao hơn so với LUT chuyên lúa (64,3 nghìn đồng/ha). Vậy các LUT thu hút được trên 500 công lao động và mức thu nhập của người dân ổn định là LUT lúa –cá, LUT lúa – màu, LUT chuyên màu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 * Tiểu vùng 2:

LUT sử dụng nhiều công lao động nhất là LUT 2 lúa- màu (696 công) với giá trị ngày công 44,1 nghìn đồng/ha. LUT sử dụng ít công lao động nhất là LUT rừng sản xuất (332 công) và LUT chuyên lúa (375 công), giá trị ngày công thấp nhất so với các LUT khác (20,5 nghìn đồng/ha).

LUT thu hút lao động trên 500 công nhưng thu nhập không cao so với LUT các huyện khác (LUT lúa – cá với 670 công, giá trị ngày công 42,0 nghìn đồng/ ha; LUT 2 lúa – màu với 696 công, giá trị ngày công 44,1 nghìn đồng/ha).

LUT sử dụng công lao động dưới 500 công nhưng cho thu nhập cao hơn so với LUT khác (LUT cây ăn quả 389 công với giá trị ngày công 77,3 nghìn đồng/ha; LUT cây CN lâu năm 455 công, giá trị ngày công 76,0 nghìn đồng/ha; LUT rừng sản xuất 332 công với giá trị ngày công 68,4 nghìn đồng/ha).

Đánh giá chung toàn huyện, các LUT cho giá trị ngày công trên 100 nghìn đồng chưa có; LUT cho giá trị ngày công ở mức cao so với các LUT khác trong huyện như LUT cây CN lâu năm (76,0 nghìn đồng); LUT NTTS (66,6 nghìn đồng); LUT cây ăn quả (77,3 nghìn đồng); LUT trồng rừng sản xuất (68,4 nghìn đồng); LUT lúa – cá (64,3 nghìn đồng). Còn lại các LUT khác cho giá trị ngày công ở mức từ 40,7 – 56,6 nghìn đồng, LUT chuyên lúa tại tiểu vùng 2 cho giá trị ngày công thấp nhất (20,5 nghìn đồng) so với các LUT khác. Nguyên nhân chính điều này xảy ra do năng suất lúa ở 1 số xã trong huyện không cao, việc áp dụng giống mới và kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế; mặt khác diện tích đất trũng còn khá lớn nên canh tác 1 vụ lúa còn phổ biến.

Một số kiểu sử dụng đất được người dân đánh giá có khả năng tiêu thụ sản phẩm ở mức dễ như lúa –cá, lúa xuân – lúa mùa – ngô, lúa xuân – lúa mùa, chè, LX – LM – Bắp cải đông, chuyên rau cải, cá.

Trong đánh giá các LUT:

LUT chuyên lúa, các hộ dân khẳng định việc tiêu thụ thóc lúa là dễ dàng. Tuy nhiên, để có thể phát triển tốt, muốn ổn định thị trường cho loại sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 phẩm này, đem lại thu nhập cao cho người dân thì cần có chính sách hỗ trợ nguồn vốn, thành lập các đầu mối tiêu thụ trực tiếp. Đồng thời phải hỗ trợ tích cực về giống, kỹ thuật, hạ tầng sản xuất.

LUT lúa – cá tuy có khả năng đáp ứng lao động và thị trường tiêu thụ cũng dễ nhưng ít hộ dân làm loại hình sử dụng đất này vì chi phí đầu tư so với mức thu nhập của dân khá cao, đồng thời khả năng rủi ro cũng làm người dân lo ngại.

LUT lúa – màu: Đây là LUT thu hút lao động nhưng giá trị ngày công thấp. Tuy nhiên đối với LUT này thị trường tiêu thụ dễ hơn là LUT chuyên lúa và giá bán cao hơn LUT chuyên lúa. Nhưng cơ cấu mùa vụ chưa hợp lý do diện tích trồng cây ngô lớn so với cây vụđông khác. Vì thế cần có sự luân canh, xen canh cây trồng để sử dụng đất hiệu quả hơn

LUT chuyên màu: Đây là LUT cho giá trị ngày công lao động cũng thấp. Nhưng rất nhiều người dân sử dụng LUT này đều chấp nhận đầu tư cho sản xuất vì hiệu quả của nó ổn định, giải quyết việc làm cho người nông dân. Đồng thời các sản phẩm của LUT này như ngô, cà chua bán ra thị trường được giá khá cao. Loại hình chuyên rau, màu có thể phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa theo mô hình trồng rau sạch của tỉnh.

LUT cây ăn quả: Cây cho hiệu quả kinh tế cao nhất là cây bưởi, cây chuối. Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã hình thành một số trang trại kết hợp mô hình trồng bười, ổi và chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên mô hình này chưa được phổ biến tại huyện do vốn đầu tư lớn và chưa có hướng dẫn kỹ thuật trồng các cây. LUT cây ăn quả tăng khả năng cải tạo đất, tăng độ che phủ cho cây, đem lại hiệu quả về môi trường.

LUT cây CN lâu năm và LUT rừng trồng sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao và có tác dụng trong cải tạo đất, chống xói mòn.

LUT nuôi trồng thủy sản: Có khả năng cung cấp sản phẩm và được thị trường chấp nhận. Hiện nay có xu hướng chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)