1954 -1975
3.1.4. Quan hệ Việt Nam – Liên Xô chịu ảnh hưởng lớn bởi nhân
Trung Quốc
Trung Quốc là nướcláng giềng của Việt Nam, có cùng chung biên giới dài 1.400 km, hơn nữa trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Trung Quốc cũng là nước có vai trò lớn trong hệ thống các nước XHCN. Quan hệ Xô – Trung được coi là mối quan hệ giữa hai nước anh cả và anh hai trong hệ thống các nước XHCN. Sau hội nghị Giơnevơ, uy tín của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế, Trung Quốc đã bắt đầu mở rộng ảnh hưởng, tập hợp lực lượng ở châu Á và châu Phi, đặc biệt là ở Đông Nam Á và Nam Á. Điều đó thể hiện trong vai trò của Trung Quốc ở Hội nghị Băng dung
năm 1955, gạt bỏ ảnh hưởng của Liên Xô. Trung Quốc cũng tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực thông qua vấn đề Việt Nam, tránh gây căng thẳng với Mỹ. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, mâu thuẫn Xô – Trung chưa bộc lộ công khai. Liên Xô vẫn chủ trương nguyên tắc phân công trách nhiệm giữa Liên Xô và Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam, theo đó “tất cả các vấn đề liên quan đến hợp tác chính trị và quân sự với VNDCCH, Liên Xô chỉ hành động thông qua các đồng minh Trung Quốc” [14,tr.17]. Như vậy, trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam quan hệ giữa Liên Xô – Trung Quốc vẫn tốt đẹp, mọi vấn đề hợp tác, giúp đỡ của Liên Xô đối với VNDCCH đều hành động thông qua đồng minh Trung Quốc.
Tới những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, sự bất đồng và công kích lẫn nhau giữa Liên Xô và Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ hai nước mà còn gây mất lòng tin trong hệ thống XHCN và ảnh hưởng không tốt đến phong trào cách mạng thế giới và phong trào giải phóng dân tộc. Mặt khác, trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh, các nước phương Tây nhất là đế quốc Mỹ đã ra sức lợi dụng tình hình để khoét sâu mâu thuẫn Trung – Xô, chia rẽ các nước trong phe XHCN và tấn công phong trào giải phóng dân tộc.
Điều đáng nói là mâu thuẫn Trung – Xô nổ ra và phát triển vào thời điểm cách mạng Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới: sau thất bại trong chiến lược chiến tranh đặc biệt vào giữa những năm 60, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn mở rộng các hoạt động quân sự ở miền Nam, đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, yêu cầu phối hợp hành động trên trường quốc tế ủng hộ Việt Nam là rất lớn cả về tinh thần và vật chất. Tháng 2/1965, sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Côxưgin, Liên bang Xô Viết đề ra một kế hoạch hành động viện trợ quân sự mới cho Việt Nam nhưng phía Trung Quốc từ chối hành động cùng kế hoạch của Liên Xô. Tháng 4/1965, Trung Quốc hai lần bác bỏ đề nghị của Liên Xô về vấn đề thống nhất hành động để đảm bảo an ninh của
Việt Nam. Trung Quốc cũng bác bỏ lời đề nghị của Liên Xô muốn lập cầu hàng không qua Trung Quốc, lập các sân bay trên đất Trung Quốc để bảo vệ nước VNDCCH.
Ngày 28/12/1965, họ bác bỏ dự thảo do phía Việt Nam đề nghị các nước XHCN ra tuyên bố chung lên án Mỹ tăng cường chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam và gây chiến tranh chống nước VNDCCH.
Tháng 2/1966, Chủ tịch Mao Trạch Đông bác bỏ việc thành lập Mặt trận quốc tế thống nhất ủng hộ Việt Nam được nêu rõ trong cuộc đàm phán cấp cao Xô – Trung.Không ủng hộ việc thành lập mặt trận quốc tế ủng hộ Việt Nam theo sáng kiến của Việt Nam và Liên Xô, nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc muốn thành lập Mặt trận nhân dân thế giới do họ khống chế. Nghị quyết Hội nghị 11, Khóa VIII Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 8/1966 viết: “Cần phải thành lập mặt trận thống nhất quốc tế rộng rãi nhất chống đế quốc Mỹ và tay sai… Tất nhiên mặt trận đó không thể bao gồm họ (Liên Xô) được”.
Những người lãnh đạo Trung Quốc không bỏ qua cơ hội tranh thủ viện trợ cho Việt Nam để lôi kéo Việt Nam chống Liên Xô “trong những cuộc hội đàm với phía Việt Nam năm 1963, họ tìm cách thuyết phục Việt Nam chấp nhận quan điểm của họ là phải phủ nhận hệ thống XHCN và mở cho họ một con đường xuống Đông Nam Á”.
Trong năm 1963 những người lãnh đạo Trung Quốc đưa ra “Cương lĩnh 25 điểm về đường lối chung của phong trào Cộng sản quốc tế” và đề nghị triệu tập hội nghị 11 Đảng cộng sản mục đích là để nắm rõ vai trò lãnh đạo cách mạng thế giới và lập một Quốc tế cộng sản, và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Để đạt được mục đích, những người lãnh đạo Trung Quốc còn hứa hẹn viện trợ cho Việt Nam nhiều hơn nữa. Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình thông báo với lãnh đạo Việt Nam ý kiến của lãnh đạo Trung Quốc
sẽ viện trợ cho Việt Nam 1 tỷ Nhân dân tệ nếu Việt Nam khước từ mọi viện