Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1954 1975 (Trang 101 - 107)

1954 -1975

3.2.2. Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và

quốc tế của Xã hội chủ nghĩa

Quan hệ giữa lợi ích dân tộc với sự tương đồng về chế độ xã hội và hình thái ý thức với các dân tộc khác là một vấn đề phức tạp, cần có sự cân nhắc toàn diện và tầm nhìn lâu dài mới giải quyết thỏa đáng. Mục tiêu cuối cùng là lợi ích quốc gia, nhưng sự tương đồng về chế độ xã hội và hình thái ý thức có khi thống nhất với lợi ích quốc gia, có khi mâu thuẫn với lợi ích quốc gia, do vậy chúng ta phải giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia với tinh thần quốc tế chủ nghĩa xã hội một cách sâu sắc nhất.

Trong quan hệ Viêt Nam – Liên Xô thời kỳ 1954 – 1975, có những giai đoạn chính sách đối ngoại của Liên Xô xa rời với tinh thần chung của chủ ngĩa xã hội, thực hiện đường lối hòa bình bằng mọi cách, không phù hợp với tình hình. Nhưng Đảng, Nhà nước ta không hề bác bỏ đường lối đó của Liên Xô, mà vẫn nhìn nhận và khẳng định sẽ vận dụng khi có điều kiện.

Tình nghĩa Việt Nam với Liên Xô – Nga có nguồn gốc và truyền thống lâu dài và sâu đậm. Chúng ta vui mừng rằng sau một thập kỷ quan hệ Việt – Nga có phần lơi lỏng thì đầu thiên niên kỷ mới đến nay, quan hệ Việt – Nga trở lại gắn bó đầm ấm, sâu đậm theo truyền thống, phù hợp lợi ích nhân dân hai nước.

3.2.3.Tăng cường hợp tác toàn diện

Trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chúng ta cần tăng cường hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Trong thời kỳ 1954 – 1975, mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao đến quân sự, kinh tế, văn hóa.Trong quá trình đó, Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của

Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô một cách toàn diện, trên nhiều mặt. Vì vậy, trong xu thế chung của thế giới ngày nay, chúng ta càng phải đẩy mạnh sự hợp tác một cách toàn diện. Có như vậy, chúng ta mới tranh thủ được những mặt mạnh và hạn chế được những mặt yếu của mình.

Tiểu kết chương 3

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, ở mỗi giai đoạn khác nhau, quan hệ Việt Nam – Liên Xô lại có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy,quan hệ Việt Nam – Liên Xô được củng cố và phát triển dựa trên cơ sở lợi ích riêng của mỗi bên đồng thời mối quan hệ đó cũng có sự kết hợp với lợi ích chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Trong mối quan hệ Việt – Xô thời kỳ 1954 – 1975, Việt Nam nhận được sự giúp đỡ hết sức to lớn từ phía Liên Xô trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa – xã hội. Bên cạnh đó, mặc dù trong mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong thời gian này luôn chịu sự ảnh hưởng lớn bởi nhân tố Trung Quốc, có những thời điểm nhân tố Trung Quốc gây bất lợi cho mối quan hệ Việt – Xô nhưng quan hệ với Việt Nam thời kỳ này, Liên Xô luôn giữ thái độ chân tình, bình đẳng và trọng thị.

Trên cơ sở nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Liên Xô thời kỳ 1954 - 1975, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại ngày nay. Đó làkinh nghiệm tiến hành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, bên cạnh đó giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và tinh thần quốc tế của XHCN nhằm tăng cường hợp tác toàn diện.

KẾT LUẬN

Trải qua 25 năm, quan hệ Việt Nam – Liên Xô thời kỳ (1954 – 1975) là một hiện thực sinh động để lại những trang sử đáng ghi nhớ trong lịch sử ngoại giao của hai nước.

