Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 96)

2. Tổng đàn bò Con 11.374 14.264 13.853 1420 9.263 8

3.5.3. Hiệu quả môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 Việc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại với môi trường sinh thái là vấn đề rất lớn đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất, nước và nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của các kiểu sử dụng đất hiện tại như: Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó đến môi trường; ảnh hưởng xói mòn, độ che phủ trên đất dốc; nhận định chung của nông dân về mức độ ảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đến đất.

* Mức sử dụng phân bón

Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng phân bón ở Việt Nam tại nhiều vùng với nhiều loại cây trồng còn thiếu khoa học và lãng phí. Nông dân mới chỉ quan tâm nhiều đến sử dụng phân đạm mà còn ít quan tâm đến phân hữu cơ, phân lân - kali và các nguyên tố trung, vi lượng khác. Do vậy cần phải có những biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn để người dân bón phân thích hợp với từng loại đất và từng loại cây trồng.

Tại huyện Thanh Thủy, phần lớn các hộ bón phân là mất cân đối do chưa nắm được kỹ thuật và quy chuẩn phân bón. Người nông dân thường bón nhiều đạm, ít bón lân, và kali cho cây trồng. Loại phân đạm được bón chủ yếu từ phân đạm ure, hoặc một số hộ sử dụng đạm Phú Mỹ (Ninh Bình), lân chủ yếu từ supe lân Lâm Thao.

So với yêu cầu thông thường thì mức bón phân cho cây trồng huyện Thanh Thủy là chưa hợp lý. Việc sử dụng phân bón như thế đã trở thành nguyên nhân ảnh hưởng sức sản xuất của đất, làm thoái hoá đất do suy kiệt mùn và chất hữu cơ trong đất. Đa số hộ dân sử dụng NPK hỗn hợp với tỷ lệ là 5:10:3. Căn cứ vào kết quả thu được từ phiếu điều tra nông hộ với số lượng NPK tổng hợp sử dụng cho từng loại cây trồng để tính ra kết quả cụ thể lượng phân bón nguyên chất của từng loại và so sánh với tiêu chuẩn hướng dẫn bón phân của Sở Nông nghiệp tỉnh như sau:

Bảng 3.15: So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80

STT Cây trồng

Chỉ tiêu

N (kg/sào) P2O5 (kg/sào) K20 (kg/sào) Phân

chuồng(kg/sào) Điều tra Tiêu chuẩn Điều tra Tiêu chuẩn Điều tra Tiêu chuẩn Điều tra Tiêu chuẩn 1 Lúa xuân 4,5 4,3-4,7 3,3 2,8-3,2 0,8 1,1-2,2 300 300-360 2 Lúa mùa 4,0 2,8-3,6 2,6 1,8-2,2 0,8 0-1,1 300 220-300 3 Su hào 4,6 6,5-7,2 1,3 - 3,3 - 350 - 4 Bắp cải 5,5 6,5-7,2 1,4 2,8-3,2 3,7 4,0-4,3 500 900-1000 5 Đậu tương 1,2 1,1-1,4 2,8 1,4-2,2 0,4 1,4-2,2 150 180-220 6 Cà chua 5,5 2,2-2,8 1,4 3,2-6,5 4,2 4,3-5,4 220 720-1440 7 Lạc 0,7 1,1 0,4 2,2-3,2 0,7 1,1-2,2 150 - 8 Ngô 6,8 5,3-6,5 2,7 2,5-3,2 2,3 2,8-3,5 320 300-360 9 Sắn 2,2 2,2-2,5 0,8 1,1-1,4 1,1 2,2-2,5 220 - 10 Cải các loại 5,4 6,5-7,2 2,0 2,8-3,2 3,7 4,0 500 900-1000 11 Chè 5,4 12,6 1,4 12,6 1,1 2,2-2,8 360 - 12 Bưởi diễn (16 gốc/sào) 4,4 - 32kg+16kg vôi bột - 1,5 - 600-800 -

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra; Theo tiêu chuẩn bón phân hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ)

Số liệu bảng 3.15 cho thấy:

- Nhóm cây trồng sử dụng lượng đạm cao hơn tiêu chuẩn: lúa xuân, lúa mùa, cà chua và ngô. Cây trồng sử dụng đạm trong tiêu chuẩn như: đậu tương, sắn. Một số loại cây bón ít hơn so với tiêu chuẩn: rau cải các loại, su hào…Việc bón phân như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.

