Bài học kinh nghiệm trong quan hệ Việt Nam – Liên Xô

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1954 1975 (Trang 97 - 101)

1954 -1975

3.2. Bài học kinh nghiệm trong quan hệ Việt Nam – Liên Xô

Trước thái độ và hành động của Trung Quốc, Việt Nam đã khẳng định thái độ kiên quyết của mình bảo vệ sự thống nhất trong hệ thống XHCN, không tán thành việc họp Hội nghị 11 Đảng và không để những người lãnh đạo Bắc Kinh dùng đất nước Việt Nam làm bàn đạp cho mục đích của họ. Do thái độ kiên quyết của phía Việt Nam, Cương lĩnh 25 điểm không gây được tiếng vang, âm mưu lập “Quốc tế cộng sản” mới của Trung Quốc cũng không thành.

Năm 1968, khi Việt Nam đồng ý ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ thì Trung Quốc cho rằng Việt Nam đàm phán với Mỹ là do nghe lời Liên Xô và yêu cầu phía Việt Nam lựa chọn. Ngày 9/10/1968, một nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gặp Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam tại Bắc Kinh, trong cuộc gặp này, ông ta nói: “hoặc là muốn đánh thắng Mỹ thì phải cắt quan hệ với Liên Xô, hoặc là muốn thỏa hiệp với Mỹ dùng viện trợ của Trung Quốc sẽ mất hết ý nghĩa của nó”.

Như vậy, qua mỗi giai đoạn phát triển của quan hệ Việt Nam – Liên Xô nhân tố Trung Quốc luôn đóng vai trò quan trọng, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa hai nước Việt – Xô. Đặc biệt là trong tình hình mâu thuẫn Xô – Trung ngày càng trở nên gay gắt thì sự ảnh hưởng của nhân tố Trung Quốc đã có lúc tác động tiêu cực, làm ảnh hưởng xấu đến cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta

3.2.BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN XÔ LIÊN XÔ

3.2.1.Kinh nghiệm tiến hành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đánh giá đúng bản chất ban lãnh đạo, coi trọng lợi ích chiến lược toàn cầu của Liên Xô

Thứ nhất, là một nước nhỏ, mới giành được độc lập từ năm 1945, lại bị chi phối mạnh bởi lợi ích của các cường quốc, Việt Nam đã sớm ý thức về đường lối độc lập tự chủ và sáng tạo trong quan hệ quốc tế. Quan điểm này của Việt Nam luôn được khẳng định trong các văn kiện của Đảng “… ngoại giao không đơn thuần phản ánh đấu tranh ở chiến trường mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất của cuộc đấu tranh giữa ta và địch đấu tranh ngoại giao giữ vai trò quan trọng, tích cực, chủ động” [17, tr.38]. Trong quan hệ với Liên Xô, tư tưởng chỉ đạo trên đây đã được thể hiện rõ nét. Trong suốt thời kỳ quan hệ (1950 – 1975) nhất là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam (1954 – 1975), Việt Nam kiên trì đấu tranh khéO léo để không bị lôi kéo vào quỹ đạo của Liên Xô, của Xô – Mỹ và của Trung – Mỹ. Đã có biết bao nhiêu lần, Liên Xô gợi ý Việt Nam theo quan điểm của Liên Xô mà đỉnh cao là sự thỏa hiệp Xô – Mỹ - Trung về vấn đề Việt Nam. Nhưng Việt Nam vẫn hoàn toàn chủ động trong việc tiến hành chiến tranh và giải quyết vấn đề chiến tranh, điều trái ngược với quan điểm của Liên Xô.Có thể nói, tính độc lập tự chủ của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại, nhất là trong quan hệ với Liên Xô đã đạt ở đỉnh cao của thời kỳ này.Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã gặp những khó khăn khó tránh khỏi.

Thứ hai, đánh giá đúng đắn ban lãnh đạo mới của Liên Xô.Đây là cơ sở quan trọng để phát huy những mặt tích cực và tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô. Khơrutsốp đã từng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng chính sách đối ngoại của Liên Xô thân phương Tây, hòa hoãn nhân nhượng Mỹ trong bối cảnh hệ thống XHCN, phong trào giải phóng dân tộc và nhân loại tiến bộ đang lên tiếng phản đối mạnh mẽ chính sách hiếu chiến của cường quốc này. Ngay sau khi ban lãnh đạo mới của Liên Xô lên thay (10/1964), do nhận thức được xu hướng tất yếu của thời đại, nhìn nhận được bản chất cách mạng của Đảng và Nhà nước Xô Viết, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đánh

giá đúng ban lãnh đạo mới của Liên Xô. Trong khi Trung Quốc cho rằng ban lãnh đạo mới của Liên Xô vẫn thực hiện chủ nghĩa Khơrútsôp, Đảng Lao động Việt Nam lại khẳng định đường lối của ban lãnh đạo mới có những nhân tố tích cực. Khơrutsốp bị loại bỏ là sự kiện có lợi cho sự nghiệp chung, tạo điều kiện cho ta tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô [21,tr.11]. Từ sự đánh giá đúng đắn đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã cử thủ tướng Phạm Văn Đồng sang trao đổi với ban lãnh đạo mới của Liên Xô vào tháng 11/1964 nhân kỷ niệm cách mạng tháng Mười. Chỉ mấy tháng sau, vào tháng 2/1965, đoàn đại biểu cấp cao của Liên Xô do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Côxưghin dẫn đầu sang thăm hữu nghị Việt Nam, mở ra giai đoạn mới của quan hệ Xô – Việt.

Thứ ba, trong khi giương cao ngọn cờ độc lập, tự chủ, đánh giá đúng bản chất của ban lãnh đạo mới của Liên Xô, cần phải coi trọng lợi ích chiến lược toàn cầu của nước bạn. Đây cũng chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lơi ích dân tộc và lợi ích quốc tế. Như đã đề cập vì lợi ích chiến lược, Liên Xô đã có hàng loạt động tác nhằm đẩy nhanh tiến trình hòa hoãn với Mỹ. Trong bối cảnh, Mỹ tăng cường leo thang chiến tranh và ngày bị sa lầy trong chiến tranh và khó tránh khỏi bị thất bại, Liên Xô có ý định muốn giải quyết sớm vấn đề Việt Nam bằng thương lượng với Mỹ để tránh đối đầu căng thẳng. Sau hiệp định Pari (1973), Liên Xô giảm đáng kể viện trợ quân sự cho Việt Nam với lý do, Liên Xô phải tôn trọng Định ước quốc tế, trong đó Liên Xô là một bên cam kết. Trên thực tế, Liên Xô không muốn tình hình căng thẳng trở lại làm ảnh hưởng hòa hoãn Đông – Tây. Do ý thức được lợi ích của Liên Xô, Việt Nam đã tránh phê phán công khai trực tiếp những quan điểm trên đây của Liên Xô. Việt Nam đã có thái độ tế nhị khi Liên Xô chủ trương giải quyết vấn đề Lào và Campuchia vì lợi ích chiến lược của Liên Xô để ngăn ngừa Mỹ - Trung dàn xếp với nhau.Liên Xô đã đẩy mạnh quan hệ với tất cả các lực

lượng ở Lào sau hiệp nghị Viêng Chăn (2/1973).Liên Xô muốn có vai trò trong Chính phủ Liên hiệp ở Campuchia.Vì vậy, Liên Xô cũng có quan hệ với tất cả các bên hữu quan ở Campuchia và dựa vào Việt Nam.

Đây là những kinh nghiệm cho đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1954 1975 (Trang 97 - 101)