Từ thực tiễn của quá trình quan hệ Việt – Xô có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứnhất, quan hệ Việt Nam – Liên Xô thời kỳ 1954 – 1975 là sự phát

triển nối tiếp từ mối quan hệ cách mạng giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền tảng từ những năm đầu thế kỷ XIX. Phát huy nền tảng đó, trong những năm Việt Nam tiến hành kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975) quan hệ Việt – Xô càng thêm thắm chặt.Trong thời gian này, nhân dân ta phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ trong hoàn cảnh khó khăn, Liên Xô đã giúp đỡ nhân dân ta về tinh thần cũng như vật chất.Sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn đó của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô đã có tác dụng cổ vũ động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, góp phần củng cố khả năng sản xuất chiến đấu của chúng ta trong những năm kháng chiến đầy gian khổ. Đây là thời kỳ, mối quan hệ Việt – Xô phát triển từ thấp đến cao với hai giai đoạn: 1954 – 1964 và 1965 – 1975.

Ở giai đoạn đầu 1954 – 1964, do chịu tác động của trật tự thế giới hai cực Xô – Mỹ, chính sách hòa hoãn bằng mọi giá của ban lãnh đạo Khơrutsôp nên quan hệ Xô – Việt phát triển không thuận lợi. Liên Xô đã không đồng tình với quan điểm đánh Mỹ cứu nước của Việt Nam và có nhiều động tác ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hai nước, hạn chế quá trình tiến triển của cách mạng Việt Nam.Quan điểm của Liên Xô là chỉ giúp Việt Nam vừa đủ để củng cố miền Bắc XHCN.Hơn nữa, yếu tố Trung Quốc thời gian này đang có ảnh hưởng xấu đối với Việt Nam.Vì vậy, quan hệ Việt – Xô lại càng có những khó khăn.

Ở giai đoạn 1965 – 1975, quan hệ quốc tế có những diễn biến mới, trong đó chiến tranh Việt Nam trở thành tâm điểm khiến Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc lợi dụng để giành giật ảnh hưởng. Và ban lãnh đạo mới của Liên Xô đã kịp thời điều chỉnh chính sách đối ngoại dựa trên lập trường cách mạng đúng đắn, phù hợp với lợi ích chiến lược của Liên Xô. Liên Xô, một mặt tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, một mặt theo đuổi chính sách hòa dịu có nguyên tắc. Nguyện vọng của Liên Xô là tăng cường giúp đỡ Việt Nam, đồng thời cũng muốn chiến tranh sớm kết thúc mà tốt nhất là bằng thương lượng. Như đã đề cập, đã nhiều lần Liên Xô đề đạt vấn đề thương lượng với lãnh tụ Việt Nam.Song, về cơ bản, Liên Xô vẫn ủng hộ tích cực cho Việt Nam trong sự nghiệp củng cố miền Bắc và chống Mỹ ở miền Nam.

Thứ hai, đây là mối quan hệ dựa trên sơ sở lợi ích riêng của mỗi bên

trong sự kết hợp với lợi ích chung, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Thứ ba, từ thực tiễn của quan hệ Việt – Xô thời kỳ 1954 – 1975, chúng

ta thấy đường lối đối ngoại của Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ độc lập tự chủ, đánh giá đúng bản chất của ban lãnh đạo mới của Liên Xô và coi trọng lợi ích chiến lược toàn cầu của nước bạn.

Thứ tư, quan hệ Việt – Xô đã được nâng lên ở một tầm cao mới về chất

mang lại hiệu quả to lớn cho cách mạng mỗi nước. Từ năm 1976, quan hệ Việt Nam – Liên Xô còn trải qua hai thời kỳ: 1976 – 1991 và 1991 đến nay. Nếu nhìn tổng thể cả 3 thời kỳ thì này, mối quan hệ Việt – Xô thời kỳ 1954 – 1975 đã đem lại hiệu quả có ý nghĩa thiết thực nhất đối với tiến trình cách mạng mỗi nước.