- Đối với lân chỉ có lúa sử dụng cao hơn tiêu chuẩn; còn lại đa số cây trồng khác bón lân ít hơn so với tiêu chuẩn.

- Kali mà cây trồng sử dụng thấp hơn so với tiêu chuẩn. Việc bón lân và kali như vậy ảnh hưởng đến việc hấp thu các nguyên tố dinh dưỡng khác của cây trồng, làm suy kiệt nguồn kali trong đất và gây thoái hóa đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 - Tỷ lệ N:P:K được sử dụng không cân đối, đây là nguyên nhân làm giảm năng suất cũng như khả năng phát triển của cây trồng và làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.

Việc sử dụng phân bón của người dân huyện Thanh Thủy là chưa hợp lý bởi: Khi bón phân vào đất có 5 quá trình xảy ra: Thực vật và động vật hấp thụ; đất giữ; rửa trôi và mất chất dinh dưỡng do tiêu nước; mất dinh dưỡng do bốc hơi vào khí quyển; mất ở dạng rắn theo bề mặt do xói mòn và rửa trôi. Người ta tính rằng cây trồng chỉ có thể hấp thụ từ 50 - 65% chất dinh dưỡng từ phân đạm vô cơở năm đầu, trong khi đó ở phân hữu cơ chỉ vào khoảng 20 - 30%. Do đó, liều lượng bón và thời gian bón là rất quan trọng phải đặc biệt chú ý. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón cũng đã làm xuất hiện mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng ta không sử dụng đúng dù cao hơn hay thấp hơn tiêu chuẩn. Hiện tượng xảy ra là: đất bị chua hoá, hàm lượng các chất vôi giảm, kết cấu đất kém đi, hoạt động của các sinh vật trong đất giảm, có sự tích đọng nitrat, amôni, kim loại nặng ở một số vùng. Hiện tượng nhiễm bẩn đó cũng xảy ra với nước mặt và nước ngầm. Những vấn đề môi trường chính nảy sinh khi sử dụng không đúng phân bón là: Nếu sử dụng phân khoáng liên tục mà không chú trọng bón phân hữu cơ thì làm cho đất chua dần, đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng.

Bón cho cây trồng thiếu hoặc thừa các loại phân đạm, lân và kali đều gây ảnh hưởng cho năng suất cây trồng và môi trường. Ba nguyên tố này đều có vai trò quan trọng đối với cây trồng, vì vậy sự thiếu hay thừa chúng đều gây ra những rối loạn hay mất cân bằng trong toàn bộ quá trình đồng hóa, dị hóa của cây.

Nếu bón phân đạm không đúng kỹ thuật, bón nhiều, bón lúc cây không cần vừa lãng phí phân bón vừa làm xuất hiện nhiều NO3- ở trong đất, trong nước và trong sản phẩm; phú dưỡng các thuỷ vực. Nếu bón ít đạm làm cây có biểu hiện sinh trưởng còi cọc, hàng loạt các quá trình sinh lý sinh hóa trong cây bị ngưng trệ.

Nếu bón thiếu lân thì quá trình sinh trưởng chậm lại và quá trình chín của cây bị kéo dài. Tuy nhiên thừa lân ảnh hưởng tới cảđất vì lân nằm ở dạng vô cơ tích lũy trong đất, đồng thời năng suất cây trồng giảm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 cây nhờ nó làm tăng lực thẩm thấu của dịch tế bào. Kali giúp cây trồng cứng cáp hơn, tăng cường khả năng kháng các bệnh nấm và vi khuẩn. Thiếu kali làm phá hủy quá trình trao đổi các hợp chất cacbon và protein trong cây, gây lép hạt, làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống hạt giống ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng mùa màng. Nhưng nếu thừa kali ở mức thấp gây đối kháng ion, làm cây không hút đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như Mg, Na…; ở mức cao làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và dinh dưỡng của cây, ảnh hưởng tới năng suất mùa màng cây trồng.

Do vậy cần phải bón phân cân đối, hợp lý theo đúng khuyến cáo và tiêu chuẩn bón phân.

