Những nghiên cứu trên thế giớ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 30)

Theo Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia (2002), hàng năm, trên thế giới diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp khó khăn. Do một số nguyên nhân gây thoái hóa đất: mất rừng 30%; chăn thả gia súc quá mức 35%; canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%; công nghiệp hóa gây ô nhiễm 1%. Mức độ tác động của các nguyên nhân gây thoái hóa ở các quốc gia là khác nhau: Châu Âu, châu Á, châu Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu; châu Đại Dương, châu Phi chăn thả gia súc quá mức gây ảnh hưởng nhiều nhất...

Bước vào thế kỷ mới với những thách thức mới về an ninh lương thực; mức độ tăng dân số; công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xói mòn, rửa trôi; việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không bền vững sẽ làm tình trạng sản xuất nông nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn suy thoái đất – mất đa dạng sinh học – biến đổi khí hậu – hiệu quả sử dụng đất thấp – tăng cường khai thác đất – suy thoái đất.

Từ thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới như vậy, công tác quản lý và sử dụng đất theo hướng nâng cao hiệu quả là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quảđối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từđó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng; đề ra nhiều phương pháp đánh giá để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá. Nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ và phương thức sử dụng đất ở mỗi nước mà có sựđánh giá khác nhau.

Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trình phát triển của hệ thống nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồng ruộng đi từđất cao đến đất thấp. Điều đó có nghĩa là hệ thống cây trồng đã phát triển trên đất cao trước, sau đó mới đến đất thấp. Đó là quá trình hình thành của sinh thái đồng ruộng (Phan Sĩ Mẫn và Nguyễn Việt Anh, 2001). Nhà khoa học Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từđó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi. Cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm.

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc việc khai thác và sử dụng đất là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất đã thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển toàn diện về mọi mặt và nâng cao được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Vũ Thị Phương Thụy, 2000). Trong một nghiên cứu về vấn đề sử dụng đất hiệu quả, an ninh lương thực và bảo tồn đất nông nghiệp ở Trung Quốc cho biết: Tại Trung Quốc chỉ có khoảng 1/3 tổng diện tích đất có thể được sử dụng hiệu quả cho nông nghiệp. Một số biện pháp đã được áp dụng với mục đích bảo vệ đất nông nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp có tiềm năng sản xuất lớn. Ví dụ quy định mỗi tỉnh yêu cầu giữ lại 80 % diện tích đất nông nghiệp chủ yếu để canh tác. Ngoài ra còn có biện pháp đểđảm bảo mỗi tỉnh tự cung tự cấp trong sản xuất ngũ cốc và xây dựng kế hoạch bảo vệđất nông nghiệp.

Ở Thái Lan, uỷ ban Chính Sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp với đất nhằm quản lý và bảo vệđất tốt hơn (FAO, 1990). Nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tếđược nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt, nhờđó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao (Hà Thị Thanh Bình, 2000).

Các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối với các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn mang lại hiệu quả cao hơn. Nghiên cứu bố trí luân canh các cây trồng hợp lý hơn bằng cách đưa các giống cây trồng mới vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm/1đơn vị diện tích đất canh tác trong một năm. Ở Châu Á có nhiều nước cũng tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác luân phiên cây lúa với cây trồng cạn đã thu được hiệu quả cao hơn.

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp.

Theo xu hướng nông nghiệp trên thế giới: Những hạn chế của cuộc cách mạng xanh (áp dụng cây lương thực năng suất cao, sử dụng nhiều phân bón hóa học) và công nghiệp hóa nông nghiệp đã dẫn đến việc nhiều nước quay trở lại với nền nông nghiệp hữu cơ, làm cho nông nghiệp hữu cơ càng được nâng cao vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trên thị trường thế giới. Ðặc điểm quan trọng nhất của nông nghiệp hữu cơ là không sử dụng các chất hóa học tổng hợp như phân bón, thuốc trừ sâu và sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên nhưđất, nước... và tăng cường sử dụng các vật liệu hữu cơ. Mặc dù, nông nghiệp hữu cơ có khuynh hướng sử dụng các biện pháp kỹ thuật rất kinh tế như làm đất tối thiểu... Sử dụng có hiệu quảđầu tư hữu cơ và làm giảm giá thành sản phẩm, tăng chất lượng nông sản.

Xu hướng nông nghiệp hữu cơđã lan rộng khắp thế giới và hiện nay bao gồm nhiều nhóm phụ [thí dụ như: nông nghiệp sinh học (biological agriculture), nông nghiệp sinh môi (ecological agriculture), hệ thống nông nghiệp thiên nhiên (nature farming), thuyết động lực sinh học (biodynamics )]. Theo các xu hướng này, việc sản xuất phải tuân thủ những hướng dẫn của nền sản xuất hữu cơ (EISA 2001, EU 2000, EUREPGAP 2001, IFOAM 1996..). Nền nông nghiệp hữu cơ cung cấp một loạt giải pháp để làm giảm nhẹ ảnh hưởng trực tiếp cũng như tích lũy tồn lưu lâu dài do sử dụng không đúng hoặc quá liều các hóa chất nông nghiệp làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản và môi trường.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)