Ngày nay, trong xu thế chung của thế giới, trên cơ sở những thuận lợi trong quan hệ truyền thống lâu năm tốt đẹp giữa hai nước, quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga đang có những triển vọng sáng, hứa hẹn nhiều yếu tố tích cực.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Chính sách ngoại giao của chính phủ lâm thời nước VNDCCH” (1945),

Báo Cứu Quốc.

2. Côbelep (1985), Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

3. Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đảng toàn tập (2000), Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

4. Trần Văn Đào, Phan Đại Doãn (2001), Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc

tế 1945 – 1990, Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội.

5. E. Ghê – Lin (1973), Sức mạnh đoàn kết không gì lay chuyển, Thông tẫn

xã Nô-vô-xti, Matxcơva.

6. Grigoripôpôp – Alêchxâyxêrôp (1975), Liên Xô – Việt Nam: Tình đoàn

kết hữu nghị và hợp tác, Nxb Thông tấn xã Nôvôxti.

7. Nguyễn Thị Mai Hoa (2011), “Góp phần tìm hiểu về quan hệ Việt – Xô

(1954 – 1964)”, Lịch sử quân sự (239), 2011.

8. Nguyễn Khắc Huỳnh (2007), “Quan hệ Mỹ - Xô – Trung và đường lối

độc lập, tự chủ của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”,

Lịch sử quân sự (184), 2007.

9. Nguyễn Khắc Huỳnh (2010), “Liên Xô với cuộc kháng chiến chống Mỹ,

cứu nước của nhân dân Việt Nam”, Lịch sử quân sự (220), 2010

10. Nguyễn Thị Hương (2011), “Chuyên gia quân sự Liên Xô giúp đỡ Việt

Nam trong lĩnh vực phòng không những năm 1965 – 1975”, Lịch sử

quân sự (238), 2011.

11. Ilya V. Gaiduk, Conforonting Vietnam Soviet Policy toward Indochina

Conflict 1954 – 1963, Sđd, tr 40,58,61.

12. Lịch sử chính sách đối ngoại của Liên Xô (1945 – 1970) (1971), Nxb

13. Hồ Chí Minh (1957), Cách mạng tháng Mười mở con đường giải phóng

cho các dân tộc, Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Phạm Quang Minh (2009), “Quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong kháng

chiến chống Mỹ (1954 – 1975)”, Lịch sử quân sự số 205, 2009.

15. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7 (1996), Nxb. Sự thật, Hà Nội.

16. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứ nước, tập 1 (1985), Nxb Sự

thật, Hà Nội.

17. Một số văn kiện Đảng về chống Mỹ cứu nước. tập 2 (1985), Nxb. Sự

thật, Hà Nội.

18. M.P.Iaxep – A. X. Trecnưsep (1975), Quan hệ Xô – Việt, Nxb Tư tưởng,

Matxcơva (Bản dịch của viện sử học).

19. Ngoại giao Việt Nam (1945 – 2000) (2002), Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

20. Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên Xô (1988), Nxb

Sự thật. Hà Nội.

21. Quan hệ Xô – Việt (1945 – 1985). Tài liệu của Bộ ngoại giao.

22. Nguyễn Văn Quyền (2008), “Tìm hiểu sự giúp đỡ của các nước xã hội

chủ nghĩa cho Việt Nam giai đoạn 1954 – 1964”, Lịch sử quân sự (202),

2008.

23. Sêpilốp (1951), Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Liên Xô,

Nxb Sự thật.

24. Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt – Trung (1996), Nxb Đà Nẵng.

25. Thắng lợi của tình hữu nghị và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên Xô (1983), Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội.

26. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân (2010), Quan hệ Việt Nam – Liên Xô (1917 –

27. Việt Nam Liên Xô 30 năm quan hệ (1950 – 1980) văn kiện và tài liệu (1983), Nhà xuất bản ngoại giao, Hà Nội, Nhà xuất bản Tiến Bộ,

Matxcơva.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1954 1975 (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)