* Thuốc bảo vệ thực vật

Qua quá trình điều tra về lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong quá trình sản xuất trên các loại cây trồng cho thấy:

Hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần/vụ, cây trồng có bệnh phun từ 2 - 3 lần/vụ....Thuốc dùng phổ biến cho cây lúa và màu là thuốc trừ bệnh Kasumin (5000 đồng/1 gói) sử dụng phun 3 lần/vụ khi có bệnh. Thuốc trừ sâu cho lúa có thuốc phá tổ (5000 đồng/1 gói); thuốc trừ sâu cho cây màu có Sec 3 (25.000 đồng/1 lọ dùng phun 4 lần/vụ); thuốc dùng chống nấm cho cây ăn quả là sunfat đồng (12.000 đồng/ 1 gói), chống sâu là seczon (34.000 đồng/1 lọ) và trong một năm phun 6 lần.

Do được khuyến cáo và hiểu về tác hại đối với sức khỏe khi phun thuốc bảo vệ thực vật nên các nông hộ ở huyện Thanh Thủy không phun nhiều thuốc (trừ khi sâu bệnh nhiều), cây lúa sử dụng lượng thuốc nhiều hơn các loại cây trồng khác, các loại thuốc sử dụng đều được phép sử dụng theo quy định. Trên bao bì của các loại thuốc đều có hướng dẫn sử dụng và người dân có thể áp dụng. Tuy nhiên sau khi sử dụng xong thuốc, nông hộđều xử lý vỏ, bao bì bằng cách vứt tại ruộng do chưa biết cách xử lý như thế nào, không có hướng dẫn cụ thể của chính quyền. Vì vậy, ảnh hưởng tới môi trường và cảnh quan xung quanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83

Hình 3.9. Bao bì, lọ thuốc BVTV vứt trên bờ ruộng tại xã Đồng Luận

Lượng thuốc BVTV nông hộ sử dụng thể hiện tại bảng 3.16 như sau:

Bảng 3.16: Lượng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo trên cây trồng

Cây trồng Tên thuốc

Thực tế hộ sử dụng Theo khuyến cáo

Liều lượng Cách ly Liều lượng Cách ly

(Kg/ha/lần) (ngày) (Kg/ha/lần) (ngày)

Lúa

K.Susai 50WP của Hoà Bình

0,6 15 0,6-0,8 15

DelfinWG 0,7 5 0,6-0,7 1

Kasumin 0,4 5 0,6 7

Ngô Sec 3 0,01 (lít/sào) - 0,01 -

Bắp cải Sattrungdan95BTN Rigell 80WG 0,04 0,8 14 15 0,7-0,8 0,03 15 14 Cà chua Anvil 5SC Dacomil 75WP 0,7 1,0 10 7 0,5-0,6 0,6-0,8 14 10 Cây ăn quả Sunfat đồng 0,2 20 0,15-0,5 (lít/ha) 15

Seczon - - - -

Cây chè

Actara 25WG,350FS 0,06 10 0,03-0,08 5 Genol 0.3DD,1.2DD 0,7 10 0,6-0,8 (lít/ha) 7

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)

* Độ che phủ, hạn chế xói mòn

Ngoài sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được điều tra chung cho cả 2 tiểu vùng thì ở tiểu vùng 2 do có địa hình đồi núi và LUT cây lâu năm, LUT rừng trồng sản xuất nên trong phạm vi đề tài có đề cập thêm khả năng che phủ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84 hạn chế xói mòn và khả năng giữẩm hạn chế bốc hơi nước tại tiểu vùng 2. Từđó đánh giá ảnh hưởng của rừng trồng sản xuất tới đất đai trong huyện.

Qua điều tra nông hộ cho thấy, đa số hộ dân trồng keo lai nhập hạt ngoại từ Úc, bạch đàn hạt ngoại. Cây trồng này có bộ rễ khỏe ăn sâu giữđộẩm cho đất tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng sinh khối lớn, sau một chu kỳ 6 - 7 năm cho thu hoạch, không làm đất bạc màu, khả năng tái tạo chất dinh dưỡng cho đất lớn, phù hợp với độ cao từ 800 m trở xuống, giá cây giống phù hợp, bên cạnh đó nhu cầu thị trường tiêu thụ gỗ keo, bạch đàn lớn, doanh thu ước đạt từ 1 – 1,3 triệu đồng/ cây. Do đó thấy được hiệu quả của rừng trồng sản xuất kể cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường trong tương lai.

