Chính sách củaViệt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1954 1975 (Trang 41 - 42)

1954 -1975

2.1.3. Chính sách củaViệt Nam

Trong thời gian này Đảng và nhân dân ta tích cực đấu tranh trên mặt trận quân sự để tạo điều kiện thuận lợi trên mặt trận ngoại giao. Với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954 về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Đế quốc Mỹ rắp tâm phá hoại Hiệp định nên không chịu ký vào bản Tuyên bố cuối cùng. Họ dung túng Chính quyền Ngô Đình Diệm từ chối không chịu hiệp thương với Chính phủ VNDCCH để tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đồng thời ra sức viện trợ cho Ngô Đình Diệm, đàn áp và khủng bố hết sức dã man những người kháng chiến cũ. Chính quyền Mỹ nắm chặt Ngô Đình Diệm, gạt bỏ những thế lực ảnh hưởng của Pháp, từng bước can thiệp sâu vào Việt Nam, nhằm chia cắt lâu dài biến miền Nam Việt Nam thành tiền đồn ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản.

Trước sự leo thang và mở rộng chiến tranh của Mỹ, kể từ sau khi ký Hiệp định Giơnevơ 1954, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh để hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước. Trước mắt ở miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế và cải tạo XHCN. Còn đối với cách mạng miền Nam, Hội nghị Bộ chính trị trung ương Đảng ngày 5/9/1954 nêu rõ: Đảng phải: “lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do, dân chủ (tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do đi lại…)cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập [23,tr.17- 18]. Chủ trương của Đảng là đấu tranh đòi Mỹ -

Ngụy thực hiện những điều khoản cơ bản của Hiệp định Giơnevơ để từng bước hiệp thương thống nhất đất nước bằng phương pháp hòa bình.Quan điểm này của ĐCSVN phù hợp với chủ trương của Liên Xô là đấu tranh chính trị pháp lý để từng bước giải quyết vấn đề miền Nam.

Vào cuối những năm 50, sự đàn áp, khủng bố của chính quyền Mỹ - Diệm bao trùm khắp miền Nam.Phong trào đấu tranh của quần chúng ngày càng lên cao.Cách mạng miền Nam đang có những chuyển biến mau lẹ. Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 1/1959 đã thông qua Nghị quyết về phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, lấy sức mạnh của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc Mỹ và phong kiến dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân [16,tr.117].

Quan điểm về những nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trên đây được Đại hội III Đảng Lao động Việt Nam (1960) khẳng định lại và hoàn chỉnh, đặc biệt là sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam vào tháng 12/1960.

Trước những diễn biến của tình hình thế giới và cách mạng trong nước, nghị quyết lần thứ9 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa III (tháng 12/1963) đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng về đường lối cách mạng Việt Nam trong đó chủ trương phải thắng Mỹ trong “chiến tranh đặc biệt” và chống chủ nghĩa xét lại hiện đại.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1954 1975 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)