Những nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 37)

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm châu Á, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên/ người là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới. Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Theo dự kiến, nếu tốc độ tăng dân số là 1- 1,2%/ năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 (Nguyễn Thị Vòng và cs., 2001).

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa cao: hệ số sử dụng đất thấp, chỉđạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp; chỉ có năng suất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 lúa, cà phê, ngô đã đạt và vượt mức trung bình trên thế giới. Ngoài ra, chất lượng dự báo nhu cầu quỹđất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương chưa cao; đất lúa là loại đất đặc biệt quan trọng đối với một đất nước trên 70% dân số làm nông nghiệp nhưng thực thế quy hoạch sử dụng đất những năm qua đã lấy đất lúa có năng suất cao để phục vụ mục đích phi nông nghiệp trong khi còn những loại đất khác. Quy hoạch cho phép giảm đất lúa quá dễ dãi so với nhu cầu, trong khi đất khu công nghiệp chỉ lấp đầy 46%, gây lãng phí đất.

Theo Nguyễn Đình Bồng (2002), đất sản xuất nông nghiệp của chúng ta chỉ chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục cho các mục đích khác nhau. So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp thấp. Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông nhưng bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân lại rất thấp và manh mún. Để vượt qua trở ngại này, cần phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu, phải biết cách khai thác hợp lý đất đai, phải triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới.

Trong những năm qua, ở Việt Nam nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu về sử dụng đất. Các nhà khoa học đã chú trọng đến công tác lai tạo và chọn lọc giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt hơn để đưa vào sản xuất, làm phong phú hơn hệ thống cây trồng, góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995) "Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam", Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần Anh Phong - Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (1995). Hà Học Ngô và cs. (1999) “ Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụđịnh hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Châu Giang - Hưng Yên”.

Vùng đồng bằng sông Hồng gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt Đây là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ 2 của cả nước, là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Việc quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và phân vùng sinh thái nông nghiệp của nhiều tác giả và các nhà khoa học như: Vũ Năng Dũng, Trần An Phong, Nguyễn Văn Phúc. Các tác giả đã chỉ ra mỗi vùng sinh thái có đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệu quả các biện pháp kinh tế kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả tốt. Các nghiên cứu: phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa Sông Hồng (Nguyễn Như Hà, 2000); đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng (Vũ Năng Dũng, 1997).

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các biện pháp quản lý kinh tế sản xuất tổ chức ngành hàng trong nông nghiệp cũng như trong nông hộ (Phạm Vân Đình và cs., 1997).

Từ năm 1995 đến năm 2000, Nguyễn ích Tân đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế đối với vùng úng trũng xã Phụng Công, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trên đất vùng úng trũng Phụng Công, huyện Châu Giang có thể áp dụng mô hình lúa xuân - cá hè đông, lúa xuân - cá hè đông và cây ăn quả sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng đất (Nguyễn Ích Tân, 2000).

Hà Học Ngô và cs.(1999) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Châu Giang, Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng này có thể phát triển các loại hình sử dụng đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 cho đạt hiệu quả như lúa - màu, lúa - cá, chuyên rau màu hoa cây cảnh và cây ăn quả. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân làm cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chưa được khai thác triệt để là do chưa xác định được hướng sử dụng lợi thế đất nông nghiệp, đồng thời chưa xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

Đỗ Thị Tám (2001) tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số LUT điển hình không những cho hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng mà còn có thể tạo được nhiều việc làm có giá trị ngày công lao động cao như: LUT cây ăn quả, LUT lúa – cá, LUT chuyên màu.

Ngoài ra một số nghiên cứu liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp như: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2005) đã thực hiện dự án nghiên cứu: “ Quy hoạch và sử dụng hiệu quả 38 vạn ha đất nương rẫy vùng trung du miền núi Bắc Bộ”. Kết quả cho thấy, năm 2005, cả nước có khoảng 1 triệu ha đất nương rẫy thì riêng vùng trung du – miền núi phía Bắc đã có 45,2 vạn ha. Tỷ trọng đất nương rẫy trong đất nông nghiệp của vùng là 30,6 %; trong đó đất cây hàng năm 39,7%, cao hơn nhiều so với các vùng khác. Nghiên cứu cho thấy hiện nay đất nương rẫy đang có những tác động tích cực như chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; các dự án tái định cư các công trình thủy điện trong vùng; phương án quy hoạch ngành hàng (như quy hoạch chè, quy hoạch cây ăn quả, quy hoạch ngô, đậu tương…); chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa tập trung.

Đoàn Công Quỳ (2006) đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, giá trị sản xuất/lao động, giá trị gia tăng/lao động để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các xã vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây;

Nguyễn Văn Toàn và Nguyễn Ngọc Châu (2008) sử dụng một số các chỉ tiêu diện tích, năng suất cây trồng, hệ số sử dụng ruộng đất đểđánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2007.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 Phạm Văn Dư (2009) đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu này đề nghị giải pháp xây dựng Tổ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tự nguyện của các hộ dân, bỏ bờ thửa, cùng canh tác đưa máy móc thiết bị vào sản xuất để giảm được đến 50% chi phí.