Tuy nhiên, một số hộ vẫn do tập quán và thói quen canh tác từ lâu nên khi khai thác xong rừng, gốc được giữ lại để nuôi tiếp cây bạch đàn, keo tái sinh, không phải đầu tư giống cho chu kỳ sau. Có khi giữ gốc bạch đàn tái sinh đến 3, 4 chu kỳ mà không trồng mới. Điều đó không cải tạo được đất mà còn làm đất đai bị xói mòn, gỗ bạch đàn tái sinh chất lượng kém, giá thành thấp, hiệu quả kinh tế không cao; rừng sản xuất không phát huy được tác dụng của mình và không cải tạo được đất.

Huyện đã và đang thực hiện các dự án trồng mới rừng, các xã trong huyện đã nâng cao độ che phủ của rừng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện. Diện tích rừng trồng hàng năm tăng, diện tích đất trống đồi núi trọc giảm, không có diện tích rừng bị tàn phá, độ che phủ của rừng tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng từ 1,7-2%.

* Ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất

- Loại hình sử dụng đất chuyên lúa: có tác dụng cải tạo đất, hệ thống tưới tiêu được đầu tư rất tốt, nên các chất hóa học sẽ bị pha loãng, mầm bệnh được tiêu diệt không ảnh hưởng đến môi trường, mùa vụ sau, không làm ô nhiễm môi trường. Thuốc BVTV sử dụng cho LUT này chủ yếu là thuốc ốc, thuốc trừ cỏ và một số thuốc trừ sâu khác. Những vùng đất lúa ở tiểu vùng 2 do ruộng trũng nhiều và ruộng không tập trung, nhỏ lẻ nên năng suất thấp, lượng phân hóa học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85 đầu tư vào cần nhiều hơn so với tiểu vùng 1.

- Các loại hình sử dụng đất 2 lúa – 1 màu, lúa –màu: Những ruộng lúa có trồng cây rau màu vào vụ đông ít cỏ dại hơn những thửa ruộng độc canh cây lúa, nên ít phải sử dụng thuốc diệt cỏ và ít tốn công làm cỏ hơn. Những ruộng lúa có trồng cây trồng cạn vào vụ đông cũng ít bị dịch rầy nâu và sâu hại, nên dùng lượng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật ít hơn. Loại hình sử dụng đất luân canh cây lúa – màu cũng có khả năng cải tạo độ phì của đất tốt hơn những loại hình sử dụng đất chuyên canh cây lúa.

- Loại hình sử dụng đất lúa – cá: Sau vụ lúa, rạđược để lại dưới ruộng cho mục nát làm thức ăn cho cá vụ sau. Loại hình này tận dụng được quỹ đất nên chưa thấy ảnh hưởng môi trường mà hiệu quả kinh tế cao.

- Loại hình sử dụng đất chuyên màu: chủ yếu trồng ngô và chuyên rau màu, trồng cà chua. Tuy diện tích chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng loại hình này cho hiệu quả tương đối ổn định; tuy nhiên sử dụng phân bón không hợp lý, loại hình này sử dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nên ảnh hưởng tới chất lượng đất và chất lượng nông sản.

- Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản: có 2 hình thức nuôi trồng thủy sản tại huyện là nuôi bán công nghiệp và nuôi công nghiệp. Việc nuôi bán công nghiệp cón nghĩa là ngoài sử dụng thức ăn công nghiệp còn sử dụng phân chuồng, sản phẩm phụ từ chăn nuôi để làm thức ăn nuôi trồng thủy sản. Điều đó làm cho nguồn nước NTTS có tác động và nguy cơ ô nhiễm (nước NTTS có màu xanh). Ngoài ra do phải đào đắp và nạo vét ao nuôi, lượng thức ăn và lượng thuốc bệnh thủy sản còn tồn dư trong đất gây phú dưỡng và thoái hóa đất. Tuy nhiên do loại hình sử dụng đất này mới phát triển đa dạng trên địa bàn huyện và cho lại hiệu quả kinh tế cao (với quy mô lớn) nên người dân vẫn chấp nhận LUT này.

Trên địa bàn huyện có nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi, các dự án nay đều có cam kết bảo vệ môi trường và chấp hành tốt công tác bảo vệ môi trường như cách dùng thuốc thú y, không dùng các chất độc hại ảnh hưởng tới môi trường.

- Loại hình sử dụng đất cây ăn quả; cây công nghiệp lâu năm: không thấy

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)