Ngô Văn Giới và Lương Thị Hồng Vân (2011), “Hiện trạng và một số giải pháp cho việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất của tỉnh Sơn La”;

Nguyễn Quang Tin – NOMAFSI (2011) đã nghiên cứu và triển khai áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như: kỹ thuật che phủ đất tận dụng các tàn dư thực vật, kỹ thuật trồng xen canh cây trồng để giảm thiểu sự rửa trôi…tại tỉnh Yên Bái. Đây là những kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc đơn giản, dễ làm, chi phí đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp ngăn chặn, xói mòn, rửa trôi đất đai đến 80%, tăng độ ẩm đất từ 20% - 30% và cải thiện cấu trúc của đất. Hơn nữa, các kỹ thuật này còn mang tính bảo vệ môi trường sinh thái, tăng năng suất cây trồng lên từ 25% - 50%, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân vùng cao tỉnh Yên Bái.

Phạm Thị Phin (2012), “Đánh giá thích hợp đất đai nhằm sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”.

Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu vềđất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệđất.

1.3.3. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mặt vật chất, tinh thần của toàn xã hội. Khi nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm. Việc nâng cao hiệu quả là đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất. Ngày nay, sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên trong sản xuất đểđảm bảo phát triển một nền nông nghiệp phát triển bền vững cũng là xu thế tất yếu đối với các quốc gia, các vùng. Vì vậy, đất đai hay bất cứ nguồn lực nào cũng cần được sử dụng một cách có hiệu quả, đầy đủ và hợp lý. Trên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 thực tế, Đảng và Nhà nước ta cũng ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Mặt khác, bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định gọi là loại hình sử dụng đất. Theo FAO (1988), yêu cầu của các LUT (loại hình sử dụng đất) là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để bảo vệ mỗi LUT phát triển bền vững. Đó là những yêu cầu sinh trưởng, quản lý, chăm sóc và các yêu cầu bảo vệđất và môi trường.

Một số LUT khá phổ biến trong nông nghiệp hiện nay:

- Chuyên trồng lúa: có thể canh tác nhờ nước mưa hay có tưới chủ động; trồng 1 vụ, 2 vụ hoặc 3 vụ trong năm;

- Chuyên trồng màu: thường áp dụng cho những vùng đất cao, thiếu nước tưới, đất có thành phần cơ giới nhẹ;

- Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn thực hiện những công thức luân canh nhiều vụ trong năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời có tác dụng cải tạo độ phì đất.

- Trồng cỏ chăn nuôi; - Nuôi trồng thủy sản; - Trồng rừng (FAO, 1988).

Tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 353.342 ha, gồm 26 đơn vị đất thuộc 7 nhóm đất (Lê Thị Hương Giang, 2013) như sau:

* Tiềm năng đất trồng cây hàng năm:

Đối với loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa, phân bố chủ yếu trên các loại đất phù sa nhưđất phù sa trung tính ít chua, đất phù sa chua, đất phù sa gley, đất phù sa có tầng loang lổ. Trong đó, diện tích ở mức rất thích hợp tập trung nhiều ở các huyện: Hạ Hòa, Thanh Ba, Lâm Thao; mức thích hợp trung bình phân bố nhiều tại các huyện: Cẩm Khê, Yên Lập, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Sơn;

Loại hình sử dụng đất 2 màu - 1 lúa, trong đó, diện tích ở mức rất thích hợp phân bố chủ yếu tại các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Đoan Hùng, Tam Nông và Yên Lập;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 Loại hình sử dụng đất 1 lúa - 1 màu, phân bốở hầu hết huyện trong tỉnh; Loại hình sử dụng đất chuyên màu, phân bố nhiều tại các huyện: Thanh Ba, Hạ, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Thanh Thủy;

Loại hình sử dụng đất chuyên hoa có tiềm năng phát triển chủ yếu ở thành phố Việt Trì và huyện Phù Ninh;

* Tiềm năng đất trồng cây lâu năm: đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm như chè, sơn và cây cây ăn quả (bưởi, nhãn vải, cam quýt, hồng…). Tiềm năng đất trồng cây lâu năm phân bố trên hầu hết các loại đất của tỉnh nhưng nhiều nhất vẫn là các nhóm đất xám, đất phù sa, đất đỏ thuộc địa bàn các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Sơn, Tân Sơn.

* Tiềm năng đất lâm nghiệp: phân bố thuộc địa bàn các huyện Thanh Thủy, Tam Nông, thị xã Phú Thọ.

Trong sản xuất cây lương thực, tỉnh Phú Thọ chỉ đạo ngành nông nghiệp rà soát, lựa chọn vùng sản xuất giống lúa, ngô, chủ động về số lượng và chất lượng giống đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Quy hoạch khoảng 300 ha vùng sản xuất nông nghiệp cận đô thịở các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thủy, Hạ Hòa, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì; phấn đấu đạt 50% diện tích lúa lai, 98% diện tích ngô lai, sản lượng lương thực từ 460 - 470 nghìn tấn lương thực vào năm 2015.

Tuy so với các huyện trong tỉnh Thanh Thủy có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp chưa cao, nhưng là một trong các huyện được tỉnh Phú Thọ chú trọng trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 với bốn chương trình nông nghiệp trọng điểm là: sản xuất lương thực, phát triển chè, phát triển rừng sản xuất và phát triển thủy sản. Tại Thanh Thủy, những nghiên cứu vềđánh giá hiệu quả sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm bền vững hay theo hướng sản xuất hàng hoá còn chưa nhiều. Từ trước đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào có quy mô lớn và có ý nghĩa thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhanh hơn và bền vững hơn nền kinh tế nông nghiệp của huyện.

Vì vậy, Thanh Thủy cần phải nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các giải pháp đất đai phù hợp, thiết thực với điều kiện cụ thể của huyện, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cả trước mắt và lâu dài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)